Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. NỘI DUNG CHÍNH 1
I. Cơ sở lí luận 1
1. Những khái niệm chung 1
2. Các văn bản pháp luật điều chỉnh 2
II. Trọng tài thương mại-Một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại 3
1. Phân loại trọng tài thương mại và đặc điểm 3
a. Trọng tài vụ việc 3
b. Trong tài quy chế 4
2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 6
3. Thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại 7
4. Ưu điểm và hạn chế 8
a. Ưu điểm 8
b. Hạn chế 10
5. Thực trạng và giải pháp 12
a. Thực trạng 12
b. Giải pháp hoàn thiện 14
C. KẾT LUẬN 15
Danh mục tài liệu tham khảo 16 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa hiện, đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể thấy trong những năm gần đây kinh tế nước ta đã có những bước phát triển lớn, cùng với xu thế hội nhập quốc tế đã tạo ra rất nhiều thuận lợi nhưng kéo theo là việc các tranh chấp thương mại tăng nhanh về số lượng cũng như tính phức tạp của vụ việc. Giải quyết tranh chấp thương mại là công việc tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, nó luôn đòi hỏi được giải quyết một cách nhanh chóng hiệu quả và chính xác nhất. Để giải quyết các tranh chấp thương mại, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn một trong bốn phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại đó là thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Mỗi biện pháp mang trong mình những ưu điểm hạn chế riêng biệt và trọng tài thương mại nổi lên như một phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến nhất trên thế giới và cũng dần được phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Chính vì vậy việc nghiên cứu cách giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài luôn luôn là một vấn đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ nhiều phía.
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. Cơ sở lí luận.
1. Những khái niệm chung
Ta có thể hiểu tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Trọng tài thương mại là một trong bốn cách giải quyết tranh chấp thương mại được pháp luật thương mại Việt Nam và quốc tế ghi nhận, đó là thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 đã giải thích “Trọng tài thương mại là cách giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.” Như vậy, khái niệm trọng tài được hiểu chung là một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại, được các bên thỏa thuận sử dụng và được tiến hành theo quy định của luật trọng tài thương mại năm 2010.
Trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam được tổ chức dưới hai hình thức đó là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế. Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó. Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hay được Trung tâm trọng tài hay Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010. Các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên được quy định cụ thể trong Chương III của luật này.
2. Các văn bản pháp luật điều chỉnh.
Chế định trọng tài thương mại được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau:
Luật thương mại năm 2005 có thể coi như là luật nguồn của chế trọng tài thương mại, quy định những vấn đề chung nhất của các hoạt động thương mại tạo căn cứ để giải quyết các tranh chấp thương mại.
Luật trọng tài thương mại 2010 thay thế cho Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 là văn bản pháp luật trực tiếp quy định về chế định trọng tài thương mại. Luật tố tụng dân sự 2004 cũng quy định một số vấn đề về quyết định của Trọng tài nước ngoài trong phần thứ sáu. Nghị định số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có yếu tố nước ngoài còn phải tuân thủ các quy định của các công ước, điều luật quốc tế về trọng tài thương mại: Công ước NewYork, Công ước Vienna…và một số công ước khác liên quan.
II. Trọng tài thương mại.
1. Phân loại trọng tài thương mại và đặc điểm.
Theo cách phân loại của Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài thương mại được thực hiện dưới hai hình thức đó là trọng tài vụ vụ và trọng tài quy chế. Đây cũng là một điểm mới của Luật trọng tài thương mại năm 2010 so với Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 khi gọi trọng tài thường trực như trong Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 bằng trọng tài quy chế. Sự thay đổi này chỉ là thay đổi về tên gọi còn bản chất không có sự khác biệt đáng kể. Khái niệm về hai hình thức trọng tài thương mại này được quy định tại khoản 6, 7 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 như sau:
“6. Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
7. Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận”.
Từ định nghĩa trên ta có thể rút ra đặc điểm của hai hình thức trọng tài này:
a. Trọng tài vụ việc.
