Download Tiểu luận Hoạt động của Hội đồng dân tộc và Ủy ban thường trực của Quốc hội

Download miễn phí Tiểu luận Hoạt động của Hội đồng dân tộc và Ủy ban thường trực của Quốc hội





Hiện nay, số lượng dự án cần xem xét thông qua mỗi kỳ họp là rất lớn, với những dự án có tính chuyên ngành cao, trong khi:
Hội đồng dân tộc và Ủy ban thường trực Quốc hội còn thiếu nhiều kinh nghiệm xử lý đối với những dự án phức tạp, việc phân công thẩm tra các dự án không phải mọi trường hợp đều đã khoa học, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi Ủy ban.
Đa số các thành viên trong Hội đồng dân tộc và Ủy ban thường trực của Quốc hội là Đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm và không phải Đại biểu nào cũng dành thời gian thỏa đáng cho nhiệm vụ của mình. Do đó, đôi khi hoạt động thẩm tra còn mang tính hình thức, cơ chế tham gia thẩm tra còn chưa được cụ thể.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Lời mở đầu
Dân tộc Việt Nam đã kề vai sát cánh cùng nhau trải qua bao thăng trầm cảu lịch sử để giành và giữ chính quyền nhà nước. Đó cũng là vấn đề cơ bản của mọi cuộc Cách mạng. Cũng chính vì vậy, quá trình hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gắn liền với sự phát triển của Cách mạng Việt Nam. Thấm nhuần quan điểm đó, nhân dân ta đã tiến hành tổng khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền trong toàn quốc. Từ đó đến nay, bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không ngừng được củng cố và hoàn thiện.
Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm nhiều hệ thống các cơ quan nhà nước có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất vì được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định. Trong đó, Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất cảu bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội.
Bài viết sau đây, chúng em xin trình bày ý hoạt động của Hội đồng dân tộc và Ủy ban thường trực của Quốc hội – chủ thể quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. Bên cạnh đó, chúng em đưa ra một số thực trạng và giải pháp cho Hội đồng dân tộc và Ủy ban thường trực của Quốc hội.
Bài viết bao gồm bốn phần:
Hoạt động của Hội đồng dân tộc
Hoạt động của Ủy ban thường trực của Quốc hội
Thực trạng
Giải pháp
Nội dung chính
Hoạt động của Hội đồng dân tộc
Vấn đề dân tộc có ý nghĩa chiến lược đối với Cách mạng Việt Nam. Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 chưa nói đến việc thành lập Hội đồng dân tộc mà chỉ quy định việc thành lập Quốc hội.
Sau đó, theo Nghị quyết ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội đã thành lập Ủy ban dân tộc của Quốc hội để giúp Quốc hội nghiên cứu, thẩm tra và đề ra các dự án về vấn đề dân tộc.
Hiến pháp 1980, hoạt động của Hội đồng dân tộc được thể hiện qua Hiến pháp:
Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng nhà nước giám sát việc thi hành chính sách dân tộc (Điều 91).
Hội đồng dân tộc có quyền yêu cầu các thành viên của Hội đồng bộ trưởng và những nhân viên hữu quan khác trình bày hay cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết (Điều 93).
Vậy Hiến pháp 1980 đã nâng Ủy ban dân tộc của Quốc hội thành Hội đồng dân tộc cho xứng tầm quan trọng của vấn đề dân tộc ở nước ta.
Đến Hiến pháp 1992, vị trí, vai trò của Hội đồng dân tộc được đề cao, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 94, Điều 95 và Điều 96 Hiến pháp 1992.
Hoạt động của Hội đồng dân tộc được quy định cụ thể trong Hiến pháp 1992 (Đã sửa đổi bổ sung 2001).
Thứ nhất, nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội những vấn đề dân tộc (Điều 94).
Thứ hai, thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số (Điều 94).
Bên cạnh đó hoạt động của Hội đồng dân tộc cũng được quy định trong luật tổ chức Quốc hội 2001 (Đã sửa đổi bổ sung 2007).
Một là thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh và dự án khác liên quan đến vấn đề dân tộc (Điều 26).
Hai là giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực dân tộc; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số (Điều 26).
Ba là tham gia ý kiến về dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hay giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có liên quan đến vấn đề dân tộc và giám sát việc thực hiện các văn bản đó (Điều 26).
Bốn là kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội các vấn đề về chính sách dân tộc của Nhà nước; các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan; kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương và địa phương về những vấn đề có liên quan đến dân tộc thiểu số (Điều 26).
Và để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc, Điều 94 – Hiến pháp 1992 quy định Hội đồng dân tộc có một số thành viên - Ủy ban thường vụ Quộc hội quyến định làm việc theo chế độ chuyên trách.
Hoạt động của Ủy ban thường trực của Quốc hội
Những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội có quan hệ đến mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội, nhưng Quốc hội chỉ họp hai kì trong một năm nên không thể nghiên cứu, thảo luận và quyết định tốt các vấn đề nếu không có sự chuẩn bị kĩ càng. Vì vậy các Ủy ban của Quốc hội được thành lập ra để giúp Quốc hội thực hiện được tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Hiến pháp 1946 chưa đề cập đến việc thành lập ra các Ủy ban của Quốc hội.
Đến Hiến pháp 1959, việc thành lập các Ủy ban của Quốc hội đã được đề cập đến nhưng chưa nêu rõ vị trí, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, hoạt động. Tại Điều 57 – Hiến pháp 1959 chỉ quy định: “Quốc hội thành lập Ủy ban dự án pháp luật; Ủy ban kế hoạch và ngân sách, và những ủy ban khác mà Quốc hội xét thấy cần thiết để giúp Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội”.Ủy ban thường trực của Quốc hội là những ủy ban hoạt động thường xuyên.
Cho đến Hiến pháp 1980, hoạt động của Ủy ban thường trực Quốc hội mới được ghi nhận một cách cụ thể hơn:
Một, nghiên cứu, thẩm tra những dự án luật, dự án pháp lệnh và dự án khác hay những báo cáo mà Quốc hội Nhà nước giao cho (Điều 92).
Hai, kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Ủy ban (Điều 92).
Ba, giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước thực hiện quyền giám sát (Điều 92).
Bốn, yêu cầu các thành viên của Hội đồng bộ trưởng và những nhân viên hữu quan khác trình bày hay cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết (Điều 93).
Hoạt động của Ủy ban thường trực của Quốc hội tiếp tục được nâng cao và hoàn thiện hơn tại Hiến pháp 1992:
Thứ nhất, nghiên cứu, thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp luật và dự án khác, những báo cáo được Quốc hội hay Ủy ban thường vụ Quốc hội giao (Điều 95).
Thứ hai, trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Điều 95).
Thứ ba, thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định (Điều 95).
Thứ tư, kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Quản lý hoạt động dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở trường tiểu học : Luận văn ThS. Quản lý gi Luận văn Sư phạm 0
N Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên : Luận Luận văn Sư phạm 0
T Tiểu luận Vai trò và hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán . Những vấn đề còn tồn đọng Luận văn Kinh tế 1
F Tiểu luận: Phân tích vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo Tài liệu chưa phân loại 0
B Tiểu luận: mối quan hệ giữa Luật hành chính Việt Nam và hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận:VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ N Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: Hoạt động của Đại biểu Quốc hội – Thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
P Tiểu luận: Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá Tài liệu chưa phân loại 0
L Tiểu luận: Pháp luật về hoạt động đấu giá hàng hóa: Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Tìm hiểu pháp luật huy động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá của TCTD Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top