Kathlynn

New Member

Download Tiểu luận Mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật miễn phí





Tính khả thi của các luật, pháp lệnh chính là tư tưởng, quan điểm của Đảng được thể hiện thông qua nội dung của chúng. Hơn ai hết, Quốc hội, mà cụ thể là các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ (lãnh đạo chính trị) thường giữ các chức vụ quan trọng trong Đảng, nắm bắt định hướng và sự chỉ đạo của Đảng. Việc chỉ đạo, định hướng này là điều kiện đầu tiên bảo đảm cho chất lượng, hiệu quả của công tác lập pháp. Hoạt động này hiện nay chưa được thực hiện vì thực tế, ý tưởng xây dựng luật, pháp lệnh là của các Bộ, ngành chứ chưa thực sự là sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, mặc dù Quốc hội là cơ quan thực hiện chức năng lập pháp (khi có sáng kiến, theo quy trình, Chính phủ sẽ trình chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của các Bộ)
Định hướng tư tưởng của các dự án bao gồm:
- Quan điểm, chính sách của Đảng cần thể hiện;
- Thực tiễn hoạt động quản lý (những vướng mắc cần tháo gỡ để giải quyết các mối quan hệ xã hội sẽ được luật, pháp lệnh điều chỉnh);
- Tác động của Nhà nước vào quá trình quản lý phù hợp với từng thời điểm cụ thể (các giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế, vấn đề xã hội hoá )
- Mục tiêu và hiệu quả của các dự án.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

