Download Luật ngân hàng trong hệ thống pháp luật Việt Nam miễn phí





Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:
-Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.
-Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;
-Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;
-Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
-Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hay hạn chế cạnh tranh hay cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.
-Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
-Chủ sở hữu phải có đủ khả năng tài chính để góp vốn, đang hoạt động hợp pháp (nếu là pháp nhân); phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (nếu là cá nhân).
-Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật Các Tổ chức tín dụng;
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ủa tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
-Cấp tín dụng, tổ chức tài chính vi mô chỉ được cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam dưới hình thức cho vay. Việc cấp tín dụng của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn.
Khi thực hiện những họat động này, tổ chức tài chính vi mô phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cấp tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ trong tổng dư nợ cấp tín dụng không thấp hơn tỷ lệ do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Các họat động khác của tổ chức tài chính vi mô:
- Mở tài khoản của tổ chức tài chính vi mô. Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
-Hoạt động khác của tổ chức tài chính vi mô
Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn.
Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô.
Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô.
Làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm.
Về hình thức tổ chức, tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
1.2.2 Căn cứ vào tính chất sở hữu nguồn vốn:
Căn cứ vào tiêu chí này, tổ chức tín dụng được phân biệt thành: tổ chức tín dụng nhà nước; tổ chức tín dụng cổ phần; tổ chức tín dụng hợp tác xã, tổ chức tín dụng liên doanh; tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngòai; chi nhánh ngân hàng nước ngòai tại Việt Nam.
1.2.2.1 Tổ chức tín dụng nhà nước: Đây là loại hình tổ chức tín dụng được nhà nước thành lập và cấp vốn điều lệ 100% để họat động vì mục tiêu lợi nhuận hay thực hiện các chương trình, chính sách kinh tế xã hội của nhà nước. Chẳng hạn như: ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; hay là, ngân hàng chính sách xã hội.Tổ chức tín dụng nhà nước mang bản chất là một doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, tổ chức và họat động của chúng vừa phải tuân thủ theo Luật Các Tổ chức tín dụng và Luật Doanh nghiệp nhà nước.
1.2.2.2 Tổ chức tín dụng cổ phần: Đây là loại hình tổ chức tín dụng được thành lập trên cơ sở vốn góp của các cổ đông để thực hiện các họat động trong lĩnh vực ngân hàng. Cổ đông có thể là cá nhân, pháp nhân hay nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước không bắt buộc phải là cô đông trong tổ chức tín dụng cổ phần. Tổ chức tín dụng cổ phần được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần nên tổ chức và hoạt động của nó chịu sự điều chỉnh của Luật Các Tổ chức tín dụng và pháp luật về doanh nghiệp là công ty cổ phần. Chỉ có loại hình ngân hàng thương mại trong nước, tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước mới được thành lập, tổ chức dưới hình thức tổ chức tín dụng cổ phần. Điều 6 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010
Tổ chức tín dụng cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông lớn của tổ chức tín dụng cổ phần là cổ đông sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng cổ phần đó. Điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010
Về tỷ lệ sở hữu cổ phần, Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 đã quy định phân biệt giữa cổ đông là cá nhân và cổ đông là tổ chức. Cụ thể là, một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, Quy định này không ràng buộc trong những trường hợp sau đây:
-Cổ đông là tổ chức do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp hay chỉ định sở hữu cổ phần thông qua việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về việc tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu hay bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, hay khi Ngân hàng Nhà nước xác định số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất và việc chấm dứt hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có thể gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
-Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa;
-Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
-Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
Đồng thời, pháp luật về tổ chức tín dụng cũng đặt ra yêu cầu chặt chẽ hơn đối với cổ đông sáng lập. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% tổng số cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ.
1.2.2.3 Tổ chức tín dụng hợp tác xã: Đây là loại hình tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Hình thức tồn tại phổ biến là các Quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân sẽ hình thành nên hình thức ngân hàng hợp tác xã. Tổ chức tín dụng hợp tác được tổ chức dưới hình thức hợp tác xã kinh doanh tiền tệ và mang tính tương trợ rất cao. Vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân là tổng số vốn do các thành viên góp và được ghi vào Điều lệ. Mức vốn góp tối thiểu và tối đa của một thành viên do Đại hội thành viên quyết định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1.2.2.4 Tổ chức tín dụng nước ngoài: Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài. Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức, ngân hàng thương mại liên doanh, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
Về loại hình cơ cấu ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S [Free] Yếu tố cạnh tranh và yếu tố pháp luật trong môi trường kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Luật ngân sách và hợp đồng lao động Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Các quy định của pháp luật hiện hành về phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật bảo hiểm tiền gửi tại các ngân hàng thương mạ Tài liệu chưa phân loại 0
L [Free] Tiểu luận Tìm hiểu quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng thu ngân sách nhà nước từ các Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Tiểu luận Dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi)- Một số nội dung quy định cụ thể Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Những trường hợp phá vỡ nguyên tắc ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Vận dụng lí luận về địa tô của Mac trong luật đất đai thuế nông nghiệp và việc thuê đất ở Việ Luận văn Kinh tế 0
D [Free] So sánh về khái niệm và việc phân loại hành vi thương mại theo pháp luật Việt Nam và pháp luậ Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Hoạt động tư vấn và tham gia tranh tụng của Văn phòng Luật Sư Tràng An trong lĩnh vực Đất Đai Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top