crazydeath_137

New Member
Download Tiểu luận Các cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật

Download miễn phí Tiểu luận Các cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật





Trước hết, lỗi cố ý gián tếp được xác định trong trường hợp người vi phạm nhìn thấy và nhận thức trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù không muốn nhưng để mặc nó xảy ra.
Lỗi cố ý gián tiếp cũng là một cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội chủa hành vi vi phạm pháp luật vì trong lỗi này tuy đã nhận thức được hậu quả của hành vi trái pháp luật mà chủ thể vẫn bỏ mặc để mặc hậu quả xảy ra. Vì vậy, dù có mong muốn hay không thì hậu quả nguy hiểm vẫn xảy ra. Vì dụ: Một người biết bơi rất giỏi đi qua đò thấy một người bị ngã xuống sông sắp chết đuối kêu cứu, anh ta nhận thức được rằng nếu không cứu thì người này sẽ chết nhưng anh ta vẫn bỏ mặc không cứu. Hành vi không cứu đã dẫn tới một hậu quả nguy hiểm là người bị ngã xuống sông đã chết.
Như vây, có thể nói lỗi cố ý gián tiếp cũng là một lỗi gây ra hậu quả hết sức nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, do đã có ý thức bỏ mặc và không mong muốn hậu quả xảy ra nên mức độ nguy hiểm của nó có giảm hơn so với lỗi cố ý trực tiếp.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

