Bronsonn

New Member
Download Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về chống khủng bố

Download miễn phí Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về chống khủng bố





Xác định quyền tài phán quốc gia đối với những cá nhân phạm tội khủng bố là vấn đề quan trọng được ghi nhận tại hầu hết các công ước quốc tế về chống khủng bố, đây là cơ sở để đảm bảo sao cho mọi hành vi khủng bố quốc tế đều bị trừng trị. Theo quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bố, quyền tài phán được trao cho quốc gia nào đó phải dựa trên 1 trong 5 căn cứ, đó là: quyền tài phán theo lãnh thổ, quyền tài phán theo quốc tịch của người bị tình nghi là phạm tội, quyền tài phán theo quốc tịch của nạn nhân, quyền tài phán bảo vệ và quyền tài phán phổ quát.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

phạm chủ quyền quốc gia khác” là nguyên tắc quan trọng nhằm tránh cách hành xử tuỳ tiện của các quốc gia, đảm bảo hoà bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, nguyên tắc này không loại trừ việc các quốc gia và Hội đồng bảo an sử dụng vũ lực hợp pháp theo quy định tại các điều từ 42 đến 47 và Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc.
2.1.2. Pháp luật chống khủng bố và các biện pháp chống khủng bố không được vi phạm các quyền con người cơ bản
Sau sự kiện ngày 11/9/2001, khủng bố quốc tế càng trở thành hiểm họa gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế, chính trị và an ninh toàn cầu. Các quyền con người cơ bản cũng đứng trước nguy cơ bị vi phạm và bị lạm dụng nghiêm trọng cả từ phía những hành động khủng bố lẫn những hành động chống khủng bố do một số quốc gia phát động. Nếu các vụ khủng bố liên tục diễn ra trong những năm qua đã cướp đi quyền sống của hàng nghìn thường dân vô tội thì cuộc chiến mang danh chống khủng bố dưới nhiều hình thức kể cả quân sự và phi quân sự đang được một số quốc gia tiến hành đã vi phạm đến một số quyền và tự do cơ bản của con người. Ngày 6/3/2003, phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban chống khủng bố thuộc Hội đồng bảo an Liên hợp quốc với các tổ chức quốc tế và khu vực, Tổng thư ký Liên hợp quốc C An-nan nhấn mạnh: "Sự đối phó với chủ nghĩa khủng bố cũng như nỗ lực để ngăn ngừa nó phải nhằm bảo vệ các quyền con người mà những kẻ khủng bố muốn phá bỏ. Tôn trọng các quyền con người, tự do cơ bản và nhà nước pháp quyền là những công cụ cơ bản trong nỗ lực chống lại chủ nghĩa khủng bố." Thông điệp quan trọng mà Liên hợp quốc muốn nhắn gửi đến các quốc gia thành viên khi tiến hành cuộc chiến chống khủng bố là quyền con người cơ bản cần được tôn trọng trong mọi trường hợp, kể cả trong tình trạng khẩn cấp [21].
Nguyên tắc đảm bảo các quyền con người là nguyên tắc cơ bản trong pháp luật quốc tế về chống khủng bố và được gián tiếp ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về chống khủng bố thông qua việc quy định chặt chẽ các thủ tục tố tụng và sự hợp tác giữa các quốc gia liên quan đến tội phạm, trong đó các quyền của người bị tình nghi là phạm tội được bảo đảm. Ví dụ, Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin một mặt quy định các biện pháp tạm giam người phạm tội của quốc gia thành viên Công ước để đảm bảo cho việc thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự hay dẫn độ, nhưng mặt khác quy định các quyền của người phạm tội, bao gồm: “Liên lạc ngay với thay mặt thích hợp ở gần nhất của quốc gia mà người đó mang quốc tịch hay quốc gia có quyền liên lạc như vậy hay quốc gia nơi người đó thường trú nếu người này không có quốc tịch; được thay mặt của quốc gia đó đến thăm; được thông báo về các quyền của mình”(() Xem: Khoản 3 Điều 6 Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin 1979.
