ani88le

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Trang
Lời mở đầu……………………………………………………………2
I/ Khái quát chung về xử lý VBPL khiếm khuyết…………………...... 3
1. Những khiếm khuyết của VBPL…………………………………...3
2. Căn cứ lựa chọn cách thức xử lý VBPL…………………………....5
II/ Các biện pháp xử lý VBPL khiếm khuyết…………………………..5
1. Hủy bỏ……………………………………………………………...5
2. Bãi bỏ………………………………………………………………6
3. Thay thế……………………………………………………………7
4. Đình chỉ thi hành…………………………………………………..7
5. Tạm đình chỉ thi hành……………………………………………...8
6. Sửa đổi, bổ sung…………………………………………………...9
7. Nhận xét chung…………………………………………………...11
Kết luận……………………………………………………………...13
Tài liệu tham khảo…………………………………………………...14








Lời mở đầu


Văn bản pháp luật là sản phẩm hoạt động quyền lực của các cơ quan Nhà nước, là phương tiện chủ yếu để Nhà nước quản lý xã hội. Chất lượng của văn bản pháp luật phản ánh hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung, của từng cơ quan Nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, cũng như mọi sản phẩm xã hội khác, văn bản pháp luật cũng có những khiếm khuyết nhất định do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, việc ban hành văn bản pháp luật khiếm khuyết đã xảy ra khá phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành buộc các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền phải sử dụng biện pháp thích hợp để xử lý nhằm hoàn thiện chúng. Vì được ban hành bởi nhiều cơ quan và cá nhân có thẩm quyền nên cách thức xử lý các loại văn bản pháp luật khiếm khuyết cũng khác nhau. Dựa vào tính chất, mức độ khiếm khuyết của văn bản pháp luật và bản chất của mỗi biện pháp xử lý, chủ thể có thẩm quyền có thể được lựa chọn một trong các biện pháp đó để xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết.
Sau đây là một số phân tích và bình luận về các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết. Bài viết không tránh khỏi những sai sót nên em mong được sự hướng dẫn và đóng góp ý kiến của thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn.








Nếu như kiểm tra văn bản pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, đánh giá về tính hợp pháp, hợp lý của các văn bản pháp luật (VBPL) nhằm phát hiện những khiếm khuyết của văn bản , tạo cơ sở để cấp có thẩm quyền kịp thởi xử lý, hoàn thiện chúng thì xử lý VBPL lại là hoạt động của cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền trong việc ra phán quyết đối với những VBPL khiếm khuyết đó. Vì vậy việc đưa ra các biện pháp xử lý VBPL khiếm khuyết là khâu quan trọng và chính yếu trong toàn bộ hoạt động kiểm tra và xử lý VBPL.
I/ Khái quát chung về xử lý VBPL khiếm khuyết:
1. Những khiếm khuyết của VBPL:
Trên cơ sở những yêu cầu về chất lượng của VBPL được xét dưới hai góc độ hợp pháp và hợp lý, có thể xác định VBPL khiếm khuyết là VB có một trong các biểu hiện sau:
1.1.VBPL không đáp ứng yêu cầu về chính trị.
Trước hết đó là các VBPL có nôi dung không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng. Bên cạnh đó, VBPL có nội dung không phù hợp với ý chí và lợi ích chính đáng của nhân dân cũng bị coi là khiếm khuyết về chính trị.
1.2.VBPL không đáp ứng yêu cầu về pháp lý.
1.2.1. VBPL vi phạm thẩm quyền ban hành. Bao gồm vi phạm thẩm quyền về hình thức và vi phạm thẩm quyền về nội dung. VBPL vi phạm thẩm quyền về hình thức là văn bản có tên gọi không đúng theo quy định của pháp luật hiện hành như việc cơ quan ban hành sử dụng hình thức VBPL thuộc thẩm quyền ban hành của chủ thể khác; việc sử dụng không đúng vai trò của văn bản đối với công việc được giải quyết; hay trong một số trường hợp cá biệt còn có thể gặp tình trạng các cơ quan nhà nước sử dụng hình thức văn bản không do pháp luật quy định để đặt ra quy định pháp luật. VBPL vi phạm thẩm quyền về nội dung là văn bản mà chủ thể ban hành để sử dụng để giải quyết công việc không thuộc thẩm quyền do pháp luật quy định đối với chủ thể đó. Trước hết, sự vi phạm thể hiện ở việc cơ quan ban hành giải quyết công việc hoàn toàn không thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vị, quyền hạn của chủ thể.; ngoài ra còn thể hiện trong việc chủ thể ban hành giải quyết công việc vượt quá thẩm quyền mà pháp luật quy định.