sống xã hội, làm mất ổn định xã hội. Tính chất nguy hiểm của vi phạm pháp luật thể hiện là nó đã xâm hại tới lợi ích hợp pháp của cá nhân nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Từ đó, mà vi phạm pháp luật được định nghĩa như sau:
“Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ”.
Tuy nhiên, khi nhắc hành vi của chủ thể là tổ chức có thể được tội phạm hoá, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khả năng gây thiệt hại cho xã hội do vi phạm pháp luật của các tổ chức ngày càng lớn và cần được hình sự hoá. Do vậy ta có thể hiểu vi phạm pháp luật một cách cụ thể như sau:
“ Vi phạm phát luật là hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do cá nhân hay tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện trong điều kiện họ có thể nhận thức và kiểm soát được hành vi của mình”.
II – Các cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.
Nhìn chung, để đánh giá một mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật thì có nhiều cơ sở để căn cứ nhưng cơ bản nhất là các yếu tố là: Mặt khách quan, mặt chủ quan, mặt khách thể và mặt chủ thể của vi phạm pháp luật. Nếu thiếu một trong các yếu tố này thì vi phạm pháp luật cũng không được tồn tại trong thực tế. Vi vậy đây là bốn yếu tố cơ bản để xác định mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật. Tuy nhiên trong mỗi yếu tố lại có những nội dung tác động khác nhau.
II.1 - Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
Nói đến mặt khách quan của vi phạm pháp luật là nói đến toàn bộ những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật, thể hiện mối quan hệ cụ thể của chủ thể vi phạm đối với quan hệ xã hội bị xâm hại của vi phạm pháp luật. Nó là cơ sở đầu tiên để đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật bao gồm các nội dung: hành vi trái pháp luật, hậu quả của hành vi ấy, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả và các yếu tố bên ngoài như hoàn cảnh, điều kiện, phương tiện, công cụ thực hiện.
II.1.2 – Hậu quả của hành vi trái pháp luật.
Thông thường thì ta phải nói đến những hành vi trái pháp luật trước sau đó mới nói đến hậu quả nhưng trong thực tế thì những hành vi vi phạm pháp luật thường để lại ở hiện trường là những hậu quả của nó. Vì vậy, muốn xác định được vi phạm pháp luật thì phải đi từ hậu quả sau đó mới tìm được hành vi trái pháp luật.
Hậu quả là một trong những căn cứ quan trọng để xác định mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật. Vì hậu quả là trạng thái thực tế mà hành vi trái pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội. Nếu hậu quả càng lớn thì mức độ tác động trái pháp luật của hành vi càng cao và ngược lai nếu hậu quả nhỏ thì mức độ tác động trái pháp luật của hành vi lại thấp. Thông thường khi xác định mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật thông qua hậu quả thường xét theo khía cạnh là xem xét trang thái biến đổi của quan hệ xã hội do tác động của hành vi. Tại sao lại chỉ nên xét trên khía này là vì mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật chỉ được thể hiên qua nhưng hậu quả mang tính tiêu cực.
Tất nhiên, mức độ gây thiệt hại của hành vi vi phạm càng cao thì trách nhiệm pháp lý càng lớn và mức độ nguy hiểm càng cao . Ví dụ như cùng một hành vi dùng dao đâm vào người khác nhưng người A chỉ đâm vào tay khiến người bị hại chỉ bị thương, còn người B lại đâm vào tim của người bi hại khiến cho người này chết thì mức độ nguy hiểm của hành vi do người B gây ra là lớn hơn rất nhiều so với người A.
Ngoài ra nếu hậu quả càng nhiều thì mức độ nguy hiểm càng nghiêm trọng. Chẳng hạn, một người thực hiện hành vi trộm cắp bị phát hiện, người này muốn chạy thoát nên đã giết chết một người và hành vi của một tên khủng bố đặt bm làm chết rất nhiều người thì hành vi vi phạm pháp luật của tên khủng bố là có mức độ nguy hiểm hơn hành vi do tên trộm gây ra.
Tuy nhiên, nhiều khi có những vi phạm chỉ có hành vi trái pháp luật mà chưa gây ra thiệt hại thực tế. Hậu quả ở đây chỉ dừng lại ở nguy cơ gây hại. Ở đây mức độ nguy hiểm của hành vi vẫn được thể hiện dưới nguy cơ tiềm tàng. Nhưng để đảm bảo trật tư, tính nghiêm minh của pháp luật và uy quyền của nhà nước thì những hành vi này vẫn bị xử lý.
II.1.2 – Hành vi trái pháp luật.
Trước hêt, ta định nghĩa “ hành vi trái pháp luật là hành vi làm ngược lạii hay làm không đúng những quy định của pháp luật thể hiên ở chỗ làm không đúng điều luật cho phép ( vượt quyền); không làm hay làm không đầy đủ điều pháp luật buộc phải làm; làm điều pháp luật cấm.
Về nguyên tắc, hành vi trái pháp luật là dấu hiệu bắt buộc của mọi vi phạm pháp luật. Hành vi trái pháp luật được xác định dựa vào tính chất biến đổi của quan hệ xã hội bị tác động. Hành vi trái pháp luật càng có kết cấu, cơ chế phức tạp thì khả năng gây hại và mức độ nguy hiểm của nó càng cao. Ví dụ: Một chủ thể thực hiện hành vi giết người có chủ định bằng cách anh lẻn vào bệnh viện nơi người anh ta cần giết điều trị và tẩm độc vào trai nước đang truyền. Do đã đề phòng để không bị phát hiện hay không thành công nên cá nhân thực hiện hành vi giết người này đã thực hiện thêm một hành vi nữa là y đã tăng tốc độ truyền của chai nước truyền khiến cho người này chết nhanh chóng hơn.
Các hành vi trái pháp luật này thường diễn ra một cách lén lút, nhanh chóng và có sự che giấu rất kĩ lưỡng nên mức độ nguy hiểm tiềm ẩn trong đó là rất lớn.
II.1.3 - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Trong mối quan hệ này thì hành vi bao giờ cũng phải có trước, giữ vai trò nguyên nhân, hậu quả là cái có sau và là kết quả tất yếu của hành vi.
Dựa vào mối quan hệ nhân quả này mà ta xác định được một vi phạm pháp pháp luật do hành vi nào gây ra. Từ đó nhận định được chính xác mức độ nguy hiểm của vi phạm đó. Ví dụ: Công ty A (công ty sản xuất tơ tằm) ký hợp đồng với công ty B (công ty vận tải). Trong đó điều khoản hợp đồng có ghi đúng 8h00, ngày 20 tháng 11 năm 2008 công ty B phải đến huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh để vận chuyển 30 tấn tơ tằm về thành phố Hà Nôi (nơi có nhà máy sản xuất của công ty A ). Trong hợp đồng còn quy định các bên phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra. Nhưng khi thực hiện hợp đồng thì đến tận 14h00, ngày 20 tháng 11 năm 2008 công ty B mới đến địa điểm nhân hàng. Trong khi đó vào lúc 11h00 ngày 20 tháng 11 năm 2008 thì số tơ tằm này bị cháy mất 25 tấn. Công ty A khởi kiện đòi công ty B bồi thường toàn bộ thiêt hại của vụ việc. Nhưng nhờ vào mối quan hệ nhân quả của hành vi và hậu quả mà toà án nhận định rằng việc cháy 25 tấn tơ tằm không phải là do việc công ty B đến muộn (không phải là cứ đến muộn là cháy). Công ty B chỉ có hành vi trái pháp luật là vi phạm hợp đồng và phải chịu 2 – 12% phí vận chuyển. Như vậy, nhờ m
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top