Download Tiểu luận Công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật miễn phí





Sau khi nhận được hồ sơ thẩm định do Văn phòng Bộ chuyển, thủ trưởng đơn vị được phân công chủ trì thẩm định có trách nhiệm phân công một cán bộ lãnh đạo đơn vị và nhóm chuyên viên nghiên cứu, chuẩn bị thẩm định, trong đó một chuyên viên đã trực tiếp tham gia soạn thảo văn bản được cử làm Báo cáo viên.
Đối với văn bản còn có nội dung chưa rõ ràng hay có nhiều vấn đề còn có ý kiến khác nhau, thì thủ trưởng đơn vị được phân công chủ trì thẩm định chủ động liên hệ với cơ quan chủ trì soạn thảo để yêu cầu thuyết trình về văn bản hay cung cấp thêm thông tin và tài liệu có liên quan đến văn bản; trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng đơn vị được phân công chủ trì thẩm định đề nghị Lãnh đạo Bộ tổ chức cuộc họp liên tịch với sự tham gia của thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo và thay mặt các cơ quan, tổ chức hữu quan khác để thảo luận, trao đổi ý kiến về những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau trước khi làm báo cáo thẩm định.
Thủ trưởng đơn vị được phân công phối hợp thẩm định có trách nhiệm tổ chức việc nghiên cứu văn bản trong đơn vị mình và gửi ý kiến tham gia bằng văn bản cho đơn vị chủ trì thẩm định trong thời hạn chậm nhất là 5 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ thẩm định; đối với văn bản luật, pháp lệnh nói tại điểm 2.1.3. thì thời hạn gửi ý kiến chậm nhất là 3 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ thẩm định; đối với văn bản nói tại điểm 2.1.2. thì thời hạn gửi ý kiến chậm nhất là 2 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ (xem các Phụ lục 12, 13, 14).
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ủa văn bản, qua đó góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật.
4.2.1. Về sự cần thiết ban hành văn bản: Xác định xem văn bản đã thật sự cần thiết ban hành hay chưa là vấn đề đầu tiên phải thẩm định bởi nó ảnh hưởng đến sự tồn tại của văn bản. Những tiêu chí được dùng để đánh giá sự cần thiết này là:
- Yêu cầu quản lý nhà nước: công tác quản lý nhà nước đã thật sự đòi hỏi phải có văn bản để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý chưa. Ví dụ, cần thiết ban hành Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành du lịch để đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.
- Yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hay đối với vấn đề mà văn bản đó điều chỉnh.
- Cũng có khi, văn bản cần được ban hành để quy định chi tiết thi hành hay hướng dẫn thi hành những văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên đã ban hành. Ví dụ, Chính phủ ban hành nghị định để quy định chi tiết thi hành luật hay Bộ trưởng ban hành thông tư để hướng dẫn thi hành nghị định của Chính phủ. Văn bản thẩm định phải thể hiện sự tán thành hay không tán thành về việc soạn thảo, ban hành văn bản tại thời điểm đó với lý do hợp pháp và hợp lý. Dưới đây là một ví dụ:
4.2.2. Về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản
Xem xét đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản nghĩa là xác định văn bản điều chỉnh đối với đối tượng nào? Phạm vi điều chỉnh của văn bản giới hạn ở những quan hệ xã hội nào? Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản.
Tiêu chí để xem xét đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản có phù hợp với văn bản hay không cần dựa trên các yếu tố sau đây:
- Vấn đề, lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh;
- Hình thức văn bản được soạn thảo.
Trên cơ sở cân nhắc, đánh giá về sự rộng, hẹp, về tính đa dạng hay phức tạp của vấn đề, lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh để kết luận đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản đã hợp lý chưa.
4.2.3. Về sự phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng
Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất của báo cáo thẩm định bởi nó bảo đảm cho hoạt động thể chế hoá đường lối của Đảng được đúng hướng và đúng với tinh thần các chủ trương chính sách của Đảng. Tiêu chí để đánh giá văn bản có phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng hay không cần căn cứ vào các văn kiện của Đảng (ví dụ Văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị, Thông báo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, v.v.), tập trung vào những nội dung mà văn kiện đề cập có liên quan trực tiếp đến vấn đề mà văn bản điều chỉnh. Từ đó có sự đối chiếu, so sánh để kết luận nội dung văn bản có phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng hay không.
