coc_trau

New Member
Download Tiểu luận Hệ thống pháp luật của các nước Bắc Âu

Download miễn phí Tiểu luận Hệ thống pháp luật của các nước Bắc Âu





Bộ luật Đan Mạch và Bộ luật Thuỵ Điển đã tạo thành cơ sở cho sự phát triển tiếp theo của hai nhánh pháp luật Bắc Âu: nhánh Đan Mạch và nhánh Thuỵ Điển. Tuy nhiên do những nét chung về lịch sử và văn hoá, do sự phát triển các quan hệ thương mại.có thể thấy xu hướng nhất thể hoá và sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực pháp luật ở các nước Bắc Âu.
 
Sự hợp tác này được chính thức bắt đầu năm 1872 khi các nhà luật học Bắc Âu tổ chức đại hội với mục đích hỗ trợ cho việc nhất thể hoá pháp luật Bắc Âu. Đại hội đã thông qua Nghị quyết về sự cấp thiết của việc nhất thể hoá pháp luật về hối phiếu. Năm 1880, Bộ luật chung về hối phiếu cùng một lúc có hiệu lực ở Đan Mạch, Thuỵ Điển và Na Uy. Trong những năm tiếp theo, các nhà làm luật đã dành sự chú ý cho việc nhất thể hoá pháp luật thương mại và các luật chung về nhãn hiệu hàng hoá, về công ty thương mại, về hoạt động thương mại theo uỷ quyền và về séc đã được thông qua. Trong những năm 1891-1893 các nhà làm luật đã đưa cơ sở chung thống nhất cho luật hàng hải Bắc Âu.
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Hệ thống pháp luật của các nước Bắc Âu
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC BẮC ÂU
TS. PHẠM TRÍ HÙNG Trung tâm Luật so sánh - Đại học Luật Hà Nội Xin Thank thầy đã cho phép đăng lại bài nghiên cứu của thầy trên diễn đàn.
Khái quát chung Trong quan điểm của nhiều người, pháp luật của các nước phương Tây hay thuộc dòng họ pháp luật châu Âu lục địa (Dòng họ Civil Law) hay thuộc dòng họ pháp luật Anh - Mỹ (Dòng họ Common Law). Tuy nhiên có thể thấy rằng hệ thống pháp luật của các nước Bắc Âu: Đan Mạch, Phần Lan, Ai-xơ-len, Na Uy, Thuỵ Điển có những nét riêng khó có thể xếp vào một trong hai dòng họ pháp luật kể trên. Zweigert và Kotz đưa ra khái niệm “phong cách pháp luật” (được hình thành từ năm nhân tố: nguồn và sự tiến triển của hệ thống pháp luật, tính đặc thù của tư duy pháp lý, các chế định pháp lý đặc thù, bản chất của các nguồn pháp luật và cách giải thích chúng, các nhân tố tư tưởng) như tiêu chuẩn của việc phân loại các hệ thống pháp luật và phân biệt các "vùng pháp luật" trong đó có vùng pháp luật Bắc Âu hay còn được gọi là vùng pháp luật Scandinavia (hai cách gọi này đồng nghĩa mặc dù về mặt địa lý Đan Mạch và Ai-xơ-len nằm ngoài bán đảo Scandinavia) Khó có thể xếp hệ thống pháp luật của các nước Bắc Âu vào dòng họ pháp luật Anh - Mỹ bởi nhiều lý do, một trong những lý do đó là ở các nước này án lệ không có vai trò quyết định (mà vai trò quyết định của án lệ vốn là một trong những đặc trưng cơ bản của dòng họ pháp luật Anh Mỹ). Cũng khó có thể xếp hệ thống pháp luật của các nước Bắc Âu vào dòng họ pháp luật châu Âu lục địa bởi đặc trưng cho dòng họ này là sự ảnh hưởng của Luật La Mã và vai trò quan trọng của Luật thành văn với các Bộ luật là công cụ chính yếu để hệ thống các quy phạm. Trong sự phát triển của pháp luật ở các nước Bắc Âu, Luật La Mã có ảnh hưởng không