1.2.2. VBPL có nội dung trái với quy định của pháp luật. Văn bản có nội dung trái pháp luật là những văn bản có nội dung là những quy phạm hay mệnh lệnh không đúng với pháp luật hiện hành. Biểu hiện trong việc không viện dẫn hay viện dẫn sai những văn bản làm cơ sở pháp lý của văn bản đó; trong trường hợp nội dung của văn bản quy phạm pháp luật của cấp dưới trái với nội dung của văn bản cấp trên, văn bản hành chính có các quy định mang tính quy phạm trái với các quy phạm pháp luật hiện hành; hay như văn bản áp dụng pháp luật hay văn bản hành chính có nội dung trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật; các mệnh lệnh trong văn bản hành chính không đúng với mệnh lệnh trong văn bản áp dụng pháp luật mà nó tổ chức thực hiện.
1.2.3. VBPL có nội dung không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết tham gia. Hiện nay dấu hiệu này rất cần được xem xét trong quá trình xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Vì muốn thực hiện tốt các cam kết quốc tế, Việt Nam không chỉ tiến hành việc nội luật hóa mà còn phải rà soát nhằm phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa phù hợp để có biện pháp xử lý kịp thời.
1.2.4. VBPL có sự vi phạm các quy định về thể thức và thủ tục ban hành. VBPL có thể thức không đúng quy định của pháp luật biểu hiện ở việc thiếu những đề mục cần thiết hay được trình bày các đề mục không đúng quy định của pháp luật. VBPL có thể có sự vi phạm về thủ tục trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hay không thực hiện những thủ tục là cơ sở để xác định tính hợp pháp cho văn bản áp dụng pháp luật.
1.3.VBPL không đáp ứng yêu cầu về khoa học.
VBPL có nội dung không phù hợp với thực trạng và quy luật vận động của đời sống xã hội. Đây là những văn bản mà trong đó có các quy định cao hơn hay thấp hơn thực trạng kinh tế- xã hội, không phù hợp với đời sống vật chất và ý thức xã hội, gây cản trở cho tiến trình phát triển cuả xã hội. Những VBPL này thường không có tính khả thi, khó thực hiện trên thực tiễn. Bên cạnh đó, VBPL cũng không đáp ứng yêu cầu về khoa học khi có nội dung không phù hợp với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục trong xã hội. Đồng thời, việc không bảo đảm yêu cầu về khoa học của VBPL còn thể hiện trong sự khiếm khuyết về kĩ thuật pháp lý. Tính logic, chặt chẽ về nội dung, đúng quy tắc về ngôn ngữ, phân chia sắp xếp hợp lí chính là những yêu cầu cơ bản của kĩ thuật pháp lý.
2. Căn cứ lựa chọn cách thức xử lý VBPL:
Trong quá trình xác định thẩm quyền xử lý VBPL khiếm khuyết, cần xem xét đến tính chất, mức độ của mỗi dạng khiếm khuyết để lựa chọn các biện pháp xử lý phù hợp nhất. Các căn cứ xác định để lựa chọn cách thức xử lý VBPL khiếm khuyết:
- Căn cứ tính chất khiếm khuyết trong văn bản để lựa chọn biện pháp xử lý.
- Căn cứ mức độ khiếm khuyết trong văn bản để lựa chọn biện pháp xử lý.
- Căn cứ thẩm quyền xử lý để lựa chọn biện pháp xử lý.
II/ Các biện pháp xử lý VBPL khiếm khuyết:
Trong pháp luật nước ta, các biện pháp xử lý đối với VBPL khiếm khuyết có nhiều hình thức khác nhau: hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế, đình chỉ thi hành, tạm đình chỉ thi hành hay sửa đổi, bổ sung.
