Download Tiểu luận Phân tích sự kế thừa và phát triển các quyền về tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân theo Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980 miễn phí





MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu .1
Nội dung .1
1.Quyền tự do dân chủ,tự do cá nhân .1
2. Sự kế thừa và phát triển các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân theo Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980 2
3. Các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của Hiến pháp trong việc đảm bảo quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân .6
3. 1.Từ phía Nhà nước .6
3.2. Trách nhiệm của công dân 7
Kết luận .7
Danh mục tài liệu tham khảo .8
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Lời mở đầu :
Quyền tự do dân chủ,tự do cá nhân là một trong những quyền cơ bản và quan trọng của công dân. Chính vì vậy mà trong hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn quy định cụ thể, rõ ràng về quyền tự do dân chủ,tự do cá nhân . Điều này dễ hiểu vì quyền tự do dân chủ,tự do cá nhân luôn là nội dung cơ bản của quyền con người,quyền công dân- 1 vấn đề từ trước tới nay đều được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì chúng vừa có ý nghĩa chính trị,vừa có ý nghĩa kinh tế -xã hội. Để chứng minh cho tầm quan trọng của quyền tự do dân chủ,tự do cá nhân, chúng ta cùng : “ phân tích sự kế thừa và phát triển các quyền về tự do dân chủ,tự do cá nhân của công dân theo Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980”.
Nội dung :
Quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của công dân.
Đây là một trong các quyền cơ bản của công dân, là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Hiểu đơn giản, khi một người được hưởng quyền này thì bản thân họ sẽ là chủ sở hữu tuyệt đối cuộc sống của chính họ và được tự do làm bất cứ thứ gì họ muốn đối với cá nhân hoặc tài sản của họ nhưng tự do phải trong khuôn khổ của pháp luật. Có thể thấy rằng, quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân nói riêng và quyền tự do công dân nói chung chính là một vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản, phản ánh trình độ phát triển của một xã hội, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1991 xác định, xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang cố gắng xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh. Ở đó, con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Trên thực tế, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, Nhà nước ta đã ghi nhận những quy định về quyền trên trong Hiến pháp – văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, coi đó là một trong những quyền cơ bản nhất của công dân cần được tôn trọng và bảo vệ. Điều này đã thể hiện tính nhân đạo, văn minh, tiến bộ của Nhà nước ta nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi công dân được phát triển toàn diện.
2. Sự kế thừa và phát triển các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân theo Hiến pháp 1992 so với Hiến pháp 1980.
Hiến pháp 1980 dành chương V gồm 29 điều từ điều 53 đến điều 81 quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó quyền tự do dân chủ,tự do cá nhân chiếm vị trí quan trọng. Hiến pháp 1980 là sự kế thừa các quy định về các quyền cơ bản của công dân trong các hiến pháp trước đây nhưng có sửa đổi,bổ sung các quyền mới: quyền được tham gia quản lý công việc nhà nước và xã hội( điều 56), quyền có nhà ở(điều 62),…
Tuy vậy cũng phải nhìn thấy những hạn chết của hiến pháp 1980 .Đó là sự duy ý chí trong một số quy định về quyền công dân.Ví dụ như quyền có việc làm(điều 58),quyền học tập không mất tiền( điều 60), nhà nước đảm bảo nhận nuôi dạy trẻ em ( điều 65). Công bằng mà nói một xã hội có khả năng đáp ứng các quyền đó của công dân đặc biệt là quyền tự do dân chủ,tự do cá nhân là một xã hội đã phát triển ở một trình độ cao.Nhưng trong điều kiện Việt Nam,còn ở mức phát triển thấp,nên không có những đảm bảo vật chất cho việc thực hiện các quyền đó, nên trong thực tiễn các quyền không thực hiện một cách đầy đủ và ổn định lâu dài.
Do bối cảnh chính trị quốc tế và trong nước trong thời kì đó nên cũng như hiến pháp 1959,quyề tự do xuất bản, tự do đi ra nước ngoài không được hiến pháp 1980 quy định,quyền kiến nghị lại luật của người đứng đầu nhà nước đã được quy định tại hiến pháp 1946 nhưng không được quy định tại hiến pháp 1980.Hiến pháp 1980 đi theo xu hướng tập quyền,tập trung quyền lực vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất – Quốc hội.
Còn hiến pháp 1992 ,hiến pháp 1992 đánh dấu bước phát triển mới của nhận thức về quyền công dân,về nội dung quyền công dân.Hiến pháp 1992 dành chương V gồm 34 điều từ điều 49 đến điều 82 quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân,đặc biệt là quyền tự do dân chủ,tự do cá nhân. So với hiến pháp trước đó,hiến pháp 1992 có riêng một điều quy định trực tiếp về quyền con người.Điều 50 hiến pháp quy đinh : “ ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,các quyền con người về chính trị ,dân sự,kinh tế, văn hóa ,xã hội được tôn trọng thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong hiến pháp và trong luật”. Như vậy,quyền con người đã được chính thức thừa nhận,quyền công dân là hình thức pháp lý của quyền con người,quyền con người không tách rời quyền công dân.Trong đó,quyền tự do dân chủ tự do cá nhân được đặc biệt chú trọng. Đấy là về nét chung ,bi giờ chúng ta sẽ đi vào cụ thể :
Trước hết về quyền tự do ngôn luận (đây vừa là quyền tự do dân chủ, đồng thời là quyền chính trị của công dân cần được Nhà nước ra nói riêng và nhân dân ta nói chung tuyệt đối tôn trọng và bảo vệ). Điều 67 của Hiến pháp 1980 quy định về quyền trên như sau: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân”. Hiến pháp 1992 đã kế thừa Hiến pháp 1980 khi tiếp tục ghi nhận những quyền trên: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Việc ghi nhận những quyền này được ghi nhận nhằm tạo điều kiện để tăng cường sự kiếm tra giám sát của nhân dân đối với Nhà nước, đồng thời giúp Nhà nước tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp từ nhân dân, qua đó Nhà nước sẽ sửa đổi, điều chỉnh hoạt động, quản lý xã hội của mình sao cho phù hợp với lợi ích, nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên so với Hiến pháp 1980, Hiến pháp hiện hành đã bổ sung thêm “quyền được thông tin”. Quyền được thông tin được hiểu là quyền được nhận tin và quyền tin theo quy định của pháp luật. Như chúng ta đã biết, thời đại hiện nay là thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc cập nhật thông tin là một nhu cầu thiết yếu, đặc biệt là những thông tin liên quan tới kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội… Do đó, mỗi công dân hằng ngày đều phải được cập nhật thông tin cũng như truyền đạt thông tin để qua đó nắm bắt rõ hơn những chuyển biến chung của xã hội, đặc biệt là chính trị, có ảnh hưởng mật thiết tới đời sống mỗi công dân. Và khi đã được cập nhật kịp thời những thông tin quan trọng đó, hiểu biết ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top