Download Từ luật khiếu nại, tố cáo suy nghĩ về nội dung thẩm tra, thẩm định dự án, dự thảo văn bản qui phạm pháp luật miễn phí





Luật Khiếu nại, tố cáo chứa đựng hai nội dung đồng thời là khiếu nại và tố cáo. Cả hai nội dung này đều được qui định một số vấn đề như quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người tố cáo, người bị khiếu nại, người bị tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo; thẩm quyền giải quyết khiếu nại, thẩm quyền giải quyết tố cáo; thủ tục giải quyết khiếu nại, thủ tục giải quyết tố cáo. Nội dung cụ thể của các vấn đề về khiếu nại dĩ nhiên khác nội dung cụ thể của các vấn đề về tố cáo nhưng cách thức qui định cần có sự tương đồng. Nếu không có sự tương đồng về những vấn đề tương tự người thực hiện văn bản có thể đặt ra những câu hỏi khó trả lời. Trước hết là về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nếu trong phần qui định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại Luật này qui định rõ thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ nhất và thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần thứ hai của từng chủ thể thì các qui định về thẩm quyền giải quyết tố cáo lại chỉ qui định thẩm quyền giải quyết tố cáo lần thứ nhất.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

TỪ LUẬT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO SUY NGHĨ VỀ
NỘI DUNG THẨM TRA, THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, DỰ THẢO
VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT
TS. Bùi Thị Đào
Đại học Luật Hà Nội
Trong những năm gần đây, thẩm tra, thẩm định dự án, dự thảo đã trở thành một hoạt động tất yếu trong quá trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật. Mặc dù theo qui định của pháp luật hiện hành, thẩm tra và thẩm định có sự khác nhau nhất định về cơ quan tiến hành và đối tượng thẩm tra, thẩm định nhưng vai trò và mục đích của hai hoạt động này về căn bản là giống nhau. Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật và các văn bản có liên quan không giải thích thẩm tra là gì nhưng theo Qui chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản qui phạm pháp luật ban hành kèm theo Quyết định 05/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/01/2007 thì “Thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức của dự án, dự thảo nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự án, dự thảo trong hệ thống pháp luật”. Như vậy, thẩm tra, thẩm định đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của dự án, dự thảo văn bản. Điều đó có nghĩa là hoạt động này góp phần hạn chế việc ban hành văn bản kém chất lượng nên nhiều người gọi hoạt động này là “gác gôn”. Vai trò này đã được khẳng định trong quá trình xây dựng pháp luật thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy có nhiều qui định kém chất lượng vẫn bị “lọt lưới”. Dĩ nhiên việc “lọt lưới” có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng là sai sót ở khâu “gác gôn”. Bài viết này không bàn trực tiếp về thẩm tra, thẩm định mà muốn thông qua một văn bản qui phạm pháp luật cụ thể trên thực tế (Luật Khiếu nại, tố cáo) nhìn ngược lại hoạt động đó để thấy vai trò của thẩm tra, thẩm định cũng như việc thẩm tra, thẩm định có thể cần được quan tâm đến những nội dung gì. Cũng cần lưu ý rằng Luật Khiếu nại, tố cáo được bàn đến trong bài viết này theo nghĩa là đối tượng đã được thẩm tra, thẩm định mà không bàn đến theo nghĩa văn bản đang chứa đựng những qui phạm pháp luật hiện hành, cho nên việc Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo đang được soạn thảo để thay thế cho Luật Khiếu nại, tố cáo không ảnh hưởng đến các bình luận trong bài viết.
Theo Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật, Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các văn bản hướng dẫn thi hành thì nội dung thẩm tra, thẩm định nói chung gồm:
- Sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo;
- Sự phù hợp của nội dung dự thảo với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng;
- Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật và tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Tính khả thi của dự thảo văn bản;
- Ngôn ngữ, kĩ thuật soạn thảo văn bản.
