Mr_Tomi

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Những vướng mắc bất cập về chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và hướng hoàn thiện

I.Lời mở đầu:
Gia đình là tế bào của xã hội thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội.Trong gia đình mỗi người vừa là thành viên của gia đình vừa là thành viên của xã hội.Để gia đình tồn tại và phát triển cần có các điều kiện vật chất cơ sở kinh tế của gia đình để gia đình tồn tại.Do vậy chế độ tài sản vợ chồng luôn được các nhà làm luật quan tâm như là một chế định cơ bản quan trọng nhất của luật hôn nhân gia đình.Xây dựng các điều luật tốt,phù hợp với thực tế thì xã hội mới phát triển và giảm thiểu tiêu cực.Xây dựng chế độ tài sản trong luật hôn nhân gia đình đúng đắn là động lực đảm bảo sự ổn định của chế độ hôn nhân,các quan hệ hôn nhân.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã dự liệu chế độ cộng đồng tài sản theo luật định áp dụng cho các cặp vợ chồng gọi là chế độ cộng đồng tạo sản.Chế độ này được nhiều nước trên thế giới áp dụng vì ưu điểm phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường,tạo điều kiện linh hoạt khi thực hiện quyền sở hữu chung và tính độc lập khi định đoạt tài sản riêng.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 theo đó đã phát huy nhiều yếu tố tích cực trong việc ổn định các quan hệ hôn nhân trong xã hội,đặc biệt là việc quy định về chế độ tài sản vợ chồng đã góp phần ổn định và giải quyết tốt các vấn đề tài sản phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân.Nhưng chế độ tài sản vợ chồng trong luật HN&GD hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc bất cập cần giải quyết và đưa ra hướng hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc áp dụng luật vào thực tế.Sau đây em xin trình bày một số vấn đề còn vướng mắc bất cập về quy định chế độ tài sản vợ chồng theo luật HN&GD và hướng hoàn thiện.
II.Một số khái niệm chung:
1.Quan hệ tài sản vợ chồng:
Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là một loại quan hệ đặc biệt ràng buộc hai người, vốn đã gắn bó với nhau do hiệu lực của hôn nhân, nghĩa là có đăng ký kết hôn, liên quan đến tài sản, nói chung là đến các lợi ích vật chất có giá trị tiền tệ.
Trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, sự tồn tại của quan hệ tài sản giữa vợ và chồng lệ thuộc vào sự tồn tại của quan hệ hôn nhân. Quan hệ tài sản của vợ chồng không tồn tại giữa hai người chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn2. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng bị thủ tiêu, trong trường hợp hai người chung sống với nhau có đăng ký kết hôn, nhưng sau đó hôn nhân bị hủy theo một bản án hay quyết định của Toà án. Quan hệ tài sản giữa vợ chồng chấm dứt, trong trường hợp hai người chung sống với nhau có đăng ký kết hôn, nhưng sau đó hôn nhân chấm dứt do ly hôn hay do có một người chết.
2.Chế độ tài sản vợ chồng:
Kết hôn là sự kiện làm phát sinh một gia đình mà ở đó phản án sự chung sống của hai vợ chồng và con cái (nếu có). Như là một tất yếu của cuộc sống chung, vợ và chồng thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra phổ biến trong xã hội và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về hôn nhân và gia đình, trong một quy chế được gọi là «Chế độ tài sản của vợ chồng.
Chế độ tài sản vợ chồng là một trong những chế định cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật hôn nhân và gia đình.Đó là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về sở hữu tài sản của vợ chồng,bao gồm quy định các căn cứ xác lập tài sản,quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung,tài sản riêng,các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ chồng theo luật định.
III.Một số vấn đề lí luận về chế độ tài sản vợ chồng:
1.Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng
Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung của vợ chồng.Theo đó việc xác định tài sản chung của vợ chồng phải dựa vào nguồn gốc phát sinh tài sản.Cụ thể tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản sau:
+Tài sản do vợ chồng tạo ra,thu nhập do lao động hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kì hôn nhân
+Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: có thể là tiền lương,tiền thưởng,tiền trợ cấp,tiền trúng sổ số mà vợ chồng có được hay tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của bộ luật dân sự năm 2005:Từ điều 239 đến 244.
+Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng thu nhập nói trên
+Tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung hay được thừa kế chung.
+Tài sản mà vợ chồng có trước thời kỳ hôn nhân hơac được tặng cho riêng,thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ chông đã thỏa thuận xác nhập vào khối tài sản chung hay theo pháp luật quy định là tài sản chung.
+ Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.Quyền sử dụng đất mà vợ hay chồng có được trước khi kết hôn được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung của vợ chồng khi có thỏa thuận.
+ Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất,do vậy không thể xác định phần quyền sở hữu của chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung.Tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do công sức của cả hai vợ chồng trục tiếp tạo ra,có thể chỉ do vợ hay chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân.
+Đối với những tài sản mà phải đăng kí quyền sở hữu như nhà ở,quyền sử dụng đất và các tài sản có giá trị lớn khác phải ghi tên cả hai vợ chồng.Đây chính là căn cứ pháp lý xác định tài sản chung của vợ chồng khi có tranh chấp.
2 Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung
Đối với tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì về nguyên tắc vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.(Khoản 2 điều 219 Bộ luật Dân sự 2005 và khoản 1 điều 28 luật HNGD 2000).
+ Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý và sử dụng tài sản chung có nghĩa là việc sử dụng tài sản chung đương nhiên được coi là có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng.
+Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với khối tài sản chung thể hiện trong việc xác lập giao dich dân sự có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hay là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng.(Điều 28 luật hôn nhân và gia đình).
+Đối với giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản có giá trị không lớn hay dùng để phuc vụ nhu cầu thiết yếu hằng ngày cho gia đình thì chỉ cần do một bên vợ hay chồng thực hiện hay đương nhiên coi là có sự đồng ý của bên kia.Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.Trong trường hợpvì lý do nào đó mà chỉ một bên vợ chồng thực hiện giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hằng ngày thì bên kia phải chịu trách nhiệm liên đới.(Điều 25 Luật hôn nhân gia đình năm 2000)
3.Nguyên tắc chia tài sản giữa vợ chồng theo luật định:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định các trường hợp chia tài sản vợ chồng bao gồm:Chia tài sản vợ chồng khi vợ hay chồng chết,và chia tài sản chung vợ chồng khi vợ chồng li hôn.
3.1Chia taì sản vợ chồng trong thời kì hôn nhân:
Khoản 1 điều 29 quy định: “Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hay có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết”
Theo quy định trên thì chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại được tiến hành trong các trường hợp:
- Thứ nhất: vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng:xuất phát từ việc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của cá nhân,nếu một trong hai vợ chồng muốn đầu tư kinh doanh riêng thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng,tạo điều kiện cho vợ chồng có tài sản riêng làm vốn đầu tư kinh doanh.
- Thứ hai:Trường hợp vợ chồng phải thực hiên nghĩa vụ dân sự riêng mà họ không có tài sản riêng hay tài sản riêng không đủ để để thực hiện nghĩa vụ thì họ có thể chia tài sản chung để giúp người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Trường hợp có lý do chính đáng khác:việc xác định có lý do chính đáng để chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại là xuất phát từ lợi ích của gia đình,lợi ích vợ chồng hay của người thứ ba.Vì vậy lý do chính đáng đê chia tài sản chung vợ chồng tùy từng trường hợp khác nhau.
- Việc chia tài sản sản chung vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được chấp nhận.
3.2 Chia tài sản vợ chồng khi vợ hay chồng chết:
Điều 31 luật HN&GD quy định quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng
+ Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế.
+Khi vợ hay chồng chết hay bị Toà án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hay những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản.
+ Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hay chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hay bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.
3.3 Chia tài sản vợ chồng khi vợ chồng li hôn:
Theo điều 95 Luật HN&GD 2000 thì:
+Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
+Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
-Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
-Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hay đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
-Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
-Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hay theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
+Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
+Ngoài ra luật hôn nhân gia đình còn dự liệu các trường hợp như: Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn, Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
4.Quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản riêng:
Luật hôn nhân gia đình khẳng định vợ chồng có quyền có tài sản riêng và xác định rõ nguồn gốc phát sinh tài sản riêng.Đó là những tài sản mà vợ chồng có được từ trước khi kết hôn được tặng cho riêng hay được thừa kế riêng.Vợ chồng có quyền nhập hay không nhập tài sản vào khối tài sản chung.
III.Những vướng mắc bất cập về chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và hướng hoàn thiện:
Mặc dù đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần nhưng Luât Hôn nhân và Gia đinh Việt Nam cho đến nay, vẫn còn nhiều vướng mắc được đặt ra,gây khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp tài sản trong các vụ án li hôn,hay áp dụng luật vào thực tế của các cơ quan có thẩm quyền.Vấn đề chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
1.Về quy định tài sản riêng của vợ chồng:
-Luật hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 32 khoản 1,quy đinh tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này.
Theo một số nhà nghiên cứu một khi đã có định nghĩa tài sản chung, chỉ cần nói rằng những tài sản nào không được luật coi là tài sản chung, thì là tài sản riêng của vợ hay chồng. Thế nhưng, ngoài việc thừa nhận những tài sản riêng do tính chất, luật viết lại xây dựng định nghĩa tài sản riêng bên cạnh định nghĩa tài sản chung. Cuối cùng, có những tài sản không được ghi nhận tại bất kỳ định nghĩa nào và cũng không hẳn có tính chất riêng, do đó, không thể được biết thuộc về cả vợ và chồng hay chỉ thuộc về riêng một người.