đáng kể và ở các nước này đến tận bây giờ vẫn không có các Bộ luật như Bộ luật Dân sự Đức... Zweigert vµ Kotz kết luận rằng do có mối quan hệ chặt chẽ và một số nét “phong cách pháp luật” riêng, nên xếp hệ thống pháp luật các nước Bắc Âu vào một nhóm riêng, đồng thời ghi nhận rằng nhóm này có nhiều điểm tương đồng với dòng họ pháp luật châu Âu lục địa bởi pháp luật của các nước Bắc Âu được xây dựng và phát triển tuân theo nguyên tắc về tính tối cao của luật thành văn, sử dụng một cách rộng rãi các cấu trúc và khái niệm pháp lý của dòng họ pháp luật châu Âu lục địa. Lịch sử phát triển hệ thống pháp luật ở các nước Bắc Âu Quan hệ chính trị và văn hoá gần gũi đã giải thích những nét tương đồng giữa hệ thống pháp luật của các nước Bắc Âu. Đến thế kỷ VIII, những người Scandinavia nhận ra rằng việc cướp bóc các vùng nước ngoài giàu có đem lại nhiều lợi nhuận hơn là khai thác biển cả và mảnh đất kém màu mỡ của mình. Người Thuỵ Điển lập nên triều đại Nga đầu tiên, người Đan Mạch và Na Uy tiến về phía Tây đến Scotland, Anh, Ai-xơ-len. Dưới thời Canute Đại Đế (995-1035), Anh là một phần của Đế quốc Scandinavia gồm Đan Mạch, Na Uy và một phần Thuỵ Điển. Sau khi Canute Đại Đế chết, đế quốc Scandinavia tan rã, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển trở thành những vương quốc độc lập, giao tranh lẫn nhau. Năm 1397, một liên minh giữa Đan Mạch, Thuỵ Điển, Na Uy được thiết lập theo Thoả ước Kalmar. Người đứng đầu Liên minh Kalmar là Margaret, con gái vua Đan Mạch và là quả phụ của vua Na Uy. Các quý tộc Thuỵ Điển trục xuất vua Albert Mecklenburg và bầu Margaret làm Nữ hoàng. Liên minh Kalmar tiếp tục tồn tại về hình thức đến năm 1523 khi Thuỵ Điển tách khỏi Liên minh. Vua Gustav Vasa (1523-1560) đã có công củng cố vương quốc, khiến Thuỵ Điển thành một nước mạnh và thống nhất. Phần Lan bị Thuỵ Điển xâm chiếm trong thế kỷ XII-XIII, từ năm 1809 là một Đại công quốc do Sa hoàng cai quản. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, Phần Lan được trao trả độc lập. Đám cưới của Haakon VI (trị vì từ 1355 đến 1380) với công chúa Margaret của Đan Mạch đã gắn bó vận mệnh của Na Uy và Đan Mạch với nhau. Các vua Đan Mạch đã cai trị Na Uy như một phần vương quốc cho đén năm 1814. Cuối thời kỳ các cuộc chiến tranh Napoleon, Na Uy thuộc quyền cai trị của các vua Thuỵ Điển. Năm 1905, vua Oscar II của Thuỵ Điển cho phép một cuộc phân chia hoà bình và Hoàng tử Thuỵ Điển nhường lại ngôi vua Na Uy cho Thái tử Carl của Đan Mạch. Ai-xơ-len bị Na Uy kiểm soát từ thế kỷ X, đến năm 1830 bị chuyển cho Đan Mạch cai trị. Năm 1918, Ai-xơ-len được hoàn toàn độc lập nhưng vua Ai-xơ-len vẫn là người Đan Mạch và Ai-xơ-len có chính sách ngoại giao chung với Đan Mạch. Năm 1944, Nghị viện Ai-xơ-len tuyên bố thành lập nước cộng hoà và cắt đứt các quan hệ chính thức với Đan Mạch. Cơ sở chung của hệ thống pháp luật các nước Bắc Âu là pháp luật của nước Đức cổ, tuy nhiên sự phát triển của pháp luật ở mỗi nước có những đặc điểm riêng. Bắt đầu từ thế kỷ XII, các quy phạm pháp luật của nước Đức cổ được đưa vào luật của các địa phương và sau đó là