4.2.4. Về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật
Để thẩm định về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của nội dung văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thông pháp luật hiện hành cần xem xét, kiểm tra xem nội dung của văn bản được thẩm định có bảo đảm các yêu cầu sau hay không:
Một là, đối chiếu xem xét các quy định thuộc nội dung văn bản cần thẩm định có phù hợp với các quy định của Hiến pháp hiện hành hay không. Trong trường hợp Hiến pháp không có quy định trực tiếp về vấn đề mà văn bản quy định thì cần xem xét, cân nhắc xem nội dung Văn bản có phù hợp với tinh thần của Hiến pháp hay không. Ví dụ, khi thẩm định Văn bản Nghị định quy định về trình tự, thủ tục và chế độ cai nghịên bắt buộc đối với người nghiện ma tuý thì cần khẳng định nội dung cuả văn bản phù hợp với Điều 61 Hiến pháp năm 1992 là "Nhà nước quy định chế độ bắt buộc cai nghiện và chữa các bệnh xã hội nguy hiểm".
Hai là, cần kiểm tra, xem xét nội dung của văn bản có bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn hay ngang bằng có liên quan đến văn bản cần thẩm định hay không. Ví dụ, khi thẩm định Văn bản Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải thì cần kiểm tra, xem xét nội dung của Văn bản có phù hợp với quy định của Pháp lệnh Thanh tra ngày 1/4/1990; Nghị định số 224/HĐBT ngày 30/6/1990 về tổ chức của hệ thống thanh tra nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra; Nghị định số 191/HĐBT ngày 18/6/1991 của Hội đồng bộ trưởng ban hành Quy chế thanh tra viên và sử dụng cộng tác viên thanh tra; Luật khiếu nại, tố cáo ngày 1/12/1998, Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001, v.v.
Bảo đảm tính thống nhất của nội dung văn bản quy phạm pháp luật với hệ thống pháp luật hiện hành là bảo đảm sự phù hợp của các quy định hiện hành với quy định trong văn bản, không có tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa nội dung của Văn bản với các quy định hiện hành. Các quy định của văn bản và các quy định trong các văn bản hiện hành có liên quan tạo thành một thể thống nhất. Điều đó cũng có nghĩa bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật.
Bảo đảm tính đồng bộ của nội dung văn bản với hệ thống pháp luật hiện hành nghĩa là các quy định của văn bản và các quy định hiện hành có sự ăn khớp nhịp nhàng và phù hợp với nhau, không xẩy ra tình trạng mặc dù giữa các quy định này không mâu thuẫn, chồng chéo nhưng có sự vênh váo, không ăn khớp giữa các quy định.
4.2.5. Về tính khả thi của văn bản
Tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật được thẩm định có thể kết luận qua việc xem xét các khía cạnh sau đây của văn bản:
Một là, nội dung các quy định của văn bản phải bảo đảm tính cụ thể, chi tiết để tổ chức thực hiện hay áp dụng được trong thực tiễn;
Hai là, sự phù hợp của nội dung văn bản với điều kiện kinh tế xã hội hiện tại, nghĩa là nội dung các quy định có thể thực hiện được trong điều kiện đời sống sinh hoạt và ý thức xã hội mà quy phạm pháp luật đó được áp dụng. Ví dụ, quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với người đi xe đạp vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông với mức phạt tiền là 10.000 đồng đối với hành vi đi xe đạp trên hè phố, trong vườn hoa hay trong công viên (Điều 8 khoản 1 điểm a Nghị định số 39/NĐ-CP ngày 13/7/2001) là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện tại.
Một ví dụ khác: Nghị định số ... /NĐ-CP ngày ... /12/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/CP ngày 03/6/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại đã bổ sung hành vi " buôn bán hàng hoá có nhãn rách nát, không còn nguyên vẹn hay nhãn mờ không đọc được nội dung " hay " buôn bán hàng hoá trình bầy không đúng quy định về kích thước, vị trí, cách ghi, ngôn ngữ ". Nhữ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top