Trọng tài vụ việc hay (adhoc) là loại hình trọng tài xuất hiện sớm nhất và rất phổ biến trên thế giới. Trọng tài vụ việc có thể được hiểu là hình thức trọng tài được lập ra theo yêu cầu của các đương sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi tranh chấp đó đã được giải quyết. “Trọng tài vụ việc có nghĩa là trọng tài không được tiến hành theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực. Do các bên không bắt buộc phải tiến hành trọng tài theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực, họ có thể tự do quy định quy tắc tố tụng riêng. Nói cách khác, trọng tài vụ việc là trọng tài tự tiến hành (do it yourself arbitration)” (theo khái niệm tại Trọng tài và các cách giải quyết tranh chấp lựa chọn do Trung tâm Thương mại Quốc tế UNCTAD/WTO – Geneva: ITC). Qua đó chúng ta có thể chỉ ra các đặc trưng cơ bản của loại hình trọng tài này:
Thứ nhất, mang tính chất vụ việc thể hiện ở việc được thành lập qua sự thỏa thuận của các bên khi có tranh chấp đồng thời tự chấm dứt khi tranh chấp được giải quyết. Vì vậy, trọng tài vụ việc có ưu thế trong việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và ít tốn kém.
Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng. Do đó, trọng tài vụ việc có ưu thế hơn so với trọng tài thường trực ở quyền lựa chọn trọng tài viên không bị giới hạn. Các bên có thể lựa chọn bất kì trọng tài viên có tên trong và ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào.
Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng nào dành cho riêng mình. Như vậy các bên tranh chấp có quyền rộng rãi trong việc xác định quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp, đây là một ưu thế so với trọng tài thường trực.
b. Trọng tài quy chế.
Trọng tài quy chế theo quy định của pháp luật Việt Nam được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài với các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, các trung tâm thương mại là tổ chức phi chính phủ được thành lập theo sáng kiến của các trọng tài viên, không nằm trong hệ thống cơ quan quản lí nhà nước và cũng không nằm trong hệ thống cơ quan xét xử nhà nước. Trọng tài viên duy nhất hay hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra pháp quyết.
Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau và không tồn tài quan hệ phụ thuộc cấp trên cấp dưới như hệ thống các cơ quan tài phán nhà nước dẫn đến tính đặc thù của tố tụng trọng tài trong việc áp dụng nguyên tắc xét xử một lần.
Thứ ba, tổ chức và quản lí ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản gọn nhẹ. Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm.
Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. Mỗi trung tâm trọng tài tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình tùy thuộc vào khả năng chuyên của đội ngũ trọng tài viên và phải được ghi rõ trong điều lệ của trung tâm trọng tài. Trong quá trình hoạt động, các trung tâm trọng tài có quyền mở rộng hay thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động nhưng phải được sự phê chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ năm, Mỗi trung tâm trọng tài đều có danh sách riêng về trọng tài viên của trung tâm. Hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm.
Chức năng của trung tâm trọng tài được quy định tại Điều 23 luật trọng tài năm 2010 như sau: “Trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế và hỗ trợ trọng tài viên về mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài”.
Ngoài ra với cả trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế, khi có thỏa thuận về trọng tài thì loại trừ việc giải quyết tranh chấp bằng tòa án: Nếu các bên đã đưa điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì không thể đưa vụ kiện ra tòa nếu đó đơn thuần là ý muốn của một bên. Nếu các bên muốn giải quyết bằng tòa án thì phải thỏa thuận sửa đổi điều khoản đó, giống như sửa đổi bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng.
2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại.
Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trung tâm trọng tài được quy định tại Điều 4 Luật trọng tài thương mại:
“1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.”
