thesunshin123

New Member

Download Tiểu luận Phân tích và bình luận về các chủ thể có quyền lãnh đạo đình công theo quy định của luật sửa đổi, bổ dung một số điều của Bộ luật lao đông 2006, giải quyết tình huống miễn phí





MỤC LỤC
ĐỀ BÀI: 1
BÀI LÀM 2
1. Phân tích và bình luận về các chủ thể có quyền lãnh đạo đình công theo quy định của luật sửa đổi, bổ dung một số điều của Bộ luật lao động 2006? 2
2. Giải quyết tình huống 6
a/ Tranh chấp trên là tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể? Tại sao? 6
b/ Hội đồng trọng tài thành phố Hà Nội có nhận đơn và giải quyết vụ tranh chấp trên hay không? Tại sao? 8
c/ Việc chấm dứt HĐLĐ của công ty HT đối với người lao động đúng hay sai? Tại sao? 11
d/ Quyền lợi của 70 người lao động nói trên được giải quyết như thế nào .12
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ĐỀ BÀI:
Phân tích và bình luận về các chủ thể có quyền lãnh đạo đình công theo quy định của luật sửa đổi, bổ dung một số điều của Bộ luật lao đông 2006?
Cho tình huống:
Lấy lí do hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, ngày 16/12/2008,Hội đồng quản trị công ty HT ( có trụ sở tại Hà nội) đã quyết định cơ cấu lại công ty theo Điều 17 BLLĐ và cắt giảm lao động ở 3 trung tâm: Tủ điện, sửa chữa và phân xưởng cơ dụng để giảm bớt gánh nặng cho công ty. Sau 3 cuộc họp giữa lãnh đạo và công đoàn công ty không thống nhất được quan điểm cắt giảm lao động. Ngày 05/3/2009, Lãnh đạo công ty làm văn bản gửi sở LĐTBXH thành phố HN về việc cắt giảm lao động. Ngày 16/3/2009 Sở LĐTBXH có công văn yêu cầu công ty HT tạm dừng các thủ tục cắt giảm lao động để chờ kết luận của đoàn công tác liên ngành( Sở sẽ thành lập để kiểm tra việc cơ cấu lại và quyết định cắt giảm lao động của công ty). Tuy nhiên, từ ngày 06/4/2009 công ty HT đã thông báo chấm dứt HĐLĐ với 70 công nhân thuộc 3 trung tâm nói trên và đến hết tháng 4/2009 Công ty HT đã chấm dứt hợp đồng với 70 người lao động đó. Sau nhiều lần thương lượng và hòa giải tại công ty không đạt kết quả, tập thể người lao động công ty (do Công đoàn làm đại diện) đã kiện ra hội đồng trọng tài thành phố Hà Nội.
a/ Tranh chấp trên là tranh chấp lao động cá nhân hay tranh chấp lao động tập thể? Tại sao?
b/ Hội đồng trọng tài thành phố Hà Nội có nhận đơn và giải quyết vụ tranh chấp trên hay không? Tại sao?
c/ Việc chấm dứt HĐLĐ của công ty HT đối với người lao động đúng hay sai? Tại sao?
d/ Quyền lợi của 70 người lao động nói trên được giải quyết như thế nào?
BÀI LÀM
1. Phân tích và bình luận về các chủ thể có quyền lãnh đạo đình công theo quy định của luật sửa đổi, bổ dung một số điều của Bộ luật lao động 2006?
1.1. Đình công và chủ thể lãnh đạo đình công.
Dưới góc độ kinh tế, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế được thực hiện bởi những người lao động, nhằm gây sức ép để đạt được những yêu sách nhất định gắn với lợi ích kinh tế hay lợi ích nghề nghiệp.
Còn dưới góc độ xã hội, đình công là hành vi ngừng việc được thực hiện bởi ý chí tự nguyện của nhiều người lao động.
Dưới góc độ chính trị, đình công là hiện tượng có thể gây bất ổn đến tình hình chính trị quốc gia.
Dưới góc độ pháp lý, đình công là một quyền của người lao động được pháp luật thừa nhận( theo Điều 8 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên Hợp quốc).
Do đó có thể hiểu khái niệm Đình công là hiện tượng ngừng việc hoàn toàn (ngừng triệt để), có tổ chức của tập thể lao động nhằm gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại về kinh tế để buộc người sử dụng lao động hay một chủ thể khác phải thỏa mãn những yêu sách gắn với lợi ích của tập thể người lao động.