Các nội dung này được cụ thể hóa trong Quyết định 1048/QĐ-BTP ngày 08/4/2010 về thẩm định dự án, dự thảo văn bản qui phạm pháp luật. Trong đó mỗi nội dung được qui định rõ những tiêu chí cụ thể để thẩm định. Nói chung, nội dung thẩm tra, thẩm định bao gồm đánh giá văn bản trong mối quan hệ với các văn bản khác và mỗi văn bản như một chỉnh thể tồn tại tương đối độc lập trong hệ thống pháp luật. Nếu nhìn vào Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và 2005 trong sự độc lập tương đối của văn bản này thì sẽ thấy có những vấn đề liên quan đến thẩm định như sau:
1. Mối tương quan về nội dung và cách thức qui định một số vấn đề trong văn bản.
Một là, qui định về nơi khiếu nại và thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Điều 30 qui định “Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính hay cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Qui định này có thể hiểu rằng khi đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính thì người có thẩm quyền giải quyết là người đã ra quyết định bị khiếu nại, còn khi đối tượng khiếu nại là hành vi hành chính thì cơ quan của người có hành vi bị khiếu nại có quyền giải quyết. Điều này không phù hợp với qui định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại được qui định từ Điều 19 đến Điều 26 là thẩm quyền giải quyết khiếu nại bao giờ cũng thuộc cá nhân chứ không thuộc cơ quan. Đồng thời, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định hay hành vi hành chính của mình và của công chức do mình trực tiếp quản lí. Như vậy, nếu quyết định hành chính bị khiếu nại được ban hành bởi công chức là nhân viên trong một cơ quan thì người khiếu nại không được phép khiếu nại đến người đã ra quyết định đó mà phải khiếu nại tới thủ trưởng của người đó. Nghĩa vụ khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của người khiếu nại đã được qui định tại khoản 2 Điều 17 cho nên cần loại bỏ Điều 30 để vừa không trùng lặp, vừa không bị vênh giữa các qui định với nhau.
Hai là, qui định về quyền tố cáo lần hai và thẩm quyền giải quyết tố cáo. Điều 69 qui định “Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hay quá thời hạn qui định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo”. Ngoài việc qui định tố cáo lần hai lên cơ quan, tổ chức cấp trên của người giải quyết tố cáo là không phù hợp với các qui định về thẩm quyền giải quyết tố cáo luôn thuộc về cá nhân người đứng đầu cơ quan, tổ chức giống như thẩm quyền giải quyết khiếu nại đã nói trên thì ở đây còn có sự không tương thích khác là các qui định về thẩm quyền giải quyết tố cáo được qui định từ điều 59 đến điều 61 chỉ qui định về thẩm quyền giải quyết tố cáo lần thứ nhất mà không có qui định thẩm quyền giải quyết tố cáo lần thứ hai. Vậy phải chăng thẩm quyền giải quyết tố cáo lần thứ hai của các chủ thể phải được suy ra từ Điều 69 nói trên. Điều đó là hoàn toàn không hợp lí vì thẩm quyền giải quyết tố cáo là việc sử dụng quyền lực nhà nước để giải quyết những công việc cụ thể nên cần có qui định trực tiếp, rõ ràng để có thể thực hiện, kiểm soát dễ dàng, tránh lạm quyền hay lẩn tránh thẩm quyền.
Ba là, các qui định về những vấn đề tương tự thuộc phần khiếu nại và phần tố cáo. Luật Khiếu nại, tố cáo chứa đựng hai nội dung đồng thời là khiếu nại và tố cáo. Cả hai nội dung này đều được qui định một số vấn đề như quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người tố cáo, người bị khiếu nại, người bị tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo; thẩm quyền g...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N [Free] Phân tích nội dung qui luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược l Tài liệu chưa phân loại 0
L [Free] Tiểu luận Tìm hiểu quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng thu ngân sách nhà nước từ các Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Hiệu lực của chấp nhận giao kết hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2005 - Nhìn từ góc độ Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Quyền được thông tin từ góc độ bảo đảm quyền con người và liên hệ với dự luật tiếp cận thông Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Bồi thường nhà nước: từ quan điểm đến pháp luật và khả năng thực hiện Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sự của tòa án nhân dân các cấp - Nhìn từ một Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Tiểu luận Chế dộ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến phá Tài liệu chưa phân loại 0
Y [Free] Hoàn thiện qui định pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước từ thực tiễn ngành dược Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hà Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top