Ta có thể phân tích các nguyên tắc ấy như sau:
Thứ nhất, tranh chấp thương mại chỉ được giải quyết bằng trọng tài thương mại khi có sự thỏa thuận sử dụng trọng tài của các bên hay còn gọi là nguyên tắc thỏa thuận trọng tài đã được Pháp lệnh trọng tài 2003 ghi nhận tuy nhiên lại không được thể hiện rõ trong Điều 4, Luật trọng tài thương mại 2010. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hay đã phát sinh trong thực tế hoạt động thương mại. Thỏa thuận trọng tài có thể là một thỏa thuận riêng hay là thỏa thuận trong hợp đồng và phải được lập thành văn bản và các hình thức văn bản thỏa thuận trọng tài được quy định tại Điều 16 Luật trọng tài thương mại 2010. Các thỏa thuận trọng tài bị coi là vô hiệu khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010. Đồng thời trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu các thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
Thứ hai, nguyên tắc trọng tài viên độc lập,vô tư, khách quan và tuân theo quy định pháp luật. Trọng tài viên phải có đủ các điều kiện nhất định để đảm bảo rằng họ độc lập, vô tư, khách quan trong việc giải quyết tranh chấp. Tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên được quy định tại Điều 20 Luật trọng tài thương mại.
Thứ ba, các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Có thể thấy bình đẳn trước pháp luật chính là một nguyên tắc xuyên suốt tối quan trọng của hệ thống pháp luật và trong trọng tài thương mại cũng vậy. Qua đó Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên.
Thứ tư, trọng tài thương mại được xét xử kín, đây là một nguyên tắc đặc trưng tạo ra nét khác biệt với việc xét xử tại tòa án, việc xét xử kín nhằm bảo vệ uy tín, các bí mật kinh doanh và giữ hòa khí hòa khí giữa các bên.
Thứ năm, quyết định của trọng tài là chung thẩm, tức là quyết định của trọn tài có giá trị pháp lí tương đươc với một bản án được tuyên bởi tòa và có tính cưỡng chế tương tự. Bên cạnh đó trọng tài chỉ xét xử một lần chứ không xét xử nhiều cấp như tại tòa án.
3. Thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại.
Một tranh chấp thương mại chỉ có thể thuộc thẩm quyền của trọng tài thương mại khi các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài này có hiệu lực. Như đã nói ở trên khi có thỏa thuận về trọng tài thì sẽ loại trừ việc giải quyết tranh chấp bằng tòa án: Nếu các bên đã đưa điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì không thể đưa vụ kiện ra tòa nếu đó đơn thuần là ý muốn của một bên. Nếu các bên muốn giải quyết bằng tòa án thì phải thỏa thuận sửa đổi điều khoản đó, giống như sửa đổi bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng. Như vậy để một tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại cần có hai điều kiện sau:
5. Thực trạng và giải pháp.
a. Thực trạng.
Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, trọng tài thương mại luôn luôn là phương pháp giải quyết tranh chấp được các bên lựa chọn sử dụng nhiều nhất với 73% số tranh chấp quốc tế được giải quyết. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mặc dù trong thời gian gần đây trọng tài thương mại đang dần được phổ biến nhưng số vụ việc giải quyết bằng trọng tài trong thời gian qua vẫn còn khá hạn chế. Hiện nay, nước ta mới chỉ có 7 trung tâm trọng tài phân bố ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Trong đó có thể nói rằng năng lực giải quyết tranh chấp của các trung tâm trọng tài đều khá tốt, giải quyết vụ việc hiệu quả, nhanh chóng nhưng số lượng trung tâm trọng tài cũng như trọng tài viên còn hạn chế. Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC): “trong khi Toà kinh tế Hà Nội trong năm 2007 phải xử gần 9.000 vụ án, trong đó có khoảng 300 vụ án kinh tế và Toà kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phải xử gần 42.000 vụ án các loại, trong đó có 1.000 vụ án kinh tế, thì VIAC cũng chỉ tiếp nhận khoảng 30 vụ . Tính trung bình mỗi trọng tài viên của VIAC chỉ xử 0, 25 vụ một năm, trong khi mỗi thẩm phán Toà kinh tế Hà Nội phải xử trên 30 vụ một năm và mỗi thẩm phán ở Toà kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xử trên 50 vụ một năm.” (Theo thống kê tháng 1 năm 2008 của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC). Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế vì vậy trọng tài thương mại đang dần được phổ biến. Có thể ví dụ tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC, trong những năm gần đây số lượng vụ tranh chấp giải quyết tại VIAC đã tăng lên 250%-300% so với trước lên tới 50-60 vụ/ năm, trong đó có tới 80% số vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Riêng năm 2009, VIAC đã thụ lý và giải quyết hai vụ có giá trị trên 10 triệu USD, vượt xa con số phổ biến là vài chục hay vài trăm nghìn USD so với con số trước đây. Có thể thấy đây là một bước phát triển lớn trong việc lựa chọn sử dụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp thương mại ở Việt Nam, tuy nhiên so với việc giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án thì những con số này vẫn còn khá nhỏ bé.