I. Một số yêu cầu của mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốchội trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Công tác xây dựng pháp luật ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện nước ta đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trong quá trình chỉ đạo hoạt động lập pháp, Đảng ta nhấn mạnh “…phấn đấu trong những năm tới dần dần có đủ các đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, bảo đảm định hướng XHCN; dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn Việt Nam, có nghiên cứu tham khảo chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài…”1 và cần “ Cải tiến sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ để bảo đảm tính kịp thời và nâng cao chất lượng xây dựng luật”2. Trong các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cũng đều tập trung hướng dẫn các Bộ, nghành làm tốt hơn nữa công tác trình các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ chuẩn bị  trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội3.
2. Xuất phát từ chức năng của Quốc hội và Chính phủ trong bộ máy nhà nước thông qua mối quan hệ giữa hai hoạt động lập pháp và hành pháp ở Việt nam, Chính phủ xem như chủ thể chính trong việc soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, hay nói cách khác, sáng kiến lập pháp hiện nay chủ yếu là từ phía Chính phủ (trên 90% các dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình). Điều đó khẳng định một thực tế là: trong điều kiện một Đảng cầm quyền ở Việt Nam, việc hoạch định chính sách cũng như xây dựng, ban hành các dự án luật, pháp lệnh không phải chỉ có một cơ quan duy nhất, mà là sản phẩm của mối quan hệ mang tính chất “ cộng đồng trách nhiệm” giữa các chủ thể trình (trong đó có Chính phủ) và chủ thể ban hành là Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
3. Chất lượng lập pháp của chúng ta, theo đánh giá của giới chuyên môn hiện nay là thấp, chất lượng không cao; nhiều dự án luật, pháp lệnh không khả thi, thiếu thực tiễn v.v…Có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chính là sự phối kết hợp giữa Chính phủ (các cơ quan của Chính phủ) vói Quốc hội (các cơ quan của Quốc hội) trong quá trình xây dựng chưa đạt yêu cầu của một chu trình lập pháp khoa học, khách quan và mang tính sáng tạo.
Qua theo dõi, chúng tui thấy nguyên nhân trên chính là ” vùng trũng” trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh hiện nay.
4. Về mặt pháp lý, chúng ta chưa có quy chế ràng buộc lẫn nhau giữa các cơ quan của Chính phủ với Quốc hội (thông qua các chế tài cụ thể) để quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong mối quan hệ này. Chúng ta có các đạo luật về tổ chức (tổ chức Quốc hội, Chính phủ), các đạo luật này chỉ quy định thẩm quyền mang tính chất nội dung chứ không phải quy định thể hiện mối quan hệ mang tính thủ tục trong việc phối hợp dể tăng cường công tác lập pháp. Hiện nay, chúng ta có Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) năm 2002 quy định các thủ tục, trình tự xây dựng một dự án luật, pháp lệnh, nhưng cũng chưa có một quy định nào khẳng định mối quan hệ (tui nhắc lại, mang tính chế tài, nếu các chủ thể không thực hiện thì phải chịu trách nhiệm gì?). Ví dụ, việc xây dựng chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh không đáp ứng yêu cầu thực tế dẫn đến các đạo luật được ban hành không có hiệu quả thì ai chịu trách nhiệm, Bộ, nghành chủ trì, Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hay quốc hội? Nguyên nhân này làm cho các cơ quan tham gia xây dựng chương trình theo hướng ‘mạnh ai, nấy làm” hay “ngành này có luật, pháp lệnh thì ngành ta cũng phải xây dựng luật, pháp lệnh” v.v…
Từ các yêu cầu trên, đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu kỹ nội dung các mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội trong việc tăng cường hoạt động lập pháp.
II. Nội dung các mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội trong công tác xây dựng pháp luật
Như trên đã phân tích, Quốc hội và Chính phủ hoạt động theo thẩm quyền do Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ quy định. Trong các quy định của Hiến pháp, luật có nhiều nội dung liên quan đến thẩm quyền của hai loại chủ thể này mối quan hệ (tại tham luận này, tui không nhắc lại thẩm quyền (bao gồm các quy phạm nội dung) của Quốc hội, Chính phủ) mà chỉ đề cập đến khía cạnh mối quan hệ như là cách, cách thức, lề lối làm việc và trách nhiệm của 2 chủ thể này thông qua các quy định đã có hay thực tiễn đã có mà chưa được quy phạm hoá.
Nội dung mối quan hệ
Có thể liệt kê nhiều nội dung về mối quan hệ giữa 2 chủ thể này trong việc tăng cường hoạt động lập pháp, nhưng theo cách tiếp cận về mặt chuyên môn, chúng tui trình bày các nội dung sau:
1. Mối quan hệ giữa các thành viên Chính phủ với Quốc hội (các Uỷ ban của Quốc hội, UBTVQH và Đại biểu Quốc hội).
Về lý thuyết, các thành viên Chính phủ do quốc hội phê chuẩn theo giới thiệu của Thủ tướng Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội (trách nhiệm chính trị) và trách nhiệm trước bộ, ngành mình với tư cách là Bộ trưởng trước Quốc hội, Chính phủ. Theo đó, Thành viên Chính phủ phải thực hiện thẩm quyền theo luật định, ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm về các hoạt động chỉ đạo, điều hành cụ thể của mình trong bộ, ngành trước Quốc hội (Quốc hội có thể chất vấn những vấn đề cụ thể trong điều hành của Bộ trưởng…, kể cả quá trình xây dựng pháp luật).Thành viên Chính phủ hiện nay được chia thành 2 loại chủ thể (thành viên Chính phủ là đại biểu Quốc hội; thành viên Chính phủ không là đại biểu Quốc hội). Trong mối quan hệ với Quốc hội, các thành viên Chính phủ đều có trách nhiệm như nhau về ngành, lĩnh vực mình phụ trách, nhưng thẩm quyền đầy đủ sẽ thuộc về các thành viên Chính phủ là đại biểu Quốc hội. Bởi lẽ, họ có thể phát biểu trước Quốc hội với 2 tư cách: Thành viên Chính phủ và Đại biểu Quốc hội.
Từ cách khai thác thẩm quyền trên, trong thực tế cho thấy, các Bộ trưởng đều có trách nhiệm chính trị cao, làm tốt mọi nhiệm vụ Quốc hội, Chính phủ giao. Trong công tác lập pháp, thì trách nhiệm này cũng được thể hiện đầy đủ thông qua các hoạt động như thay mặt Chính phủ chịu trách nhiệm về các dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội, UBTVQH; trả lời chất vấn về các vấn đề liên quan đến xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật; về tiến độ, chất lượng các dự án luật, pháp lệnh…
Hơn ai hết, các thành viên Chính phủ là người thực thi pháp luật, chỉ đạo, điều hành để đưa các dự án luật, pháp lệnh vào đời sống thực tiễn. Công tác lập pháp chỉ có thể phát huy hiệu quả khi các dự án luật, pháp lệnh được thực thi trong thực tiễn, thông qua sự chấp hành của Chính phủ, mà cụ thể là các Bộ, ngành. Tuy nhiên, trong thực tiễn, cũng có lúc, có nơi, việc thực hiện thẩm quyền này (thẩm quyền của các thành viên Chính phủ ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top