1. Hủy bỏ:
Hủy bỏ là biện pháp xử lý được áp dụng đối với VBPL bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng, như: nội dung của VBPL bất hợp pháp; ban hành văn bản trái thẩm quyền nội dung; sai phạm về thủ tục ban hành dẫn đến làm mất cơ sở pháp lý của việc giải quyết công việc phát sinh(không thành lập hội đồng kỉ luật trước khi ra quyết định kỉ luật công chức; không lập biên bản khi xử phạt tiền trên 100 nghìn đồng…).
Biện pháp này được sử dụng khi thẩm quyền, nội dung cơ bản của VBPL không hợp pháp hay không hợp lý hay cả hai mà không thể áp dụng biện pháp sửa đổi, bổ sung.
Văn bản pháp luật bị hủy bỏ sẽ bị hết hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản đó được quy định là có hiệu lực pháp lý. Điều đó có nghĩa Nhà nước hoàn toàn không thừa nhận giá trị pháp lý của văn bản bị hủy ở mọi thời điểm, cho dù trên thực tiễn, trước khi bị hủy nó đã từng được coi là có hiệu lực và có thể đã được thi hành.
Bên cạnh đó, nếu văn bản bị hủy bỏ là văn bản áp dụng pháp luật thì pháp luật còn quy định trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản.
Tuy nhiên, nếu văn bản bị hủy bỏ là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thì pháp luật không quy định về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản. Thực trạng đó đã làm phát sinh điểm bất hợp lý trong pháp luật: cùng ban hành VBPL sai trái, gây ra những thiệt hại cho xã hội nhưng có trường hợp phải bồi thường, có trường hợp không phải bồi thường. Vì vậy, để bảo đảm tính khoa học, hợp lý, chỉ nên quy định về biện pháp hủy bỏ đối với văn bản áp dụng pháp luật mà không nên quy định việc hủy bỏ đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính.
2. Bãi bỏ:
Bãi bỏ là biện pháp xử lý được hiểu là “ bỏ đi, không thi hành nữa”.
Đối tượng áp dụng biện pháp bãi bỏ là các văn bản quy phạm pháp luật có một trong các dấu hiệu khiếm khuyết, như: nội dung văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng; đại đa số nội dung trong văn bản không phù hợp với quyền lợi chính đáng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nội dung của văn bản không phù hợp với VBPL do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành; phần lớn nội dung của văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với thực trạng kinh tế-xã hội là đối tượng mà văn bản điều chỉnh; phần lớn nội dung của VBPL không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hay tham gia; văn bản quy phạm pháp luật không còn cần thiết tồn tại trong thực tiễn nữa
Như vậy, khác với hủy bỏ, dấu hiệu vi phạm pháp luật không phải là dấu hiệu duy nhất để xem xét áp dụng biện pháp bãi bỏ. Văn bản bị bãi bỏ chỉ mất hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản xử lý nó có hiệu lực pháp luật. Do vậy, biện pháp bãi bỏ không phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành VBPL sai trái đó.
Bãi bỏ và hủy bỏ là hai khái niệm pháp lý khác nhau nhưng lại chưa được quy định rõ trong luật. Theo quy định tại các điều 9, 82, 82a, 83, 84 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì chỉ có quy định chung chung mà không có ranh giới để xác định trường hợp nào thì văn bản bị bãi bỏ, trường hợp nào thì bị hủy bỏ và hậu quả pháp lý của hai biện pháp này có gì giống và khác nhau. Dẫn tới các cơ quan nhà nước khi xử lý VBPL cũng tùy nghi lựa chọn một trong hai biện pháp này, thậm chí còn sử dụng không nhất quán. Như vậy, từ góc độ khoa học và thực tiễn cho thấy biện pháp bãi bỏ chỉ nên áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật mà không áp dụng đối với văn bản áp dụng pháp luật khiếm khuyết.