luật của các thành phố. Ngay từ những văn bản pháp luật đầu tiên, chính quyền trung ương đã cố gắng thống nhất và nhất thể hoá pháp luật. Trong thế kỷ XIV, Thuỵ Điển đã nhất thể hoá thành công luật của các địa phương thành luật đại phương thống nhất và luật của các thành phố thành luật thành phố thống nhất. Thế kỷ XVII – XVIII sau quá trình chuẩn bị ngắn ngủi, ở Đan Mạch và Na Uy đã ban hành được bộ luật nhất thể hoá Luật Dân sự, Luật Hình sự và Tố tụng. Đan Mạch thông qua Danske Lov (Bộ Luật Đan Mạch) năm 1683 và bộ luật này có hiệu lực ở Na Uy dưới tên Norske Lov (Bộ luật Na Uy) năm 1687. Bộ luật này gồm 6 phần:
phần một về tố tụng;
phần hai về nhà thờ;
phần ba về đẳng cấp quý tộc, thương mại và gia đình;
phần bốn về luật hàng hải;
phần năm về các quyền tài sản và thừa kế;
phần sáu về luật hình sự.
Bộ luật Thuỵ Điển (Sveriges Rikes Lag) năm 1734 có kết cấu phức tạp hơn, gồm 1300 điều, chia thành 9 phần:
phần một về hôn nhân;
phần hai về cha mẹ và con cái;
phần ba về thừa kế;
phần bốn về bất động sản;
phần năm về xây dựng;
phần sáu về thương mại;
phần bảy về tội phạm;
phần tám về thi hành các quyết định của toà án;
phần chín về tố tụng và hệ thống tư pháp.
Cần xem xét những Bộ luật kể trên như là các Tổng luật - tổng hợp các văn bản pháp luật hiện hành bởi các phần riêng biệt trong các Bộ luật đó không có quan hệ liên quan chặt chẽ. Cũng giống như Bộ luật Đan Mạch, Bộ luật Thuỵ Điển được viết bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu để điều chỉnh các quan hệ pháp luật cụ thể chứ không có sự khái quát lý thuyết với các khái niệm trừu tượng được trường phái luật tự nhiên áp dụng ở châu Âu lục địa thế kỷ XVIII. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Bộ luật Thuỵ Điển và Đan Mạch tách rời hoàn toàn khỏi pháp luật châu Âu lục địa. Trong thời kỳ vua Thuỵ Điển Gustav II Adolf trị vì, Thuỵ Điển là một cường quốc đóng vai trò chủ yếu trong Li
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tiểu luận: Bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Trung Quốc nhìn lại và suy ngẫm Văn hóa, Xã hội 0
V Tiểu luận: Tác động của nền kinh tế phi thị trường đối với các quan hệ thương mại quốc tế của Việt N Tài liệu chưa phân loại 0
B Tiểu luận: mối quan hệ giữa Luật hành chính Việt Nam và hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
C Tiểu luận: khả năng tự làm sạch hệ sinh thái lưu vwjcc sông Đồng Nai Tài liệu chưa phân loại 0
I Tiểu luận: MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH PHẦN ĐẤT, NƯỚC VÀ THẢM THỰC VẬT TRONG HỆ SINH THÁI Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: quá trình phát triển kinh tế của nước ta dựa trên sự vận dụng mối quan hệ giữa lực lượng Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: NHỮNG NGHIÊN CỨU CỦA TRƯỜNG PHÁI HỆ THỐNG THẾ GIỚI Tài liệu chưa phân loại 0
C Tiểu luận: bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận Hệ thống thông tin Logistic Tài liệu chưa phân loại 2
B Tiểu luận: Thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta và giải pháp hoàn thiện Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top