Bên cạnh đó, trong các tranh chấp thương mại quốc tế, các Trung tâm trọng tài của Việt Nam vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp lựa chọn mà chủ yếu sử dụng các trung tâm trọng tài của các nước có các trung tâm trọng tài lớn, uy tín. Cụ thể trong các tranh chấp giữa các bên Việt Nam và các bên nước ngoài vẫn tiếp tục được xét xử chủ yếu bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (119 vụ), Hiệp hội Trọng tài Mỹ (621 vụ); Toà án Trọng tài Quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế ICC (599 vụ); Hội đồng Trọng tài Thương mại và Kinh tế Trung Quốc (1.118 vụ); Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (448 vụ). Qua đây có thể thấy các trung tâm trọng tài của Việt Nam vẫn chưa thực sự lớn mạnh để có thể đáp ứng yêu cầu của quốc tế.


b. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.
Để khắc phục những hạn chế cũng như thực trạng trên, pháp luật về trọng tài thương mại Việt Nam rất cần có những giải pháp sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện:
Thứ nhất, mở rộng phạm vi thẩm quyền của trọng tài bao gồm cả các tranh chấp dân sự, kinh tế và lao động giống như pháp luật nhiều nước trên thế giới. Điều này sẽ giúp việc sử dụng trọng tài phổ biến trong mọi lĩnh vực,tạo ra một thói quen sử dụng trọng tài khi giải quyết các tranh chấp trong đó có giải quyết các tranh chấp thương mại từ đó tạo cho trọng tài có một vị thế mới trong giải quyết tranh chấp thương mại ở Việt Nam.
Thứ hai, pháp luật cần làm rõ, đầy đủ cả hình thức và nội dung của thoả thuận trọng tài, bao quát hết các trường hợp thoả thuận của các bên về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Bên cạnh đó xác định rõ một số vấn đề như nội dung tối thiểu của thoả thuận trọng tài, các trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu, các thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được…Đồng thời pháp luật về trọng tài thương mại nên bổ sung thêm các quy định về hiệu lực thoả thuận trọng tài cho rõ ràng hơn. Nhanh chóng giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa Tòa án và trọng tài thương mại đặc biệt trong việc hủy quyết định của trọng tài. Pháp luật về trọng tài cũng nên cho phép Hội đồng trọng tài được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và trực tiếp yêu cầu cơ quan thi hành án hỗ trợ thực hiện biện pháp này.
Thứ ba, Luật trọng tài thương mại 2010 cần có các quy định cụ thể về việc triệu tập nhân chứng (người thứ ba). Luật Trọng tài không xác lập cơ chế hỗ trợ của Toà án đối với trọng tài trong việc thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng. Quá trình giải quyết tranh chấp không chỉ có các bên tranh chấp mà nhiều khi có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của bên thứ ba. Trong khi Toà án có thẩm quyền đương nhiên trong việc triệu tập các đối tượng này thì trọng tài lại không có thẩm quyền.
Thứ tư, Luật trọng tài thương mại năm 2010 nên cho phép các trung tâm nước ngoài mời trọng tài viên nước ngoài vào danh sách trọng tài của trung tâm mình. Điều này sẽ tạo ra những thuận lợi to lớn trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
Thứ năm, cần có những biện pháp cụ thể nhằm tăng cường sự hỗ trợ của Cơ quan thi hành án đối với thực thi quyết định của trọng tài thông qua việc quy định rõ tiêu chí xác định cơ quan thi hành có liên quan. Giống với Tòa án, phán quyết trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực kể từ ngày công bố. Trong trường hợp các bên không tự nguyện thi hành thì sự can thiệp và hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả của Cơ quan thi hành án là một điều vô cùng quan trọng để bảo đảm hiệu lực của phán quyết của trọng tài thương mại.