3. Thay thế:
Thay thế là biện pháp xử lý được áp dụng đối với VBPL có dấu hiệu khiếm khuyết (không có vi phạm pháp luật), như: nội dung văn bản không còn phù hợp với thực tiễn, không phù hợp đường lối của Đảng.
Thẩm quyền thay thế VBPL chỉ thuộc về cơ quan đã ban hành văn bản đó.
Hậu quả pháp lý xảy ra khi áp dụng biện pháp thay thế là VBPL bị thay thế hết hiệu lực pháp lực pháp luật kể từ thởi điểm văn bản mới được ban hành có hiệu lực.
4. Đình chỉ thi hành:
Việc đình chỉ thi hành VBPL là biện pháp có tính cách thủ tục tương đương như các biện pháp ngăn chặn trong thủ tục xử lý văn bản hành chính hay tố tụng tư pháp. Ví dụ: theo Luật Tổ chức Chính phủ thì Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội hủy bỏ (Điều 20).
Đình chỉ thi hành là biện pháp xử lý được áp dụng đối với VBPL với tư cách là biện pháp bổ sung được sử dụng kèm theo việc hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế VBPL; hay là biện pháp độc lập được áp dụng để chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật ( VD: Bộ trưởng Bộ Tư pháp kí Quyết định số 1212/QĐ-BTP ngày 9/5/2006 về việc đình chỉ thi hành một phần hay toàn bộ nội dung VBPL về xử lý vi phạm hành chính do các Ủy ban nhân dân 15 tỉnh ban hành) hay là biện pháp độc lập được áp dụng để tạm dừng hiệu lực của VBPL, chờ cấp có thẩm quyền xử lý (VD: Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định đình chỉ thi hành một phần hay toàn bộ nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp huyện trái với văn bản của cấp trên đồng thời đề nghị hội đồng nhân dân cấp tỉnh bãi bỏ).
Tuy nhiên, đình chỉ việc thi hành VBPL là biện pháp thủ tục trước hết chỉ nhằm hạn chế khả năng tiếp tục gây tác hại của nó trước khi văn bản được được giải quyết về thực chất các khiếm khuyết. Vì vậy, các biện pháp hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản mới có ý nghĩa quyết định đối với tính hợp pháp, hợp lý của nó.
VBPL bị đình chỉ thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu cấp có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ, bãi bỏ thì VBPL hết hiệu lực còn không bị hủy bỏ, bãi bỏ thi văn bản tiếp tục có hiệu lực.
5. Tạm đình chỉ thi hành:
Tạm đình chỉ thi hành là biện pháp xử lý được áp dụng đối với các văn bản áp dụng pháp luật trong những trường hợp nhất định.
Thứ nhất, chủ thể không có thẩm quyền xử lý văn bản áp dụng pháp luật nhưng có cơ sở cho rằng văn bản đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên quyết định tạm dừng thi hành để chờ cấp có thẩm quyền xử lý. Ví dụ: Khoản 7 điều 69 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 05/04/2006 quy định: “ Người kháng nghị có quyền hoãn hay tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm hay tái thẩm”.
VBPL bị tạm đình chỉ, hết hiệu lực khi cấp có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ; tiếp tục có hiệu lực khi cấp có thẩm quyền tuyên bố không hủy bỏ văn bản đó.
Thứ hai, khi có cơ sở cho rằng, việc thi hành VBPL có thể gây cản trở hoạt động công quyền thi chủ thể có thẩm quyền quyết định việc tạm dừng thi hành văn bản trong thời gian nhất định để hoạt động công quyền được diễn ra thuận lợi.
Trường hợp này, người ra quyết định tạm đình chỉ phải ra văn bản bãi bỏ việc tạm đình chỉ đó nếu xét thấy việc tạm đình chỉ không còn cần thiết. Văn bản đã bị tạm đình chỉ tiếp tục có hiệu lực.
6. Sửa đổi, bổ sung:
Sửa đổi, bổ sung là biện pháp xử lý được áp dụng đối với các VBPL khi tính chất và mức độ khiếm khuyết của văn bản rất nhỏ.
