Download Tiểu luận Tìm hiểu về WIPO - Việt Nam với WIPO và các mối quan hệ quốc tế miễn phí





Trên trường quốc tế, vị trí của WIPO đã có những thay đổi lớn so với khi mới thành lập: ngoài việc duy trì chức năng quản lý các Điều ước/Hiệp định được ký kết giữa các quốc gia, WIPO đẩy mạnh việc hợp tác liên chính phủ trong quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ, song song với việc mở rộng và đa dạng hóa các loại hình hoạt động. Một ví dụ nổi bật là sự gia tăng các hoạt động đăng ký vào các Hiệp ước: Bằng Sáng chế (PCT), Thỏa ước Mađrit và Nghị định thư về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, Hiệp ước La Hay về đăng ký quốc tế Kiểu dáng Công nghiệp v.v WIPO cũng không dừng ở việc thúc đẩy các đối tượng bảo hộ SHTT, mà đang ngày càng tham gia vào việc giúp đỡ các nước đang phát triển trong việc soạn thảo xây dựng và thực thi pháp luật, trong việc thiết lập cơ cấu hành chính và thiết chế phù hợp, và trong việc giúp đào tạo nguồn nhân lực.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Tìm hiểu về WIPO
Việt Nam với WIPO và các mối quan hệ quốc tế
LOGO Trụ sở chính đặt tại GENEVA Thụy Sỹ Tổng giám đốc Kamil Idris
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa công bố biểu trưng mới vào 26 tháng 4 năm 2010 nhân kỷ niệm 40 năm Công ước thành lập WIPO có hiệu lực và 10 năm Ngày sở hữu trí tuệ thế giới. Biểu trưng mới là một bước ngoặt về hình ảnh thương hiệu mới đối với WIPO, phù hợp với các định hướng mới được đưa ra nhằm theo kịp sự phát triển nhanh chóng của sở hữu trí tuệ trong thế kỷ 21.
Biểu trưng mới thể hiện chức năng động và tinh thần đổi mới của WIPO và là biểu tượng sức mạnh của sự tái tạo và sự thay đổi định hướng chiến lược của Tổ chức này. Biểu trưng được thiết kế dựa trên hình ảnh tòa nhà trụ sở chính của WIPO – một biểu tượng quen thuộc với tất cả thành viên WIPO và các chủ thể. Màu xanh gắn kết WIPO với Liên hợp quốc. Bảy đường cong thể hiện bảy đối tượng sở hữu trí tuệ như được đề cập trong Công ước WIPO, cụ thể là:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học,
Chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ; bản ghi âm,ghi hình; và chương trình phát thanh,truyền hình,
Sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người,
Phát minh khoa học,
Kiểu dáng công nghiệp,
Nhãn hiệu hàng hóa,nhãn hiệu dịch vụ,các chỉ dẫn và tên thương mại,
Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh và tất cả các quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hay nghệ thuật.
I. Quá trình hình thành và sứ mệnh của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO
1. Quá trình hình thành:
Nguồn gốc hình thành của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới bắt đầu từ năm 1833, năm ra đời của Công ước Pari về bảo hộ sở hữu trí tuệ, hiệp định quốc tế quan trọng đầu tiên nhằm giúp công dân của một nước có được sự bảo hộ ở nước ngoài đối với các sáng tạo trí tuệ của họ dưới hình thức các quyền sở hữu trí tuệ.
Năm 1883, hai văn phòng nhỏ hợp nhất thành một tổ chức quốc tế được gọi là Văn phòng Quốc tế Thống nhất về Bảo hộ Sở hữu Trí tuệ (được biết đến nhiều với tên viết tắt tiếng Pháp -BIRPI). Có trụ sở tại Berne, Thuỵ Sĩ, với 7 nhân viên, tổ chức này là tiền thân của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới ngày nay - một tổ chức năng động với hơn 170 nước thành viên và 650 nhân viên trên toàn thế giới.
Công ước Pari có hiệu lực năm 1884 với 14 nước thành viên, thành lập một Văn phòng Quốc tế nhằm quản lý việc thực hiện nhiệm vụ.
Năm 1886, bản quyền bắt đầu được quốc tế biết đến với Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Giống như Công ước Pari, Công ước Berne thành lập một Văn phòng Quốc tế để thực hiện nhiệm vụ.
Khi tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ tăng lên, cơ cấu và hình thức tổ chức cũng thay đổi. Năm 1960, BIRPI chuyển từ Berne đến Geneva để gần hơn với Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế tại thành phố này. Một thập kỷ sau, tiếp theo việc Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu Trí tuệ có hiệu lực, BIRPI trở thành WIPO, tiếp tục các cải tổ về cơ cấu và quản lý, và có ban thư ký chịu trách nhiệm đối với các nước thành viên.