- Luật HN&GD quy định tài sản riêng của vợ chồng gồm đồ dùng tư trang cá nhân.Tuy nhiên kể từ ngày luật HN&GD 2000 ra đời chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về việc xác định thế nào là đồ dùng tư trang cá nhân.
Có trường hợp đồ dùng tư trang cá nhân cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt vợ chồng có giá trị nhỏ so với khối tài sản chung,nhưng có những đồ dùng tư trang cá nhân lại được mua bằng tài sản chung của vợ chồng có giá trị lớn so với tài sản chung của vợ chồng như nhẫn kim cương,máy tính xách tay...trong khi đó thu nhập của vợ chồng lại rất thấp.
Luật nên quy định cụ thể nguồn gốc đồ dùng tư trang cá nhân gồm những gì thuộc tài sản riêng vợ chồng.Mặt khác khi có tranh chấp về loại tài sản này theo từng trường hợp cụ thể mà xem xét đồ dùng tư trang cá nhân có nguồn gốc giá trị như thế nào so với khối tài sản chung vợ chồng,mức thu nhập thực tế của vợ chồng để xác định chính xác và hơp lý tài sản riêng vợ chồng.
-Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 dự liệu vấn đề về tài sản riêng vợ chồng tại các điều 32,33.Theo nguyên tắc thì tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó nhưng từ những vướng mắc trong thực tế giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng để đảm bảo tính thống nhất áp dụng,luật hôn nhân gia đình năm 2000 cần dự liệu những vấn đề sau:
+Đối với những căn cứ xác lập tài sản riêng của vọ chồng còn bao gồm những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng của một bên,trừ trường hợp sự thỏa thuận đó có căn cứ rõ ràng là nhằm tẩu tán tài sản trốn tránh nghĩa vụ của vợ chồng với người khác.

- Trả các khoản nợ phát sinh trong quá trình quản lý sử dụng định đoạt tài sản riêng.Trừ trường hợp nợ phát sinh khi vợ chồng tiến hành khai thác các hoa lợi,lợi tức từ tài sản riêng trong thời kì hôn nhân mà vợ chồng không có thỏa thuạn hoa lợi lợi tức vẫn thuộc tài sản chung của vợ chồng.
-Bồi thường thiệt hại khi vợ chông là người quản lí di sản thừa kế mà có hành vi tẩu tán,phá tán làm hư hỏng mất mát tài sản.
-Các khoản nợ phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ tài sản gắn liền nhân thân vợ chồng như các khoản chi phí cho con riêng của mình,các chi phí cho người mà vợ , chồng là người giám hộ của người đó theo quy định pháp luật.
-Nghĩa vụ cấp dưỡng mà vợ chồng phải thực hiện liên đới đối với các thành viên trong gia đình.
-Bồi thường khoản tiền cấp dưỡng mà vợ chồng là người được quản lý nhưng làm tiêu tán,sử dụng không đúng mục đích.
-Nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh dựa trên cơ sở vợ chồng tự mình tiến hành các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng.(vi phạm khoản 3 điều 28 luật HN&GD)
-Bồi thường thiệt hại từ hành vi trái pháp luật của vợ chồng.
11.Xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân,sau đó lại khôi phục chế độ tài sản chung:
Luật hônn nhân và gia đình năm 2005 không quy định rõ vấn đề khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân.
Tại điều 9 điều 10 nghị định số 70/2001/NĐCP ngày 03/10/2001 có quy định vấn đề này.Tuy nhiên nhiều vấn đề về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân chưa được pháp luật hôn nhân gia đình dự liệu.
Luật HN&GD nên bổ sung những vấn đề sau:
Thứ nhất những lý do chính đáng để vợ chồng chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
Thứ hai:Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân có thể được vợ chồng tự thỏa thuận nhưng dứt khoát phải được tòa án hay cơ quan công chứng,chứng thực theo quy định pháp luật nhằm hạn chế tối đa hành vi của vợ chồng lợi dụng việc chia tài sản để tẩu tán tài sản.Trốn tránh ngĩa vụ đối với người khác.Quy định này nhằm kiểm soát chặt chẽ các trường hợp chia tài sản chung của vợ chông trong thời kì hôn nhân.
Thứ 3 sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân thì chế độ tài sản chung chấm dứt kể cả tài sản chung chia một phần hay toàn bộ.Nói cách khác thời kì hôn nhân trong trường hợp này không được coi là căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng vì đây là trường hợp đặc biệt ngoại lệ.
