Fonzo

New Member
Download Bàn về sử dụng thuật ngữ pháp lý trong một số bộ luật hiện hành

Download miễn phí Bàn về sử dụng thuật ngữ pháp lý trong một số bộ luật hiện hành





Hiệu lực pháp luật là giá trị bắt buộc và thời điểm bắt buộc thi hành các quy định của một văn bản quy phạm pháp luật. Thời điểm thi hành và thời điểm chấm dứt thi hành văn bản quy phạm pháp luật có thể được quy định trong chính văn bản quy phạm pháp luật đó. Theo nguyên tắc chung thì văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực về sau (hiệu lực về thời gian), tuy nhiên cũng có những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định hiệu lực trở về trước nếu văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hay quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.
 
Ví dụ: Điều 7 Bộ luật hình sự Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian.
 
" 3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hay mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm nhẹ hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành".
 
Như vậy, thuật ngữ "hậu quả" và "hiệu lực" không đồng nghĩa với nhau hay đó là hai khái niệm khác nhau. Do đó việc sử dụng thuật ngữ nào trong quy định về kháng cáo, kháng nghị là đúng và chính xác, cần được làm rõ.
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

 Bàn về sử dụng thuật ngữ pháp lý trong một số bộ luật hiện hành
BÀN VỀ SỬ DỤNG THUẬT NGỮ PHÁP LÝ TRONG MỘT SỐ BỘ LUẬT HIỆN HÀNH THS. NGUYỄN QUANG LỘC – Thẩm phánToà án nhân dân tối cao Một trong những vấn đề rất quan trọng đặt ra trong công tác lập pháp là độ chính xác, tính thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ pháp lý. Độ chính xác, tính thống nhất trong sử dụng thuật ngữ pháp lý không chỉ ở một văn bản pháp quy mà cao hơn là trong các Bộ luật. Việc sử dụng thuật ngữ pháp lý không chính xác, không thống nhất đối với những vấn đề pháp lý giống nhau hay tương tự như nhau, cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhận thức về quy phạm pháp luật khác nhau và việc áp dụng pháp luật cũng không thống nhất. Chúng tui xin nêu một số ví dụ như sau: 1- Về việc sử dụng thuật ngữ "hậu quả" và "hiệu lực": Điều 254 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị: 1) Những phần của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay. 2) Bản án, quyết định hay những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Điều 237 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị: 1) Những phần của bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 255 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án thì toàn bộ bản án chưa được đưa ra thi hành. Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị: Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính không có quy định về vấn đề này. Như vậy cùng là quy định về vấn đề kháng cáo, kháng nghị nhưng ở các điều luật, trong hai Bộ luật nêu trên lại dùng thuật ngữ khác nhau. Trong Bộ luật tố tụng dân sự và Bộ luật tố tụng hình sự sử dụng thuật ngữ "hậu quả" và Bộ luật tố tụng hình sự còn dùng thêm thuật ngữ "hiệu lực". Vấn đề đặt ra là hai thuật ngữ này có đồng nghĩa với nhau không? Theo từ điển luật học (Nhà xuất bản từ điển bách khoa 1999) thì hậu quả pháp luật là "sự áp dụng các dạng chế tài pháp luật đối với các trường hợp vi phạm pháp luật. Ví dụ: phạm tội hình sự sẽ bị các hình phạt về hình sự, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng sẽ dẫn đến bị phạt bồi thường thiệt hại; mua bán trái pháp luật sẽ dẫn đến hợp đồng mua bán bị tuyên bố vô hiệu; kết hôn trái pháp luật dẫn đến hôn nhân không được pháp luật công nhận v.v…". Như vậy hậu quả có nguồn gốc từ nguyên nhân, là cái tất yếu xảy ra hay nói cách khác đó là mối quan hệ nhân quả. Khi thực hiện một hành vi nào đó, người ta có thể thấy trước, lường trước được hậu quả xảy ra nên để hạn chế hậu quả thì phải chủ động đề phòng, hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh những nguyên nhân gây ra những hậu quả bất lợi. Hiệu lực pháp luật là giá trị bắt buộc và thời điểm bắt buộc thi hành các quy định của một văn bản quy phạm pháp luật. Thời điểm thi hành và thời điểm chấm dứt thi hành văn bản quy phạm pháp luật có thể được quy định trong chính văn bản quy phạm pháp luật đó. Theo nguyên tắc chung thì văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực về sau (hiệu lực về thời gian), tuy nhiên cũng có những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định hiệu lực trở về trước nếu văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hay quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn. Ví dụ: Điều 7 Bộ luật hình sự Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian. "… 3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hay mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm nhẹ hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành". Như vậy, thuật ngữ "hậu quả" và "hiệu lực" không đồng nghĩa với nhau hay đó là hai khái niệm khác nhau. Do đó việc sử dụng thuật ngữ nào trong quy định về kháng cáo, kháng nghị là đúng và chính xác, cần được làm rõ. Theo chúng tôi, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án là một văn bản pháp lý có giá trị bắt buộc thi hành. Thời điểm được thi hành chính là nội dung được quy định trong các Điều 254 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự. Đó là: Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hay những phần của bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm. Ngoài ra còn có một số trường hợp bản án, quyết định được thi hành ngay mặc dù bản án, quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật (Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hay bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác khi: bị cáo không có tội; bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hay được miễn hình phạt; bị cáo bị xử phạt bằng các hình phạt không phải là hình phạt tù; bị cáo bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo; thời hạn phạt tù bằng hay ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam. Vì vậy, việc sử dụng thuật ngữ "hiệu lực của bản án, quyết định" là chính xác hơn thuật ngữ "hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị". Vì hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị có nguyên nhân từ bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án và việc có kháng cáo, kháng nghị có thể dẫn tới việc mở phiên tòa xét xử theo thủ tục phúc thẩm, nhưng cũng có thể không có phiên tòa này vì rút kháng cáo, kháng nghị, hay kháng cáo, kháng nghị quá thời hạn quy định của pháp luật, bị cáo, đương sự chết v.v… Nhân đây, chúng tui cũng nhận thấy rằng Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là một điều luật mới được bổ sung nhằm khắc phục thiếu sót của Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và thực chất là bổ sung làm rõ hơn Điều 211. Về mặt kỹ thuật lập pháp theo chúng tui không cần thiết phải bổ sung thành một điều luật riêng mà chỉ cần bổ sung vào Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (kết cấu như Điều 254 Bộ luật tố tụng dân sự) là phù hợp. Điều luật mới này khẳng định hiệu lực pháp luật của bản án quyết...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Bàn về công tác cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH tại cơ quan BHXH Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Một số vấn đề về nâng cao công tác quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang Luận văn Kinh tế 0
B Thi hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang : Luận văn ThS. Luật: 60 Luận văn Luật 0
P Thực thi pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Quận Tây Hồ - Thành phố Hà Luận văn Luật 0
V Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam Luận văn Luật 0
A Đề án Bàn về việc sử dụng màu sắc nhằm nâng cao hiêụ quả quảng cáo cho sản phẩm may mặc ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
J Thực trạng về công tác quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn Quận Ba Đình Tài liệu chưa phân loại 6
M Thực trạng & kiến nghị về công tác quản lý & sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn quận Ba Đình Tài liệu chưa phân loại 0
C Xin bàn về vấn đề sử dụng Adblock Plus!!!!! Thủ thuật tin học 9
T Bàn về kế toán chi phí sử dụng máy thi công trong các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp ở Việt Nam the Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top