mr.puta_1988

New Member

Download Khóa luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước: Thực trạng và giải pháp miễn phí





Vấn đề để lại thừa kế QSDĐ cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Luật Đất đai 2003 quy định còn thiếu tính cụ thể để thực hiện trên thực tế. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật Đất đai 2003 sẽ hưởng giá trị QSDĐ mà họ được thừa kế. Tuy nhiên, họ sẽ được hưởng giá trị QSDĐ như thế nào để đảm bảo quyền, lợi ích của họ khi chính họ không được phép chuyển nhượng QSDĐ ở. Vì vậy, trong trường hợp này, Luật Đất đai nên quy định cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được chuyển QSDĐ ở thông qua một tổ chức được phép đấu giá QSDĐ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

uả cao.
Luật Đất đai 2003 bên cạnh những điểm tích cực, sau 7 năm thi hành đã phát sinh một số nội dụng cần điều chỉnh. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Chỉ thị số 1315/CT – TTg ngày 23/7/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về việc Tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 và tiến tới thực hiện sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về Tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 và sửa đổi Luật Đất đai 2003 thành lập theo Quyết định số 1665/ QĐ – TTg ngày 09/9/2010 để ngày càng thực hiện tốt hơn nữa chính sách của nhà nước về quản lý đất đai. Theo dự kiến các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ hoàn thành báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai vào cuối tháng 3/2011. Trên cơ sở đó, Bộ tài nguyên và Môi trường sẽ hoàn thành Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai vào tháng 5/2011. Việc xây dựng Luật Đất đai sửa đổi sẽ tiến hành đồng thời với việc tổng kết thi hành Luật Đất đai.
Về số lượng VBQPPL do cơ quan nhà nước ban hành trong lĩnh vực đất đai thời gian qua cho thấy: Tính từ năm 1953 đến khi Luật Đất đai năm 1987 ra đời, số lượng VBQPPL trong lĩnh vực đất đai được ban hành là 10 nghị định, 19 nghị quyết, quyết định, 30 chỉ thị và 31 thông tư. Từ 1987 đến khi Luật Đất đai 1993 ra đời, các VBQPPL trong lĩnh vực này tiếp tục được ban hành với số lượng nhiều dưới các hình thức khác nhau, điều chỉnh ngày càng cụ thể hơn các vấn đề trong lĩnh vực đất đai. Từ năm 1993 đến năm 2003, đã có hơn 200 VBQPPL do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành về quản lý và sử dụng đất đai, trong đó có Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất và nhiều đạo luật khác có liên quan, 08 pháp lệnh, 01 nghị quyết của Quốc hội, 03 nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, 03 nghị quyết của Chính phủ, 68 nghị định, 23 quyết định, 16 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 11 thông tư của Tổng cục Địa chính, 25 thông tư liên bộ, 23 thông tư của các Bộ, ngành liên quan, 09 quyết định của ngành. Ngoài ra còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan quy định về vấn đề đất đai như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất… và các văn bản hướng dẫn thi hành. [6, tr.8]
Sau khi Luật Đất đai 2003 ra đời đến nay, tổng cộng Chính Phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành hơn 200 văn bản, gồm 58 văn bản hướng dẫn thi hành và 142 văn bản liên quan đến pháp luật về đất đai. [18].
Trong những năm qua, tại chính quyền địa phương thì Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp tỉnh, huyện, xã cũng đã ban hành nhiều VBQPPL trong lĩnh vực đất đai. Nhìn chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai tại chính quyền địa phương được ban hành trong những năm qua đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Đó là một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, giải quyết khá tốt mối quan hệ đất đai ở mỗi địa phương, bước đầu đáp ứng được các mối quan hệ đất đai mới hình thành trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. Hệ thống pháp luật đất đai luôn đổi mới, ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và ổn định xã hội. Bên cạnh nội dung hành chính, hệ thống pháp luật đất đai đã có nội dung kinh tế – xã hội phù hợp với đường lối quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường của Đảng và Nhà nước.
Điển hình như, tại thành phố Hồ Chí Minh, sau khi Luật Đất đai 2003 ra đời, HĐND, UBND thành phố đã ban hành hơn 100 VBQPPL để cụ thể hóa và triển khai thi hành Luật Đất đai trên địa bàn thành phố, gồm có 11 nghị quyết, 10 chỉ thị và 95 quyết định, điều chỉnh đầy đủ 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo quy định tại Điều 6 Luật Đất đai năm 2003. Đặc biệt có một số nội dung có rất nhiều VBQPPL được ban hành như: nội dung quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: 27 văn bản; Quản lý tài chính về đất đai: 20 văn bản; Đăng ký quyển sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 12 văn bản. [19]. Tại thành phố Hà Nội, thực hiện Luật Đất đai 2003 và các Nghị định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai của các Bộ, nghành Trung ương; UBND thành phố Hà Nội đã ban hành 50 VBQPPL quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố. Trong đó, nội dung quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: 12 văn bản; Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 12 văn bản; Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: 07 văn bản; Quản lý tài chính về đất đai: 11 văn bản; Phát triển quỹ đất và quản lý phát triển thị trường bất động sản: 03 văn bản; Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính: 02 văn bản; Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai: 02 văn bản; Thủ tục hành chính về đất đai: 01 văn bản. [18].
Có thể nói, từ 1946 đến nay, số lượng VBQPPL trong lĩnh vực đất đai ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.
2.2. Những hạn chế trong hoạt động ban hành VBQPPL của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
2.2.1. Tồn tại một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước ban hành sai trái về căn cứ pháp lý ban hành văn bản.
Để đảm bảo có hiệu lực trên thực tế, việc ban hành VBQPPL nói chung và VBQPPL trong lĩnh vực đất đai nói riêng trước tiên phải có căn cứ pháp lý hợp pháp cho việc ban hành. Căn cứ pháp lý ban hành văn bản là đảm bảo pháp lý đầu tiên cho sự ra đời của một văn bản pháp luật, vì vậy việc đảm bảo căn cứ pháp lý khi ban hành văn bản chính là tiêu chí hợp pháp đầu tiên của văn bản. Căn cứ pháp lý cho việc ban hành VBQPPL chính là những văn bản pháp luật chứa đựng các quy định về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của chủ thể ban hành văn bản và văn bản chứa đựng các quy phạm liên quan đến nội dung của văn bản soạn thảo. Vì vậy, khi ban hành văn bản pháp luật các chủ thể phải đảm bảo viện dẫn căn cứ pháp lý hợp pháp làm cơ sở cho việc ban hành. Đối với lĩnh vực đất đai, căn cứ pháp lý có thể là Hiến Pháp, Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ – CP về thi hành luật đất đai… Về mặt lý luận, những văn bản pháp luật được viện dẫn trong phần căn cứ pháp lý phải đảm bảo được các nguyên tắc: là văn bản pháp luật đang có hiệu lực pháp luật tại thời điểm được viện dẫn; là văn bản có nội dung liên quan mật thiết tới chủ đề văn bản đang soạn thảo như quy định về thẩm quyền ban hành văn bản hay có quy định chung mà văn bản phải cụ thể hóa thành những qui định chi tiết, đầy đủ hơn, hay chứa đựng các quy phạm mà văn bản đang áp dụng.
Trên thực tế, trong quá trình ban hành VBQPPL trong lĩnh vực đất đai vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm về căn cứ pháp lý như: viện dẫn thiếu căn c
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Khóa luận Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần g Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài tron Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Khóa luận Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của n Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1
A [Free] Khóa luận Thực trạng quy định pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT và một số kiến n Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top