)… và “bất kỳ người nào đang bị thực hiện các thủ tục tố tụng có liên quan đến bất kỳ tội phạm nào được nêu tại Điều 1 sẽ được đảm bảo sự đối xử công bằng trong tất cả các giai đoạn tố tụng, bao gồm cả việc được hưởng tất cả các quyền và các bảo đảm được quy định trong pháp luật quốc gia nơi người đó có mặt”(() Xem: Khoản 2 Điều 8 Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin 1979.
). Công ước về tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay năm 1963 cũng quy định: “bất kỳ người nào bị tạm giam sẽ được giúp đỡ để liên lạc ngay với thay mặt thích hợp gần nhất của quốc gia nơi người đó là công dân”.
Theo quy định của các công ước quốc tế về chống khủng bố, người bị tình nghi phạm tội được hưởng đầy đủ các quyền của mình trong quá trình tố tụng và dẫn độ mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Bảo vệ quyền của người phạm tội cũng là một trong các biểu hiện của quyền con người theo quy định của pháp luật quốc tế - Công ước về các quyền dân sự, chính trị năm 1966. Tại Điều 9, Điều 10 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 ghi nhận: “Ai cũng có quyền tự do thân thể và an ninh thân thể. Không ai có thể bị bắt giữ hay giam cầm độc đoán. Không ai có thể bị tước đoạt tự do thân thể ngoại trừ những trường hợp và theo những thủ tục luật định; Khi bị bắt giữ, bị cáo phải được tức thì thông báo về lý do bắt giữ và phải được thông báo không chậm trễ về tội trạng bị cáo buộc; Bị cáo bị bắt giữ hay giam cầm về một tội hình sự phải được dẫn giải không chậm trễ tới một vị thẩm phán (hay một viên chức có thẩm quyền tư pháp theo luật) để được xét xử trong một thời hạn hợp lý hay được phóng thích… Những người mất tự do vẫn phải được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm…”.
Quyền con người trong cuộc chiến chống khủng bố không chỉ là việc đảm bảo quyền đặc thù của người phạm tội mà còn đảm bảo quyền cơ bản của bất kỳ người dân bình thường nào khác, đó là quyền sống, quyền tự do đi lại, cư trú, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo… Vì lý do đó, đa số các công ước quốc tế về chống khủng bố đều quy định việc không được dẫn độ hay tương trợ pháp lý nếu một quốc gia thành viên công ước có đầy đủ cơ sở tin rằng yêu cầu dẫn độ hay tương trợ pháp lý nhằm mục đích phương hại đến người khác vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, nguồn gốc sắc tộc hay chính kiến của họ. Ví dụ, Điều 12 Công ước quốc tế về trừng trị khủng bố bằng bm quy định: “Không một quy định nào trong Công ước được giải thích là áp đặt nghĩa vụ dẫn độ hay tương trợ pháp lý nếu quốc gia thành viên được yêu cầu dẫn độ các tội phạm quy định tại Điều 2 hay yêu cầu tương trợ đối với các tội phạm đó đã được đưa ra nhằm mục đích truy tố hay trừng trị một người vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, nguồn gốc sắc tộc hay chính kiến của người đó hay việc đáp ứng yêu cầu đó có thể làm phương hại cho tình thế của người đó vì một trong các lý do trên”.
Ở một số quốc gia hiện nay, để đối phó với khủng bố đã đồng loạt thực hiện các biện pháp thắt chặt an ninh trong đó có việc thông qua các đạo luật nhằm hạn chế một số quyền con người cơ bản. Chẳng hạn, ở Anh, Đạo luật về an ninh, tội phạm và chống khủng bố có hiệu lực từ ngày 1/2/2001 cho phép giam giữ không cần cáo buộc hay xét xử người nước ngoài bị tình nghi là có hành động liên quan đến khủng bố. Quốc gia này cũng đưa ra những biện pháp để hạn chế quyền tìm kiếm tị nạn và quyền của người tị nạn. Trước tình trạng đó, ngày 20/01/2003, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết số 1456 nhằm lưu ý đến nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các quốc gia khi thực hiện các biện pháp hợp tác chống khủng bố. Nghị quyết kêu gọi các quốc gia bảo đảm mọi biện pháp chống khủng bố phải tuân theo các nghĩa vụ trong Luật quốc tế, phù hợp với Luật quốc tế, đặc biệt là Luật nhân quyền, Luật tị nạn và Luật nhân đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top