Download Tiểu luận Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân miễn phí





Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là trường hợp chia tài sản đặc biệt. Vì vậy, vợ chồng có thể thoả thuận hay yêu cầu toà án chia toàn bộ hay một phần tài sản chung. Nếu chia toàn bộ tài sản chung thì phần của mỗi người sau khi chia và hoa lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người. Nếu chia một phần tài sản trong khối tài sản chung thì chỉ có một phần tài sản đã được chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản mới được chia mới là tài sản riêng của mỗi người. Phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân thì những thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi bên vợ, chồng là tài sản riêng của vợ chồng. Pháp luật chỉ cho phép chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại trong trường hợp thật sự cần thiết vì lợi ích của gia đình, của các đương sự hay của người thứ ba.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g của vợ chồng là một vấn đề đang được xem xét và quan tâm đúng mức. Đây không phải là quy định mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nhưng trên cơ sở sự kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (Điều 18), quy định này đã dần có những bước thay đổi tích cực cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Kể từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực, các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong đó có quy định về “chia tài sản chung giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân”, là một quy định rất sáng tạo của nhà làm luật, đây được coi là giải pháp tối ưu trong nền kinh tế hiện nay và hậu quả pháp lý của nó sẽ ra sao? Còn gì chưa tốt ?
Để tìm hiểu rõ về vấn đề này chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân”.
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng trong đó quan hệ hôn nhân có thể xem là quan hệ nền tảng của mỗi gia đình. Trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, tình yêu thương lẫn nhau không thể không quan tâm tới đời sống vật chất bởi đó là một nhu cầu không thể thiếu bảo đảm cuộc sống gia đình. Xác định được tầm quan trọng đó mà pháp luật nước ta đã có nhiều quy định cụ thể về chế độ tài sản của vợ chồng nói chung cũng như chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói riêng. Việc pháp luật cho phép vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đang thực sự là một giải pháp hay và hậu quả pháp lý của nó cũng còn có nhiều điều phải bàn
NỘI DUNG.
1. Khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng và chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
1. 1. Chế độ tài sản của vợ chồng.
*. Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng.
Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh về sở hữu tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và các trường hợp, nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định.
1.2 .khái niệm về chia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là một điểm tiến bộ trong pháp luật Việt Nam nó được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tại Điều 29:
“1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hay có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận”.
Có thể hiểu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân như việc chuyển một hay nhiều tài sản vốn thuộc khối tài sản chung vào khối tài sản của vợ hay chồng. Khi tiến hành chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, vợ và chồng có thể thỏa thuận người này hay người kia được nhiều hay ít tài sản.
Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, trong trường hợp có lý do chính đáng, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể được thực hiện thông qua thoả thuận bằng văn bản giữa vợ và chồng, hay bản án, quyết định của Toà án. Khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng không thay đổi. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất của chế định này so với chế định ly thân được quy định trong pháp luật của một số nước phương Tây. Tuy nhiên, quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng đối với tài sản đã có sự thay đổi rất nhiều. Theo Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình và theo Điều 8 Nghị định số 70, phần tài sản mà vợ, chồng được chia, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của mỗi bên trừ khi vợ chồng có thoả thuận khác.
a. lý do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Quy định này xuất phát từ đời sống xã hội: có một số trường hợp vì lý do nào đó, vợ chồng dù có mô thuẫn sâu sắc, nhưng không muốn ly hôn mà chit muốn ra ở riêng và có yêu cầu chia tài sản chung (như vợ chồng đã già, dù có mô thuẫn sau sắc nhưng ly hôn sợ ảnh hưởng đến hòa khí trong gia đình con, cháu lo buồn, hàng xóm chê cười, họ chỉ yêu cầu chia tài sản chung…)
Một số trường hợp vì công việc kinh doanh buôn, bán mà vợ chồng cần “chớp thời cơ” để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, liên quan tớ “vố liếng” mà người vợ hay người chồng không đủ để dùng vào việc đầu tư kinh doanh, buôn bán: khi sử dụng tài sản chung, phái người chồng hay người vợ kia lại không đồng ý sử dụng vào công việc kinh doanh, buôn bán đó do không nhân thức được “công việc làm ăn” của người vợ hay chồng mình hay vì lý do nào đó. Người vợ hay người chồng đã yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân với mục đích lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung để làm vốn đầu tư kinh doanh.
Cũng có trường hợp do vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng (như trước khi kết hôn hay trong thời kỳ hôn nhân, người vợ hay chồng đó đã vay nợ một khoản tiền hay một tài sản sử dụng cho nhu cầu riêng). Nếu tài sản riêng không có hay không đủ mà vợ chồng không thỏa thuận được về việc lấy tài sản chung để giả nợ riêng cho một bên thì vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để người vợ hay người chồng lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng nhằm thanh toán món nợ mà mình đã vay của người khác. Để có thể hiểu rõ hơn sao họ lại phải chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân ta có thể làm rõ như sau;
Theo Điều 29, luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hay có lí do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết”.
*. Đầu tư kinh doanh riêng.
Trên thực tế tài sản chung vẫn có thể được đầu tư kinh doanh riêng đồng thời vẫn giữ nguyên quy chế tài sản chung: người đầu tư kinh doanh sẽ có độc quyền khai thác công dụng của tài sản, do áp dụng nguyên tắc theo đó, vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc quản lý tài sản chung, đặc biệt là nguyên tắc quản lý riêng đối với tài sản chung dùng cho hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc chia tài sản chung để tài sản được đầu tư kinh doanh riêng hưởng quy chế tài sản riêng tỏ ra có ích trong...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top