Thứ sáu, hiện nay các cơ quan nhà nước vẫn can thiệp khá nhiều vào hoạt động của các trung tâm trọng tài. Do đó cần có các giải pháp hạn chế sự quản lý, can thiệp hành chính nhà nước vào hoạt động của trọng tài nhằm thực sự thừa nhận tính chất phi chính phủ của trọng tài. Điều này sẽ khuyến khích việc giải quyết tranh chấp thông qua hệ thống trọng tài, qua đó giảm tải công việc cho hệ thống Toà án qua đó đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong tranh chấp kinh tế.
C. KẾT LUẬN.
Trọng tài thương mại là một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại mang trong mình những ưu điểm nổi bật với tính hiệu quả cao. Chính vì vậy, trên thế giới, trọng tài thương mại luôn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp khi có tranh chấp thương mại đặc biệt là các tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, thực trạng về trọng tài thương mại ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu chung của quốc tế. Vì vậy, việc nghiên cứu, phổ biến sử dụng cũng như hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại mang một ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Hangnt0416

New Member

Download Tiểu luận Nghiên cứu cách giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài miễn phí





MỤC LỤC
 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. NỘI DUNG CHÍNH 1
I. Cơ sở lí luận 1
1. Những khái niệm chung 1
2. Các văn bản pháp luật điều chỉnh 2
II. Trọng tài thương mại-Một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại 3
1. Phân loại trọng tài thương mại và đặc điểm 3
a. Trọng tài vụ việc 3
b. Trong tài quy chế 4
2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 6
3. Thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại 7
4. Ưu điểm và hạn chế 8
a. Ưu điểm 8
b. Hạn chế 10
5. Thực trạng và giải pháp 12
a. Thực trạng 12
b. Giải pháp hoàn thiện 14
C. KẾT LUẬN 15
Danh mục tài liệu tham khảo 16 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nhiều sự quan tâm từ nhiều phía.
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. Cơ sở lí luận.
1. Những khái niệm chung
Ta có thể hiểu tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Trọng tài thương mại là một trong bốn cách giải quyết tranh chấp thương mại được pháp luật thương mại Việt Nam và quốc tế ghi nhận, đó là thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010 đã giải thích “Trọng tài thương mại là cách giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.” Như vậy, khái niệm trọng tài được hiểu chung là một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại, được các bên thỏa thuận sử dụng và được tiến hành theo quy định của luật trọng tài thương mại năm 2010.
Trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam được tổ chức dưới hai hình thức đó là trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế. Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó. Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hay được Trung tâm trọng tài hay Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010. Các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên được quy định cụ thể trong Chương III của luật này.
2. Các văn bản pháp luật điều chỉnh.
Chế định trọng tài thương mại được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau:
Luật thương mại năm 2005 có thể coi như là luật nguồn của chế trọng tài thương mại, quy định những vấn đề chung nhất của các hoạt động thương mại tạo căn cứ để giải quyết các tranh chấp thương mại.
Luật trọng tài thương mại 2010 thay thế cho Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 là văn bản pháp luật trực tiếp quy định về chế định trọng tài thương mại. Luật tố tụng dân sự 2004 cũng quy định một số vấn đề về quyết định của Trọng tài nước ngoài trong phần thứ sáu. Nghị định số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có yếu tố nước ngoài còn phải tuân thủ các quy định của các công ước, điều luật quốc tế về trọng tài thương mại: Công ước NewYork, Công ước Vienna…và một số công ước khác liên quan.
