jupi1402

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Khái quát chung về đại lý thương mại 2
1.1. Khái niệm, đặc điểm 2
1.2. Các hình thức đại lý 3
2. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại 4
2.1. Chủ thể và điều kiện thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lí thương mại 4
2.2. Các trường hợp các bên tham gia quan hệ đại lí có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lí thương mại 5
2.3. Về hậu quả pháp lý 7
3. Một số điểm tích cực, hạn chế trong quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lí thương mại 9
4. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại 12
KẾT LUẬN 15
LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ cũng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Một thương nhân không thể tự mình thực hiện mọi hoạt động kinh doanh từ khâu sản xuất cho tới khâu tiêu thụ sản phẩm. Để luân chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, thuận tiện hơn, các thương nhân đã hợp tác với các nhà trung gian chuyên nghiệp.
Giao dịch trung gian trong hoạt động thương mại là cách giao dịch trong đó mọi việc thiết lập quan hệ giữa người mua, cung ứng dịch vụ và người bán hang hóa, sử dụng dịch vụ và việc xác định các điều kiện giao dịch phải thong qua một người trung gian. Ở Việt Nam, theo quy định trong Luật thương mại năm 2005, hoạt động trung gian thương mại được xác định là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hay một số thương nhân được xác định. Một trong số các hình thức trung gian thương mại khá phổ biến hiện nay là hình thức đại lý thương mại. Với hình thức này, thương nhân có thể mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình một cách nhanh chóng và tiết kiệm đáng kể chi phí trong quá trình phân phối sản phẩm…Trong hoạt động đại lý thương mại, các bên tham gia có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật thương mại quy định tương đối cụ thể, rõ ràng. Trong đó, một trong những quyền cơ bản là quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Em xin chọn đề tài: Phân tích quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại để đi sâu tìm hiểu, phân tích nhằm đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại, phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội nhập ngày nay.



NỘI DUNG

1. Khái quát chung về đại lý thương mại
1.1. Khái niệm, đặc điểm
• Khái niệm:
Điều 166 Luật Thương mại năm 2005 (LTM năm 2005) quy định về Đại lý thương mại: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó, bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hang hóa cho bên giao đại lý hay cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”
• Đặc điểm của đại lý thương mại
Thứ nhất, quan hệ đại lý mua bán hàng hóa phát sinh giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là bên giao hàng hóa cho đại lý bán hay giao tiền mua hàng cho đại lý mua hay là bên ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là bên nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hay là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Theo quy định tại Điều 167 LTM 2005, bên đại lý và bên giao đại lý đều phải là thương nhân.
Thứ hai, Nội dung của hợp đồng đại lý bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ giữa bên đại lý với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại lý. Như vậy, LTM 2005 đã mở rộng phạm vi hoạt động đại lí sang cả đại lí dịch vụ.
Để thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý được quyền tự do lựa chọn bên thứ ba để giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp đồng cung ứng dịch vụ theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý. Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp đồng cung ứng dịch vụ với bên thứ ba, bên đại lý nhân danh chính mình và nghĩa vụ phát sinh từ hợp dồng với bên thứ ba ràng buộc bên đại lý với bên thứ ba. Sau đó, bên đại lí trực tiếp thực hiện hợp đồng mua bán hang hóa hay cung ứng dịch vụ với bên thứ ba.
Trong đại lý mua bán hàng hóa, theo quy định tại Điều 170 LTM, bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hay tiền giao cho bên giao đại lý.
Thứ ba, phạm vi hoạt động đại lý thương mại: LTM năm 2005 quy định đại lý thương mại không chỉ hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàn hóa mà còn cả cung ứng dịch vụ.
LTM 2005 không quy định các loại dịch vụ thương mại. Đối với các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì đại lý phải tuân thủ những quy định của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 quy định chi tiết luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
Thứ tư, quan hệ đại lý thương mại được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng đại lý được giao kết giữa thương nhân đại lý và thương nhân làm đại lý. Hợp đồng đại lý phải được giao kết bằng văn bản hay hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Quynh09051995

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Phân tích quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong quan hệ đại lý thương mại
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Xây dựng mô hình độc quyền nhóm và phân tích cách thức ra quyết định quản lý của ngân hàng BIDV để t Công nghệ thông tin 0
F Phát triển thủy điện với việc bảo đảm quyền con người. Phân tích từ thực tiễn công trình thủy điện T Luận văn Luật 0
M Quyền lực chính trị là gì? Trên các tư liệu thực tiễn chính trị, hãy phân tích làm rõ sự khác nhau v Kinh tế chính trị 0
F Tiểu luận: Phân tích vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo Tài liệu chưa phân loại 0
C Tiểu luận: Phân tích nội dung cơ bản của mỗi quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể và ý nghĩa của việc qu Tài liệu chưa phân loại 0
B Phân tích bản chất chủ nghĩa tư bản hiện đại - tư bản độc quyền Tài liệu chưa phân loại 0
C phân tích và so sánh các quy định về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 Luận văn Luật 2
T BT cá nhân: Phân tích thẩm quyền của công đoàn trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sá Tài liệu chưa phân loại 0
D BT cá nhân: Phân tích quyền của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong tổ chức, quản lý côn Tài liệu chưa phân loại 0
I Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Đảng ta là một Đảng cầm quyền … Phải giữ gìn Đảng ta thật trong Văn hóa, Xã hội 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top