Tính tổ chức là một trong những thuộc tính cơ bản của đình công và là một yếu tố quan trọng để phân biệt đình công với các hiện tượng ngừng việc tự phát của người lao động. Những người lao động có hành vi ngừng việc lẻ tẻ, tự phát, thiếu tính tổ chức và sự liên kết có thể bị xử lí kỉ luật, thậm chí bị sa thải. Vì vậy tính có tổ chức không những là thuộc tính tự nhiên của đình công mà nó còn là một trong những điều kiện xác định tính hợp pháp trong hành vi ngừng việc của những người lao động.
Tính tổ chức đình công thường được biểu hiện ra bên ngoài thông qua việc phải có một chủ thể lãnh đạo đình công, có khả năng tập hợp những người lao động, định hướng hành động và tiến hành chỉ đạo quá trình đình công từ khi khởi xướng đến khi chấm dứt đình công. Vai trò lãnh đạo của chủ thể này được đánh giá là rất quan trọng, không những nó là dấu hiệu cơ bản để nhận dạng đình công, phân biệt đình công với những hiện tượng tương tự mà còn là yếu tố góp phần tạo nên sự thắng lợi cho cuộc đình công. Trong thực tế mọi cuộc đình công đều có thành phần lãnh đạo, nhưng tư cách pháp lí của chủ thể có được coi là hợp pháp hay không lại phụ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia.
Đình công là quyền đặc biệt quan trọng của người lao động, được coi là biện pháp thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể khi các cách thức giải quyết khác không đạt được kết quả. Tuy nhiên đình công còn tiểm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn trong quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ nói riêng đối với đời sống kinh tế xã hội nói chung. Kể từ khi ghi nhận quyền đình công của NLĐ, vấn đề lãnh đạo đình công luôn được luật lao động Việt Nam điều chỉnh. Theo đó quyền này thuộc về Ban chấp hành công đoàn cơ sở (hay ban chấp hành công đoàn lâm thời) của doanh nghiệp đình công. Hiện nay, theo quy định của luật lao động sửa đổi bổ sung quyền lãnh đạo đình công đã được mở rộng hơn đó là ngoài quy định việc lãnh đạo đình công tại các doanh nghiệp không có ban chấp hành công đoàn cơ sở (hay ban chấp hành công đoàn lâm thời) quyền lãnh đao đình công còn thuộc về thay mặt được tập thể người lao động cử ra. Điều 172a Bộ luật Lao động: “ Đình công phải do ban chấp hành cơ sở hay ban chấp hành công đoàn lâm thời (sau đây gọi chung là ban chấp hành cơ sở) tổ chức và lãnh đạo. Đối với doanh nghiệp chưa có ban chấp hành công đoàn cơ sở thì việc tổ chức và lãnh đạo đình công phải do thay mặt được tập thể lao động cử…”. Việc mở rộng quyền lãnh đạo đình công này của pháp luật lao động giúp cho vấn đề giải quyết đình công được mềm dẻo, không cứng nhắc dập khuôn. Bởi thế quyền lợi của người lao động mới được thực hiện một cách triệt để.
Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đình công, Ban chấp hành công đoàn cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc khởi xướng đình công, lấy ý kiến của tập thể người lao động về việc đình công, trao bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, gửi thông báo đến cơ quan tổ chức có thẩm quyền và trực tiếp điều hành cuộc đình công.
Với tư cách là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp của tập thể người lao động, công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức lãnh đạo người lao động thực hiện quyền đình công. Đây là một trong những quyền quan trọng của tổ chức công đoàn được pháp luật thừa nhận, vừa là trách nhiệm đương nhiên của công đoàn vì Ban chấp hành công đoàn cơ sở đã được những người lao động tín nhiệm bầu ra, thay mặt và thay mặt tập thể cho người lao động. Do đó mặc dù đình công là quyền của người lao động, nhưng để đảm bảo tính hợp pháp của việc thực hiện quyền đình công, đình công phải được tiến hành dưới sự lãnh đạo của công đoàn. Tuy nhiên đặt ra một số vấn đề như sau: Nếu doanh nghiệp có tổ chức công đoàn mà không được tín nhiệm của tập thể người lao động, có tổ chức công đoàn nhưng họ không đứng về phía người lao động, hay không có công đoàn cơ sở thì vấn đề đình công được giải quyết như thế nào cho hợp pháp, đúng trình t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top