Sửa đổi là việc ra văn bản để làm thay đổi một phần nội dung VBPL hiện hành trong khi vẫn giữ nguyên những nội dung khác. Vì vậy, sửa đổi chỉ làm mất hiệu lực pháp luật của bộ phận văn bản bị sửa đổi còn toàn bộ văn bản vẫn có hiệu lực pháp luật. Đây là biện pháp xử lý chủ yếu đối với khiếm khuyết của VBPL. Biện pháp này cần hiểu là được áp dụng trên nền cái cơ bản đã có trong VBPL, chỉ đụng chạm đến một bộ phận không lớn của văn bản. Trong bộ phận không lớn đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc chỉnh lý, bỏ, thay thế các quy định, nội dung không thích hợp hay bổ sung một số các quy định hay nội dung mới. Tóm lại, bằng biện pháp sửa đổi, tính hợp pháp và hợp lý trong nội dung hay hình thức của VBPL chỉ có một số sửa đổi, còn được giữ nguyên về cơ bản.
Trong sửa đổi VBPL như vừa nêu ở trên thi ít nhiều đã có việc bổ sung vào văn bản đó các điểm nhất định nhưng chỉ là sự bổ sung nhỏ. Vậy khi nói đến việc bổ sung vào VBPL như một biện pháp độc lập thì điều đó có nghĩa là đưa vào văn bản một lượng nội dung mới đáng kể hay quan trọng. Bổ sung là việc ra văn bản để thêm vào nội dung VBPL những quy định mới trong khi vẫn giữ nguyên nội dung vốn có của văn bản đó. Cho nên, đối với văn bản quy phạm pháp luật, trong nhiều VBPL được Quốc hội thông qua, chúng ta thường thấy tên gọi của VBPL như “ Luật (Pháp lệnh) sửa đổi, bổ sung một số điều của…” là do trong văn bản có cả sửa đổi và bổ sung.
Thông thường các cơ quan ban hành một văn bản để sửa đổi, bổ sung một VBPL khác. Tuy nhiên, đối với văn bản quy phạm pháp luật, việc sửa đổi, bổ sung theo hướng này làm cho cơ quan ban hành văn bản mất nhiều thời gian, kinh phí, phải trải qua mọi thủ tục mà pháp luật quy định. Do đó, trong thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu lập pháp ở Việt Nam đã bắt đầu nói đến kĩ thuật “dùng một văn bản sửa nhiều văn bản khác” khi chúng có nội dung liên quan đến nhau. Kĩ thuật này có nhiều ưu điểm: một là, cho phép rút ngắn những hoạt động trong quy trình xây dựng pháp luật mà vẫn bảo đảm đúng chức năng, thẩm quyền của các cơ quan, nhờ đó vừa nhanh chóng sửa đổi, bổ sung được các VBPL khiếm khuyết, vừa tiết kiệm được thời gian và kinh phí; hai là, có điều kiện để phát hiện những chồng chéo, mâu thuẫn nhau trong những văn bản quy phạm pháp luật có chủ đề gần gũi, liên quan với nhau để khắc phục; ba là, có thể chỉ dùng một điều trong văn bản mới là có
Kết luận
**********************

Trong nhiều năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ nhu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật. Càng ngày pháp luật càng được xem xét, sử dụng đúng với vai trò là phương tiện có ý nghĩa quyết định đối với quản lý Nhà nước, xã hội. Nhiều công trình khoa học được nghiên cứu, nhiều VBPL được ban hành nhằm tạo ra hệ thống pháp luật toàn diện, thống nhất, đồng bộ, làm cho chất lượng của hệ thống pháp luật được cải thiện rõ rệt. Trong đó, tính hợp pháp, hợp lý của VBPL được đặc biệt coi trọng. Tuy vậy, vì nhiều lí do khác nhau, thực tế vẫn còn tồn tại các văn bản bất hợp pháp, bất hợp lý gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả điều chỉnh pháp luật. Đây là điều khó tránh khỏi trong khi số lượng VBPL ban hành ngày càng nhiều để đáp ứng đối với yêu cầu của đời sống xã hội. Vì vậy, vai trò của các biện pháp khắc phục khiếm khuyết của VBPL là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay và cần được áp dụng đúng cách, triệt để, có như thế thì hệ thống VBPL mới ngày càng hoàn thiện tốt hơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top