II. Trọng tài thương mại.
1. Phân loại trọng tài thương mại và đặc điểm.
Theo cách phân loại của Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài thương mại được thực hiện dưới hai hình thức đó là trọng tài vụ vụ và trọng tài quy chế. Đây cũng là một điểm mới của Luật trọng tài thương mại năm 2010 so với Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 khi gọi trọng tài thường trực như trong Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 bằng trọng tài quy chế. Sự thay đổi này chỉ là thay đổi về tên gọi còn bản chất không có sự khác biệt đáng kể. Khái niệm về hai hình thức trọng tài thương mại này được quy định tại khoản 6, 7 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 như sau:
“6. Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
7. Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận”.
Từ định nghĩa trên ta có thể rút ra đặc điểm của hai hình thức trọng tài này:
a. Trọng tài vụ việc.
Trọng tài vụ việc hay (adhoc) là loại hình trọng tài xuất hiện sớm nhất và rất phổ biến trên thế giới. Trọng tài vụ việc có thể được hiểu là hình thức trọng tài được lập ra theo yêu cầu của các đương sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi tranh chấp đó đã được giải quyết. “Trọng tài vụ việc có nghĩa là trọng tài không được tiến hành theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực. Do các bên không bắt buộc phải tiến hành trọng tài theo quy tắc của một tổ chức trọng tài thường trực, họ có thể tự do quy định quy tắc tố tụng riêng. Nói cách khác, trọng tài vụ việc là trọng tài tự tiến hành (do it yourself arbitration)” (theo khái niệm tại Trọng tài và các cách giải quyết tranh chấp lựa chọn do Trung tâm Thương mại Quốc tế UNCTAD/WTO – Geneva: ITC). Qua đó chúng ta có thể chỉ ra các đặc trưng cơ bản của loại hình trọng tài này:
Thứ nhất, mang tính chất vụ việc thể hiện ở việc được thành lập qua sự thỏa thuận của các bên khi có tranh chấp đồng thời tự chấm dứt khi tranh chấp được giải quyết. Vì vậy, trọng tài vụ việc có ưu thế trong việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và ít tốn kém.
Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng. Do đó, trọng tài vụ việc có ưu thế hơn so với trọng tài thường trực ở quyền lựa chọn trọng tài viên không bị giới hạn. Các bên có thể lựa chọn bất kì trọng tài viên có tên trong và ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào.
Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng nào dành cho riêng mình. Như vậy các bên tranh chấp có quyền rộng rãi trong việc xác định quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp, đây là một ưu thế so với trọng tài thường trực.
b. Trọng tài quy chế.
Trọng tài quy chế theo quy định của pháp luật Việt Nam được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài với các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, các trung tâm thương mại là tổ chức phi chính phủ được thành lập theo sáng kiến của các trọng tài viên, không nằm trong hệ thống cơ quan quản lí nhà nước và cũng không nằm trong hệ thống cơ quan xét xử nhà nước. Trọng tài viên duy nhất hay hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra pháp quyết.
Thứ hai, các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau và không tồn tài quan hệ phụ thuộc cấp trên cấp dưới như hệ thống các cơ quan tài phán nhà nước dẫn đến tính đặc thù của tố tụng trọng tài trong việc áp dụng nguyên tắc xét xử một lần.
Thứ ba, tổ chức và quản lí ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản gọn nhẹ. Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm.
Thứ tư, mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. Mỗi trung tâm trọng tài tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình tùy thuộc vào khả năng chuyên của đội ngũ trọng tài viên và phải được ghi rõ trong điều lệ của trung tâm trọng tài. Trong quá trình hoạt động, các trung tâm trọng tài có quyền mở rộng hay thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động nhưng phải được sự phê chuẩn của cơ quan nhà nư
Cho mình xin link bài viết với ạ! Thank bạn nhiều.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu khả năng hấp thụ tetracycline và ciprofloxacin trên bề mặt graphene oxide bằng phương pháp hóa học tính toán Khoa học Tự nhiên 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0
D NCKH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - GIÁO DỤC Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp keo tụ - tuyển nổi điện hóa với anode hòa tan nhôm, sắt Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Khoa học Tự nhiên 0
N Nghiên cứu phương pháp giảng dạy từ vựng tiếng Hán không chuyên giai đoạn sơ cấp cho sinh viên Việt Nam Tiếng Trung 0
D Nghiên cứu quy trình nhân giống hoa Đồng Tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top