Download Luận văn Pháp luật điều chỉnh hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại và hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ

Download miễn phí Luận văn Pháp luật điều chỉnh hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại và hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ





Hệ thống kiểm tra, KTNB của các NHTM Việt Nam được xây dựng và vận hành trên cơ sở Luật các TCTD năm 1997 (có hiệu lực từ 01/10/1998) và Quy chế về kiểm tra, KTNB của các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 3/1/1998 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Đây chính là nền tảng pháp lý đầu tiên cho việc hình thành hệ thống KTKSNB theo đúng nghĩa.
Quyết định 03/NHNN được ban hành nhằm khắc phục các nhược điểm của Pháp lệnh ngân hàng. Quyết định 03/NHNN có những nội dung cơ bản sau:
- Về tổ chức bộ máy: Quyết định 03/NHNN yêu cầu các TCTD phải thành lập bộ máy kiểm tra nội bộ chuyên trách trực thuộc Tổng giám đốc.
- Về chức năng nhiệm vụ: Kiểm tra thường xuyên hoạt động ngân hàng và kiểm toán các mặt nghiệp vụ kinh doanh theo định kỳ.
- Các quy định về chế độ phối hợp công tác, chế độ thông tin đảm bảo cho bộ máy phát huy tác dụng; các quy định về quyền và nghĩa vụ, chế độ đãi ngộ cho nhân viên làm công tác kiểm tra nội bộ.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

quy trình, quy định nội bộ và cơ cấu tổ chức của TCTD được thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lí kịp thời các rủi ro và đạt được các mục tiêu mà TCTD đã đặt ra. Mục đích tối thiểu được đặt ra đối với hệ thống kiểm soát nội bộ là: (i) Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; (ii) Bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lí trung thực, hợp lí, đầy đủ và kịp thời; (iii) Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.
Quy chế yêu cầu TCTD phải thường xuyên đánh giá và đo lường rủi ro bằng những quy trình minh bạch và hiệu quả, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của ban lãnh đạo TCTD, các phòng, ban chuyên môn trong việc xây dựng và quản lí hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như trách nhiệm của NHNN trong hoạt động giám sát TCTD. tuỳ từng trường hợp vào yêu cầu cụ thể mà TCTD có thể thành lập bộ phận chuyên trách về kiểm soát nội bộ chịu sự điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc TCTD.
Để hỗ trợ thực hiện các yêu cầu trên, KTNB được thành lập và hoạt động theo Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN. Theo quyết định này, KTNB của TCTD là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong TCTD, thông qua đó đơn vị thực hiện KTNB đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống, các quy trình, quy định, góp phần đảm bảo TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. Quy chế KTNB đã xác định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của bộ máy KTNB cũng như trách nhiệm của các chức danh lãnh đạo TCTD trong hoạt động KTNB tại TCTD.
Bằng việc ban hành riêng hai quyết định, NHNN đã phân biệt rõ thế nào là kiểm soát nội bộ, thế nào là KTNB. Đặc biệt NHNN đã rất coi trọng những nguyên tắc cơ bản là tính độc lập, tính khách quan và tính chuyên nghiệp của KTNB: tại khoản 1 Điều 7/Quyết định 37/NHNN đã quy định cụ thể về bộ máy KTNB được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát; Và tại Điều 4, Điều 5 trong quy định này cũng đã đưa ra các yêu cầu cụ thể nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của KTNB. Phần lớn quá trình xây dựng các quy định trong hai Quyết định này đã áp dụng thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, ở hai quyết định này vẫn còn một số những hạn chế:
Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 8/Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa quy định cụ thể về việc có thành lập hay không thành lập bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách chịu sự điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc (Giám đốc); và tại khoản 2 Điều này quy định về trách nhiệm của bộ phận kiểm tra, kiểm soát chuyên trách là kiểm tra giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của TCTD; giúp Tổng giám đốc thực hiện việc tự kiểm tra để tổng hợp, rà soát, đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện, ngăn ngừa và kịp thời kiến nghị xử lý những tồn tại, sai phạm trong mọi hoạt động nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ...Việc “để mở” một số quy định nhằm nâng cao tính tự chủ cho các TCTD tự quyết định cho phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế là cần thiết, nhưng nếu quy định bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách trực thuộc Tổng giám đốc sẽ trùng với một số chức năng, nhiệm vụ của bộ phận KTNB, dẫn đến chồng chéo chức năng gây lãng phí nguồn lực, kém hiệu quả; hơn nữa, nếu quy định bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách trực thuộc Tổng giám đốc sẽ không đảm bảo tính độc lập, khách quan nên kết quả bị hạn chế.
Thứ hai, về tiêu chuẩn đối với người làm công tác KTNB tại Điều 8 Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN, không quy định về số năm kinh nghiệm đối với cán bộ làm KTNB nói chung; riêng với Trưởng, Phó KTNB quy định tối thiểu là 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng là chưa có tính khả thi (chưa thể tích lũy đủ kinh nghiệm chuyên môn, nghề nghiệp).
c) Hệ thống KTKSNB được tổ chức hoạt động theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
Luật các TCTD năm 2010 về cơ bản đã khắc phục những nhược điểm của Luật các TCTD năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2004: tại Điều 40/Luật các TCTD năm 2010 quy định:
- Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, được xây dựng phù hợp với hướng dẫn của NHNN và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
- TCTD phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để bảo đảm: (i) Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực; (ii) Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; (iii) Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.
- Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phải được KTNB, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ.
Điều 41/Luật các TCTD năm 2010 quy định:
- TCTD phải thành lập KTNB chuyên trách thuộc Ban kiểm soát.
- KTNB thực hiện rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong TCTD; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.
- Kết quả KTNB phải được báo cáo kịp thời Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và gửi Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có văn bản dưới luật của NHNN hướng dẫn thực hiện Luật các TCTD năm 2010 về hệ thống KTKSNB. Luật các TCTD năm 2010 cũng không có quy định về quan hệ giữa KTNB với Kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN.
1.2.2.2. Hệ thống văn bản nội bộ của ngân hàng thương mại - cơ sở quan trọng khi thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ
a) Khái niệm: Văn bản nội bộ của NHTM là loại văn bản tồn tại trong môi trường hoạt động của NHTM; Các văn bản này không dùng giao dịch với bên ngoài. Hệ thống các văn bản quản lý nội bộ NHTM do các cấp quản lý của NHTM ban hành: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành.
b) Các loại văn bản nội bộ: Điều lệ hoạt động; văn bản do Hội đồng quản trị ban hành - đó là các văn bản chính sách có tính ổn định cao, quy định các vấn đề lớn liên quan đến tổ chức hoạt động của NHTM (Quy chế, cơ chế, quy định); văn bản do Ban điều hành ban hành - quy định các vấn đề cụ thể, tính ổn định khôn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN Luận văn Luật 0
D Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật việt nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ công chứng tại VPCC hưng vượng Luận văn Kinh tế 1
K Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ngoại thương theo pháp luật Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số kiến nghị và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất Luận văn Kinh tế 0
A Pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
D Bình luận, đánh giá thực trạng qui định pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam nói chung và cá Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top