kayoki1985

New Member
Download Tiểu luận Bắt người trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này

Download miễn phí Tiểu luận Bắt người trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này





MỤC LỤC
Lời mở đầu .1
Nội dung .1
I-Bắt người trong tố tụng hình sự .1
1. Khái quát chung .1
2. Các trường hợp bắt người trong tố tụng hình sự .2
3. Những việc cần làm ngay sau khi bắt hay nhận người bị bắt 8
II- Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự .9
1. Thực tiễn áp dụng các quy định về biện pháp bắt người
trong tố tụng hình sự .9
2. Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao
hiệu quả áp dụng biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự .12
Kết luận .14
Danh mục tài liệu tham khảo .15
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tác động trực tiếp đến quyền tự do về thân thể của công dân, một trong những quyền nhân thân quan trọng nhất của con người được quy định trong Hiến pháp. Vì vậy, cần có sự cân nhắc hết sức thận trọng khi quyết định việc bắt.
Bắt người trong tố tụng hình sự có ý nghĩa rất quan trọng. Việc bắt người đúng pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội cũng như hành vi trốn tránh pháp luật, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi. Ngược lại, việc bắt người không đúng pháp luật sẽ gây tác hại nhiều mặt như xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân, làm giảm uy tín của nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật, gây hoang mang trong dư luận, dễ bị các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước lợi dụng để xuyên tạc nói xấu chế độ, chống lại nhà nước.
2. Các trường hợp bắt người trong tố tụng hình sự.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, cũng như yêu cầu của việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và việc bảo đảm các quyền dân chủ của công dân, kế thừa có chọn lọc các quy định về bắt người trong BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 quy định ba trường hợp bắt người sau:
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam;
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp;
Bắt người phạm tội quả tang hay đang bị truy nã.
a/Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 80 BLTTHS năm 2003)
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hay người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006, tr.206
Về đối tượng và điều kiện áp dụng:
Đúng với tên gọi của điều luật là “Bắt bị can, bị cáo để tạm giam” thì đối tượng bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can hay bị cáo. Những người chưa bị khởi tố về hình sự hay người chưa bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử không phải là đối tượng bắt để tạm giam. Tuy nhiên việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam chỉ được áp dụng nếu xét thấy cần thiết, không phải mọi bị can, bị cáo đều có thể hay cần bắt để tạm giam. Vì vậy cơ quan tiến hành tố tụng thường căn cứ vào tính chất của tội phạm bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, các đặc điểm về nhân thân cũng như thái độ chấp hành pháp luật của bị can, bị cáo trong quá trình giải quyết vụ án để xác định có cần thiết phải bắt bị can, bị cáo để tạm giam hay không.
Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 80 BLTTHS quy định những chủ thể sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
Trong giai đoạn điều tra, việc bắt bị can để tạm giam do Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp quyết định. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Đây là một thủ tục pháp lý bắt buộc. Thời hạn để Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam là ba ngày kể từ khi Viện kiểm sát nhận được công văn đề nghị xét phê chuẩn cũng các tài liệu có liên quan.
Trong giai đoạn truy tố, việc bắt bị can để tạm giam do Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp quyết định.
Trong giai đoạn xét xử, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử quyết định.
Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 BLTTHS thì:
Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có lệnh của người có thẩm quyền; lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu cơ quan. Lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải bảo đảm yêu cầu pháp lý nêu trên mới có giá trị thi hành.
Trước khi bắt, người thi hành lệnh phải đọc lệnh bắt và giải thích lệnh bắt, quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt nghe và phải lập biên bản về việc bắt người.
Khi tiến hành bắt người tại nơi cư trú của họ phải có thay mặt của chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có thay mặt cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của thay mặt chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam không được tiến hành vào ban đêm trừ trường hợp khẩn cấp hay phạm tội quả tang
b/Bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81 BLTTHS 2003)
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ hay bắt người sau khi thực hiện tội phạm mà người đó bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm. Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006, tr.210
Đối tượng và điều kiện áp dụng:
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được áp dụng với những người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và người đã thực hiện tội phạm có hành vi bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm.
Để đảm bảo cho việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp đúng pháp luật, đồng thời hạn chế tới mức tối đa sự vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, khoản 1 Điều 81 BLTTHS quy định một cách cụ thể, rõ ràng các trường hợp khẩn cấp sau đây :
Trường hợp khẩn cấp thứ nhất: Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đây là trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã có quá trình theo dõi hay kiểm tra, xác minh các nguồn tin qua đó có căn cứ để khẳng định:
Một người (hay nhiều người) đang chuẩn bị thực hiện tội phạm. Việc chuẩn bị thực hiện tội phạm có thể thông qua các hành vi: tìm kiếm công cụ, phương tiện hay tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm như bàn mưu, tính kế, lập kế hoạch, lôi kéo người khác cũng thực hiện tội phạm. Những hành vi này chưa trực tiếp xâm hại đến lợi ích của Nhà nước và công dân nhưng đã đặt các lợi ích đấy vào tình trạng bị đe dọa, cần thiết phải bảo vệ kịp thời.
Tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như chúng ta đã biế...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tiểu luận: Quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về bắt người và thực tiễn áp dụng Luận văn Luật 0
D Tiểu luận Vì sao công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa bắt đầu từ công nghiệp nhẹ? Tài liệu chưa phân loại 0
P Tiểu luận Những điểm mới trong các chế độ của loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc trong luật bảo hiểm Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận Bắt người trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pl nhằm nâng cao hiệu quả nhằm áp dụng Tài liệu chưa phân loại 1
V Tiểu luận Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về việc bắt người, thực tiễn thi hành và hướng hoàn t Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Bắt người trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả Tài liệu chưa phân loại 0
Y [Free] Tiểu luận Sự tham gia bắt buộc của người bào chữa trong tố tụng hình sự Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Tiểu luận Bất cập trong áp dụng các quy định về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Tài liệu chưa phân loại 0
G Tiểu luận Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam Tài liệu chưa phân loại 2
M Tiểu luận Các quy định của luật tố tụng hình sự về bắt người trong tố tụng hình sự Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top