army_quan

New Member
Download Luận văn Vai trò của các cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính

Download miễn phí Luận văn Vai trò của các cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính





Các tổ chức thanh tra nhà nước được thành lập ở cấp hành chính và các cơ quan quản lý theo ngành và lĩnh vực. trên thực tế thì mối quan hệ nói chung giữa các tổ chức thanh tra nhà nước không chặt chẽ và trong việc giải quyết khiếu nại hành chính cũng như vậy. Đó chủ yếu là mối quan hệ có tính chất chuyên môn nghiệp vụ nhất là trong hoạt động thẩm tra xác minh vụ việc khiếu nại. Những mối quan hệ chính thức chủ yếu thực hiện thông qua thủ trưởng cơ quan quản lý. Tuy nhiên hiện nay có một vấn đề nảy sinh khá phức tạp trong mối quan hệ giữa các tổ chức thanh tra xuất phát từ việc chưa có sự phân định thật rõ về chức năng nhiệm vụ giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giữa thanh tra cấp hành chính và thanh tra theo ngành và lĩnh vực. Điều này thấy rõ nhất trên địa bàn một địa phương qua mối quan hệ giữa thanh tra tỉnh và thanh tra các sở ngành.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ong giải quyết khiếu nại hành chính không thể chỉ xem xét riêng hoạt động của cơ quan thanh tra mà còn phải xem xét đến cả hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước, vì vậy khi nghiên cứu về thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành về vai trò tham mưu trong việc giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan thanh tra, cần đặt trong tổng thể mối quan hệ tham mưu giữa các cơ quan thanh tra với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính nhằm làm rõ hơn vai trò của cơ quan thanh tra nhà nước.
Trước hết khi bàn đến mối quan hệ giữa các chủ thể cần nhìn nhận dưới hai góc độ: Góc độ pháp luật, tức là những qui định của pháp luật, cụ thể là của Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tiếp đó phải phân tích mối quan hệ đó trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính nằm trong tổng thể các mối quan hệ khác xuất phát từ chức năng, vị trí vai trò của mỗi chủ thể và nhất là thực tiễn đang diễn ra trong quá trình quản lý điều hành của một cấp hành chính
Về vai trò và mối quan hệ giữa chánh thanh tra các ngành, các cấp với thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước các cấp
Đây có thể coi là mối quan hệ cơ bản, trung tâm trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính. Trên thực tế, đã từ rất lâu mối quan hệ này đã nảy sinh một vấn đề gây khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính, đó là một mặt chúng ta muốn đề cao trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan hành chính trong công tác này, chính vì vậy mà về cơ bản pháp luật luôn trao thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính cho thủ trưởng cơ quan hành chính, nhưng đồng thời chúng ta lại muốn nâng cao vai trò của các tổ chức thanh tra nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại hành chính. Chính vì lẽ đó mà thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính mới được “chia sẻ” theo những cách khác nhau theo mỗi thời kỳ.
Theo tinh thần của Pháp lệnh qui định việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981 thì Thủ trưởng các cấp các ngành có thẩm quyền giải quyết và các tổ chức thanh tra “giúp” thủ trưởng các cấp các ngành trong công tác này
Đến năm 1991, với Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân thì thanh tra trở thành một cấp giải quyết “phúc thẩm” và kháng nghị để Thủ trưởng cơ quan hành chính giải quyết “giám đốc thẩm” các khiếu nại hành chính theo một trình tự ba cấp giải quyết. Phải nói rằng mô thức này thể hiện sự lúng túng và tạo ra một trình tự giải quyết hết sức rắc rối (thường được mô tả là trình tự theo kiểu “đánh võng”) và trên thực tế đã không mang lại hiệu quả trong quá trình thực hiện
