Download Quyền hành pháp và quyền hành chính nhà nước cao nhất

Download miễn phí Quyền hành pháp và quyền hành chính nhà nước cao nhất





Trong các chính thểnội các, chính phủcó quyền trình dựán luật trước nghịviện. Đây chính là tính
chủ động của Chính phủphủmà quan niệm cổ điển vềquyền hành pháp không phản ánh được. Tư
duy phân quyền của Montesquieu vì hướng mục tiêu vào khống chếhành pháp nên cũng chứa nghĩ
đến quyền trình dựán luật của chính phủ. Thực tếlập pháp ởcác chính thể đại nghịcho thấy chính
phủlà tác giảcủa đa sốcác đạo luật do quốc hội thông qua. ỞAnh, khoảng 90% các đạo luật do
nghịviện ban hành trên cơsởtrình lên của chính phủ. ỞPháp, năm 1957, trong số198 đạo luật
được biểu quyết, có 127 đạo luật xuất phát từchính phủ.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

1
QUYỀN HÀNH PHÁP VÀ
QUYỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CAO NHẤT
PGS-TS NGUYỄN ĐĂNG DUNG
1. Quyền hành pháp và các yếu tố cấu thành của quyền hành pháp.
Học thuyết phân quyền được hoàn thiện vào thế kỷ 18, thời kỳ của cách mạng tư sản. Mục tiêu của
học thuyết này là chống lạm quyền, bảo vệ con người. Học thuyết này nhận thức bộ máy cai trị đặt
dưới sự kiểm soát tối cao của nhà vua là đối tượng cần được kiểm soát. Khái niệm hành pháp ra
đời với ý nghĩa bộ máy đó phải hoạt động trên cơ sở các quyết nghị của cơ quan thay mặt của dân
chúng- tức ngành lập pháp. Chính vì vậy, khái niệm hành pháp thời kỳ đầu của cách mạng tư sản
có một ý nghĩa rất thụ động. Montesquieu hiểu hành pháp là "quyền thi hành những điều hợp với
quốc tế công pháp."1 Một cách tổng quát, quyền hành pháp theo học thuyết này được hiểu là quyền
sử dụng các lực lượng vật chất của quốc gia để gìn giữ an ninh đối nội và đối ngoại. Quyền hành
pháp, như vậy là quyền cai trị theo luật.
Trong lý thuyết của Montesquieu, "quyền hành pháp chỉ tham gia vào việc lập pháp bằng chức
năng ngăn cản, chứ không chen vào bàn cãi công việc, mà cũng không phải làm các kiến nghị.
Như thế là vì phía hành pháp lúc nào cũng không thể chấp chuẩn (dùng từ?) một quyết định nào
đó và bác bỏ một kiến nghị nào đó đã được thông qua thành nghị quyết nhưng phía hành pháp
không đồng tình."2 Như vậy, quyền hành pháp theo lý thuyết phân quyền chỉ có quyền ngăn cản
(tức phủ quyết) mà không có quyền trình kiến nghị lên ngành lập pháp hay bàn thảo luật cùng với
ngành lập pháp.
Các Quốc hội thời cách mạng (1792-1795) tại Pháp quan niệm quyền hành pháp là quyền thi hành
một cách chật hẹp và máy móc mọi đạo luật do Quốc hội ban hành và hoàn toàn không có quyền
sáng tạo gì cả, ngay cả trong địa hạt bang giao.
Sống vào cuối thế kỷ 18, Hamilton, một nhà lập hiến của Mỹ đã nhận thấy rằng: "Khuynh hướng
của ngành lập pháp muốn chi phối các ngành quyền khác là một khuynh hướng có thể tìm thấy
trong nhiều chính thể. Trong một chính thể thuần tuý cộng hoà, khuynh hương đó rất mạnh. Những
1 Montesquieu. Bàn về tinh thần pháp luật. ( Bản dịch của Hoàng Thanh Đạm). NXB Lý luận chính trị, H, 2004,
tr.105.
2 Montesquieu. Bàn về tinh thần pháp luật. ( Bản dịch của Hoàng Thanh Đạm). NXB Lý luận chính trị, H, 2004,
tr.118.
2
thay mặt của dân chúng trong một hội đồng nhân dân có nhiều khi tưởng tượng rằng mình chính là
toàn dân, và sẽ tỏ vẻ ra bực mình khi thấy các ngành quyền khác chống lại ý chí của mình, cho như
vậy tức là tổn hại tới danh dự và đặc quyền của mình."3
Mọi cuộc cách mạng xã hội đều hướng vào bộ máy cai trị của thế lực cầm quyền. Cách mạng tư
sản chống lại bộ máy cai trị của vường triều phong kiến. Sản phẩm của cuộc cách mạng này la sư
ra đời của thiết chế đại diện- nghị viện. Nghị viện hình thành là một giới hạn đối với vương quyền,
tước đi của vương quyền quyền lập pháp, bộ máy vương quyền chỉ còn quyền hành pháp. Để tiếp
tục chống sự lạm quyền của bộ máy này, tư tưởng phân quyền cho rằng bộ máy hành pháp còn lại
của vương quyền phải phụ thuộc vào ý chí của nghị viện. Quyền hành pháp do nhà vua nắm chính
là quyền thi hành những đạo luật đã được nghị viện thông qua.
Thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản là thời kỳ hoàng kim của Nghị viện. Do nhu cầu hạn chế quyền
lực nhà vua, phát triển dân chủ tư sản, quyền lực của Nghị viện được tăng cường. C. Mác gọi đó là
