bi_86

New Member

Download Tiểu luận Nội dung diện và hàng thừa kế theo pháp luật miễn phí





Mục lục
Lời mở đầu 1
Nội dung diện và hàng thừa kế theo pháp luật 2
I. Diện thừa kế theo pháp luật 2
1. ở thời kỳ phong kiến 2
2. Thời kỳ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà 2
3. Bộ luật dân sự 5
II. Hàng thừa kế theo pháp luật 9
1. Thời thực dân phong kiến 9
2. Đầu thời kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 10
3. Bộ luật dân sự 17
Kết luận 22
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ời để lại di sản bao gồm những người có quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản bao gồm: cha mẹ nuôi, anh, chị em nuôi.
Thông tư số 81 là văn bản của TANDTC hướng dẫn đường lối giải quyết tranh chấp về thừa kế phát sinh trong bối cảnh xã hội chưa có luật về thừa kế. Diện thừa kế theo pháp luật được quy định cũng như một số giải pháp giúp cho việc chia di sản thừa kế là tài sản sinh hoạt, tiêu dùng mà thôi. Việc xác định các quy định về thừa kế nói chung và diện những người thừa kế theo pháp luật nói riêng chưa xem xét đến tính khách quan của quan hệ kinh tế.
* Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990 quy định về diện những người thừa kế rộng hơn, bao gồm tất cả những người mà thông tư số 81 hướng dẫn xác định mà còn bao gồm thêm những người thuộc quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ khác đó là cụ nội, cụ ngoại, chú ruột, bác ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột của người để lại di sản và những người mà người để lại di sản gọi là chú ruột, bác ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột. Phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được qui định trong pháp lệnh thừa kế dựa trên quan điểm mang tính chất truyền thống về quan hệ gia đình Việt Nam. Những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người đó. Lợi ích của mỗi thành viên trong gia đình, dòng tộc luôn được pháp luật của nhà nước ta coi trọng và đảm bảo thực hiện trong mối quan hệ với lợi ích của toàn xã hội khi mà tài sản thuộc sở hữu tư nhân ngày càng phong phú về chủng loại và tăng cao về giá trị.
3. Bộ luật dân sự.
Bộ luật dân sự của nước ta được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/07/1996 diện những người thừa kế theo pháp luật lần đầu tiên được quy định trong văn bản có hiệu lực cao nhất là Bộ luật dân sự. Diện những người thừa kế theo pháp luật quy định trong Bộ luật dân sự vẫn dựa trên các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Theo quy định tại Điều 679 BLDS thì người thừa kế theo pháp luật gồm:
Hàng thứ nhất:
- Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã chết.
Hàng thứ hai:
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, chị ruột, anh ruột, em ruột của người đã chết.
Hàng thứ ba:
- Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột của người đã chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô ruột,dì ruột.
Qua việc áp dụng pháp luật tại ngành Toà án nhân dân đã giúp các nhà lập pháp nâng cao trình độ và kỹ thuật lập pháp để điều chỉnh toàn diện quan hệ kinh tế trong xã hội. Phạm vi diện những người được thừa kế trong pháp luật được BLDS quy định đã đánh dấu sự phát triển của pháp luật thừa kế ở nước ta và được thể hiện ở những phương diện sau:
- Thứ nhất: Quan hệ thừa kế theo pháp luật là loại quan hệ pháp luật về tài sản. Quyền thừa kế của công dân được pháp luật thừa kế điều chỉnh đã tạo điều kiện cho sự hình thành các quan hệ tài sản của các chủ thể tham gia vào quan hệ để lại di sản và nhận di sản.
- Thứ hai, diện những người thừa kế được mở rộng theo số lượng hàng thừa kế theo pháp luật đã đảm bảo cho việc chia di sản thừa kế của công dân được thực hiện một cách triệt để nhất. Di sản thừa kế không thể không chia cho những người có quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ với người để lại di sản.
Người thuộc diện thừa kế theo pháp luật là người có một hay đồng thời hai mối quan hệ với người để lại di sản trong phạm vi 3 mối quan hệ đã đề cập ở trên và được thể hiện cụ thể như sau:
- Người thuộc diện thừa kế theo pháp luật có mối quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản.
- Người có mối quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản.
- Người có mối quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản.
Ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng giữa ngưòi để lại di sản và người thừa kế chỉ là những căn cứ xác định diện những người thừa kế theo pháp luật. Phạm vi những người có quan hệ huyết thống gần, huyết thống xa với người để lại di sản có thuộc diện hay không thuộc diện thừa kế còn tuỳ từng trường hợp vào những quy định của pháp luật trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau.
* Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ hôn nhân.
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã ly hôn. Như vậy quan hệ hôn nhân hợp pháp là quan hệ giữa vợ và chồng khi kết hôn đã tuân thủ các điều kiện thủ tục pháp luật quy định. Vợ và chồng thuộc diện thừa kế của nhau theo pháp luật, khi quan hệ hôn nhân của họ tính đến thời điểm mở thừa kế của người vợ hay người chồng được xác định là hôn nhân hợp pháp. Căn cứ vào quan hệ hôn nhân hợp pháp, quyền thừa kế của vợ chồng trong việc nhận di sản của nhau được bảo vệ bằng páp luật. Quan hệ hôn nhân hợp pháp là quan hệ hôn nhân được xác lập thông qua việc đăng ký kết hôn.
* Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ huyết thống.
Pháp luật luôn bảo vệ lợi ích chính đáng của những người con xét về quan hệ huyết thống với cha, mẹ và nghĩa vụ của người làm cha mẹ đối với con. Quyền thừa kế theo pháp luật của con không phụ thuộc vào hình thức kết hôn của cha mẹ đẻ. Các con đẻ của người để lại di sản không phân biệt trai hay gái trong giá thú hay ngoài giá thú có năng lực hay không có năng lực theo qui định của pháp luật, họ đều thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau vì giữa họ với cha, mẹ đẻ có quan hệ huyết thống. Cha đẻ, mẹ đẻ của con dù là con trong hay ngoài giá thú đều có quan hệ huyết thống do vậy cha đẻ, mẹ đẻ với các con đẻ thuộc diện thừa kế của nhau. Quan hệ huyết thống được xác định giữa cha và con thì lợi ích của người con được đảm bảo trong việc thừa kế tài sản của bố đẻ khi người bố chết.
*Diện thừa kế theo pháp luật được xác định theo quan hệ nuôi dưỡng.
Khi chưa có Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau giữa cha mẹ với con, ông bà với cháu chỉ được coi là chuẩn mực đạo đức trong quan hệ gia đình. Nhưng khi có Luật hôn nhân từ năm 1959 thì đã có quy định nghĩa vụ của những người có quan hệ huyết thống trong việc chăm sóc giáo dục con cái chưa thành niên theo những nguyên tắc pháp luật và con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Con thì phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Ngưòi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng, người để lại di sản đã bị Toà án kết án bằng bản án có giá trị pháp lý thì người đó bị tước quyền thừa kế theo pháp luật (điều 646 BLDS).
Quan hệ nuôi dưỡng còn được thể hiện giữa mối quan hệ anh, chị với em khi cha mẹ không còn. Ông bà với cháu khi bố mẹ cháu mất và ngược lại. Giữa con riêng với cha kế, mẹ kế nếu họ có mối quan hệ chăm sóc yêu thương nhau như cha con, mẹ con. Họ được hưởng tài sản của nhau theo Điều 679, 680 BLDS. Quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi họ có quyền như con ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top