Với Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, chúng ta lại đưa ra một giải pháp hoàn toàn mới, đó là cơ chế uỷ quyền giải quyết, tức là một mặt tổ chức thanh tra trở lại vị trí là cơ quan có trách nhiệm “giúp” thủ trưởng cơ quan hành chính giải quyết khiếu nại nhưng trong một số trường hợp có thể được trực tiếp ban hành quyết định giải quyết khi được “uỷ quyền”. Một lần nữa chúng ta lại không thành công với sáng kiến này để rồi sau vài năm thực hiện chúng ta lại trở lại mô hình cũ với việc sửa đổi bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và 2005: Tiếp tục khẳng định thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính của Thủ trưởng và đặt thanh tra vào vị trí và trách nhiệm có tính chất truyền thống là “giúp” Thủ trưởng trong công tác này, được mô tả cụ thể hơn là “xác minh, kết luận, kiến nghị”.
Cùng với những sự biến đổi trong quan hệ giữa thanh tra với thủ trưởng là sự thay đổi từ một sự cải cách trong xu thế xây dựng nhà nước pháp quyền, đó là việc thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính thông qua việc xét xử tại Toà án. Điều này được coi như là điều tất yếu xuất phát từ bản thân nhu cầu nội tại trong việc tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết các kêu kiện của dân đồng thời cũng là yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, thực hiện Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và đáp ứng các điều kiện gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO).
Nội dung mối quan hệ giữa thủ trưởng và thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính
Ở đây không chỉ xem xét mối quan hệ giữa thanh tra và thủ trưởng trong giải quyết khiếu nại hành chính dưới góc độ của pháp luật mà chủ yếu xem xét nó như là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ của một chu trình với các giai đọan khác nhau của quá trình giải quyết các vụ việc. Về trình tự giải quyết khiếu nại hành chính được phân chia thành các giai đoạn chính như sau:
Tiếp nhận khiếu nại;
Thẩm tra xác minh vụ việc khiếu nại;
Tổ chức đối thoại;
Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Giai đoạn tiếp nhận khiếu nại: Luật qui định người khiếu nại có nghĩa vụ gửi đơn khiếu nại hay trực tiếp trình bày với người có thẩm quyền giải quyết. Luật cũng qui định cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận các khiếu nại do một số cá nhân, tổ chức gửi đến (đại biểu QH, đại biểu HĐND, cơ quan báo chí…). Cùng với một số qui định khác nữa và thực tiễn cuộc sống thì có thể thấy đơn khiếu nại có thể đến từ các nguồn sau đây: Người khiếu nại gửi đến hay trực tiếp trình bày; các cá nhân, tổ chức mà luật qui định có quyền chuyển đơn; các cá nhân, tổ chức Luật không có qui định rõ ràng nhưng thực tế có chuyển đơn (chẳng hạn các tổ chức của Đảng, các cơ quan khác của nhà nước);Tất cả những đơn từ đó có thể được gửi đến cho Thủ trưởng hay cho thanh tra hay cho cả hai. Công việc quan trọng đầu tiên là xác định những đơn nào, vụ việc nào thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình để tiến hành việc thụ lý. Trong giai đoạn này nên tập trung về cho thanh tra phân tích đánh giá và đề nghị thủ trưởng thụ lý đơn và bắt đầu qui trình giải quyết. Thanh tra cũng cần chuẩn bị kế hoạch để tiến hành xem xét vụ việc và báo cáo để thủ trưởng biết và chỉ đạo thực hiện, nhất là những vụ việc phức tạp có liên quan đến nhiều cơ quan và cần có sự tham gia của các đơn vị khác trong cơ quan mình.
Trong giai đoạn này, trách nhiệm của thủ trưởng là nghe và cho ý kiến quyết định các vấn đề mà tổ chức thanh tra đề nghị.
Giai đoạn thẩm tra xác minh và kiến nghị việc giải quyết: Về mặt luật pháp cũng như thực tiễn, các công việc trong giai đoạn này chủ yếu do thanh tra tiến hành. Vai trò và trách nhiệm của thủ trưởng trong giai đoạn này thể hiện ở chỗ chỉ đạo quá trình thẩm tra xác minh, giành thời gian định kỳ nghe báo cáo về tiến độ, những việc đã làm và đang làm, thuận lợi và khó khăn. Đặc biệt đối với những vụ việc liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan tổ chức khác thì quyết định việc gặp gỡ trao đổi với các cơ quan tổ chức khác để thống nhất quan điểm đánh giá đối với các nội dung liên quan đến vụ việc, qua đó có định hướng bước đầu về phương án giải quyết vụ việc…Có một vấn đề quan trọng ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top