việc giai cấp tư sản “ hoàn bị quyền lực Nghị viện”. Vào thời kỳ thịnh vượng của nghị viện, ở Anh
có một câu ngạn ngữ: “ Nghị viện có quyền được làm tất cả, chỉ trừ việc biến đàn ông thành đàn
bà”. Sau khi mục đích của việc toàn bộ quyền lực của Nghị viện đã đạt được, giai cấp tư sản
chuyển sang “ hoàn bị quyền hành pháp”4. Nghị viện dần dần bị bộ máy hành pháp thao túng, chế
độ đại nghị rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nghị viện, do đó, theo cách nói của Lênin chỉ là
“những cái máy nói”, “trong Nghị viện, người ta chỉ nói suông ..."5
Ngày nay, quyền lực của chính phủ đã được mở rộng rất nhiều trong các chính thể kể cả nội các
lẫn tổng thống (Có chính thể "Nội các"?). Khái niệm quyền hành pháp không đủ để khái quát thẩm
quyền của Chính phủ. Một nhà nghiên cứu hiến pháp người Pháp, Maurice Duverger cho rằng
Chính phủ ngày nay có khuynh hướng càng ngày càng trở nên một quyền hành thúc đẩy, khởi
xướng, chỉ huy tổng quát quốc gia, lãnh đạo dân chúng trong khi Quốc hội chỉ đặt một vài biên
thuỳ tổng quát cho hoạt động chính phủ, và đồng thời, tán thành hay chỉ trích các hoạt động đó.6
Từ đó, giáo sư hiến pháp học này đề nghị nên thay khái niệm "quyền hành pháp" bằng khái niệm
"quyền chính phủ." (Pouoir Gouvernmental). Tuy nhiên, vơi thói quen người ta vẫn hay dùng khái
niệm quyền hành pháp để chỉ quyền của chính phủ. Nhưng khi như vậy, quyền hành pháp phải
được hiểu rộng hơn.
3 Hamilton, Madison and Jay. The Federalist papers. ( Luận về Hiến pháp Hoa Kỳ, Bản dịch của Nguyễn Hưng
Vượng, NXB Như Nguyện, Sài Gòn, 1959, tr.156)
4 C.Mác-Ph.Ăngghen. Tuyển tập,Tập II.NXB Sự thật,H, 1981,tr512.
5 V.I.Lênin.Toàn tập,Tập 33.NXB Tiến bộ Mát-xcơ va,1976 ,tr57
6 Maurice Duverger. Institutions Politiques et Droit Constitutionnel, p.171.
3
Nói nôm, "Chính phủ" là "phủ" ra chính sách. Phân sự tổng quát nhất của các chính phủ hiện nay
là lãnh đạo quốc gia, ấn định những mục tiêu của quốc gia, phác thảo chương trình hành động của
quốc gia. Như vậy, có thể định nghĩa quyền hành pháp là quyền hoạch định và điều hành chính
sách quốc gia. Cho nên nhiều Hiến pháp khi quy định về quyền hành pháp thường chỉ ra nhiệm vụ
chính yếu của hành pháp là hoạch định chính sách và điều hành chính sách. Điều 20 Hiên pháp của
Pháp hiện hành quy định: " Chính phủ Pháp xác định và thực hiện chính sách quốc gia." Hiến pháp
của Đức quy định tại Điều 64: " Thủ tướng Liên bang quy định đường lối chiến lược trong lĩnh
vực chính trị và chịu trách nhiệm về điều đó." Điều 95 Hiến pháp Italia cũng quy định: " Thủ
tướng lãnh đạo chính sách chung của chính phủ và chịu trách nhiệm về chính sách chung của chính
phủ." Hiến pháp Hà Lan quy định tại Điều 146: " Hội đồng Bộ trưởng lãnh đạo chính sách đối nội
và đối ngoại của Cộng hoà Hà Lan."
Như vậy, hai bộ phận cơ bản cấu thành quyền hành pháp là: hoạch định chính sách và điều hành
chính sách.
1.1.Hoạch định chính sách: tức là vạch ra những mục tiêu tổng quát cho quốc gia đồng thời là
những phương tiện phải sử dụng để đạt được mục tiêu đó.
PGS.TS Nguyễn Đăng Dung đã cho rằng: nói đến chính phủ tời hiện đại là gắn liền với chính sách.
Hoạch định chính sách quốc gia là một trong những chức năng quan trọng gắn liền với sự tồn tại
và tiêu vong hiện nay của chính phủ.7 Thực vậy, Chính phủ là người chịu trách nhiệm chính trong
việc tìm hướng đi cho quốc gia. Là người trực tiếp, thư...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN Luận văn Luật 0
R Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện hành Luận văn Kinh tế 0
D Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất Luận văn Luật 0
T chế định pháp lý về hợp đồng ủy quyền trong luật việt nam hiện hành Luận văn Luật 0
C Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụ Luận văn Luật 1
M Hoàn thiện các quy định về quyền dân sự trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành Luận văn Luật 1
D Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương qua ví dụ thành phố Hà Nội Luận văn Luật 2
D Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành ở nước ta hiện nay : Luận văn Luật 0
Z Một số vấn đề pháp lý về sự điều hành của Chính phủ đối với Chính quyền địa phương : Luận văn ThS. L Luận văn Luật 0
H Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top