Năm 1974, WIPO trở thành một tổ chức chuyên môn trong hệ thống tổ chức của Liên Hợp Quốc, với nhiệm vụ quản lý các vấn đề về sở hữu trí tuệ được các nước thành viên Liên Hợp Quốc công nhận. WIPO mở rộng vai trò và cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ trong việc quản lý thương mại toàn cầu vào năm 1996 bằng việc tham gia một hiệp định hợp tác với Tổ chức Thương mại Thế giới.
Năm 1898, BIRPI chỉ quản lý thực hiện 4 hiệp định quốc tế. Một thế kỷ sau, WIPO quản lý thực hiện 21 hiệp định  và thực hiện một chương trình hoạt động phong phú và đa dạng. Thông qua các thành viên và ban thư ký, WIPO tìm cách:
Làm hài hoà luật pháp và thủ tục của quốc gia về sở hữu trí tuệ .
Cung cấp dịch vụ đăng ký quốc tế đối với các quyền sở hữu công nghiệp.
Trao đổi thông tin về sở hữu trí tuệ.
Hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật cho các nước đang phát triển và các nước khác.
Hỗ trợ giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ của cá nhân.
Sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ lưu giữ, tiếp cận và sử dụng thông tin sở hữu trí tuệ quý giá.
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) là một trong số 16 cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc có trách nhiệm thúc đẩy việc bảo hộ sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới. Nó hoàn thành trách nhiệm này bằng việc thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quản lý nhiều "liên hiệp" và các tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các hiệp định đa phương và tạo ra các luật mẫu để các nước đang phát triển thông qua.
2. Thành viên của WIPO: Công ước thành lập WIPO tuyên bố quyền tham gia sẽ được dành cho mọi quốc gia là thành viên LHQ - tức là chỉ có quốc gia mới có thể trở thành thành viên WIPO. Quốc gia muốn gia nhập gửi Đơn xin gia nhập tới TGĐ WIPO tại Giơ-ne-vơ. Riêng các nước thành viên Công ước Paris và Công ước Bern chỉ có thể trở thành thành viên WIPO nếu họ đã ký kết/phê chuẩn hay gia nhập ít nhất là các điều khoản hành chính của Văn kiện Stockhôm (1967) của Công ước Paris hay văn kiện Paris (1971) của Công ước Bern. Hiện nay WIPO có 184 nước thành viên. 3. Sứ mệnh: WIPO hoạt động nhằm khuyến khích, thúc đẩy  hợp tác quốc tế trong các hoạt động sáng tạo trí tuệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ liên quan đến sở hữu công nghiệp vào các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của các quốc gia đó.
II. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO
1. Cơ cấu tổ chức: Đứng đầu WIPO là 1 Tổng Giám đốc (TGĐ). Giúp việc TGĐ là các Phó TGĐ và Ban thư ký. Về cơ cấu, theo Công ước thành lập WIPO, tổ chức này gồm 4 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội nghị, Ủy ban điều phối, Văn phòng Quốc tế (Ban thư ký).  Đại hội đồng (ĐHĐ) là cơ quan quyền lực cao nhất của WIPO. ĐHĐ  bổ nhiệm TGĐ trên cơ sở đề nghị của UB điều phối. ĐHĐ họp một lần/năm (thường vào cuối tháng 9 hàng năm) xem xét và thông qua các Báo cáo của UB điều phối, của TGĐ WIPO, thông qua ngân sách tài chính của tổ chức, thông qua các biện pháp do TGĐ đề ra . TGĐ đứng đầu Ban Thư ký, Ban này  bao gồm các nhân viên được WIPO tuyển chọn trên cơ sở chuyên môn có tính tới yếu tố hợp lý về địa lý. Trong thời gian họp Đại hội đồng WIPO, theo thông lệ, sẽ diễn ra song song các cuộc họp thường kỳ của các nước tham gia các Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ do WIPO quản lý (thường gọi là cuộc họp của Hiệp hội như Hiệp hội Paris, Hiệp hội Berne, Hiệp hội Madrid vv...) 2. Quá trình hoạt động và phát triển
Trên trường quốc tế, vị trí của WIPO đã có những thay đổi lớn so với khi mới thành lập: ngoài việc duy trì chức năng quản lý các Điều ước/Hiệp định được ký kết giữa các quốc gia, WIPO đẩy mạnh việc hợp tác liên...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top