Thứ tư chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật.Luật cần dự liệu trường hợp sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân một thời gian sau vợ chồng mới ly hôn,hay vợ chồng chết trước những tài sản nào thuộc khối tài sản chung của vợ chồng thì mới chia.
Thứ năm luật hôn nhân gia đình cần quy định khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân hay khôi phục chế độ tài sản chung vợ chồng cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.Việc chia tài sản chung hay khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân phải được ghi chú bên lề giấy chứng nhận kết hôn,và giấy khai sinh cảu hai vợ chồng.Bởi lẽ vấn đề này liên quan trục tiếp đến quyền lợi của những người của những người khác khi kí kết các hợp đồng liên quan đến tài sản của vợ chồng và lợi ích của gia đình.
III.Lời kết:
Chế độ tài sản vợ chồng có vai trò to lớn trong việc điều tiết tiết ổn định trong cuộc sống hôn nhân gia đình,trong giao lưu dân sự,kinh tế,thương mại.Qua việc phân tích trên, chúng ta đã tìm ra được một số điểm hợp lí và bất hợp lí của vấn đề xung quanh quy định về chế độ tài sản của vợ chồng mà Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cần thiết phải quy định cụ thể, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan của xã hội.Nhà làm luật cần dự liệu về chế độ tài sản vợ chồng đầy đủ toàn diện hơn vì đó vừa là cơ sở để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản trong thời kì hôn nhân,đảm bảo quyền lợi cho người thứ ba khi kí kết các hợp đồng liên quan đến tài sản vợ chồng.Qua đó góp phần nhằm làm ổn định đời sống hôn nhân gia đình,tạo cơ sở pháp lý vưng chắc trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến quan hệ tài sản vợ chồng,tạo sự ổn định và thống nhất cách hiêu luật trong việc giải quyết các trường hợp thực tế.


















I.Lời mở đầu: 1
II.Một số khái niệm chung: 1
1.Quan hệ tài sản vợ chồng: 1
2.Chế độ tài sản vợ chồng: 2
III.Một số vấn đề lí luận về chế độ tài sản vợ chồng: 2
1.Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng 2
2 Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung 3
3.Nguyên tắc chia tài sản giữa vợ chồng theo luật định: 3
3.1Chia taì sản vợ chồng trong thời kì hôn nhân: 3
3.2 Chia tài sản vợ chồng khi vợ hay chồng chết: 4
3.3 Chia tài sản vợ chồng khi vợ chồng li hôn: 4
4.Quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản riêng: 5
III.Những vướng mắc bất cập về chế độ tài sản vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và hướng hoàn thiện: 5
1.Về quy định tài sản riêng của vợ chồng: 5
2.Về quyền khởi kiện của người thứ ba: 7
3. Đóng góp vào việc thực hiện nghĩa vụ: 8
4.Nguyên tắc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: 9
5. Quyền và lợi ích hợp pháp của các con khi bố mẹ chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân: 12
6.Xác định tài sản khi vợ chồng bị tuyên bố chết mà sau đó trở về: 12
7.Xác định nợ chung,nợ riêng 14
8.Nguyên tắc chia đôi tài sản: 15
9.Đảm bảo tài sản chung của vợ chồng khi li hôn: 15
10.Nghĩa vụ của vợ chồng được thực hiện từ tài sản riêng: 16
11.Xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân,sau đó lại khôi phục chế độ tài sản chung: 17
III.Lời kết: 18





Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Những vướng mắc và yếu kém trong việc thu hút FDI Luận văn Kinh tế 0
V Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với nghiên cứu khoa học trong các trường hợp tr Kinh tế quốc tế 0
S [Free] Những vướng mắc và giải pháp khắc phục trong quản lý thực hiện các dự án xây dựng ở RES co.,L Tài liệu chưa phân loại 0
E Thuế giá trị gia tăng và việc sử dụng sắc thuế này ở Việt nam cùng với những vấn đề vướng mắc còn tồ Môn đại cương 0
J Những vướng mắc và giải pháp khắc phục trong quản lý thực hiện các dự án xây dựng ở RES co.,LT Tài liệu chưa phân loại 0
N Nghiên cứu những vướng mắc trong quản lý thực hiện các dự án xây dựng ở Công ty TNHH Nhà nước một th Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: TÌM HIỂU NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HNGĐ VỀ CHẾ ĐỘ TÀ Tài liệu chưa phân loại 0
S Đặc điểm của hoạt động điều tra các tội phạm về ma túy? Những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn và Tài liệu chưa phân loại 0
A Bài tập: Chính sách hỗ trợ cho sinh viên vay vốn và những vướng mắc bất cập của chính sách này . Luận văn Kinh tế 1
B Tiểu luận: Những vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện quy định của Luật hôn nhân và gia đình về ch Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top