yenbai_net

New Member

Download Tiểu luận Phân tích vai trò của hệ thống các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động của hệ thống công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẨU . 1
NỘI DUNG 1
I-Khái quát chung .1
II-Vai trò của hệ thống các công ty con, công ty liên kết của TCTD . .2
III-Cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động của hệ thống
các công ty con, công ty liên kết của TCTD .4
1. Cơ sở pháp lý 4
2. Thực trạng hoạt động của hệ thống
các công ty con, công ty liên kết của TCTD 9
IV- Phương hướng hoàn thiện để nâng cao vai trò của
hệ thống các công ty con, công ty liên kết của TCTD .14
KẾT LUẬN .16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .17
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề khác của nền kinh tế:
Thứ nhất, TCTD là doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ.
Thứ hai, TCTD là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chủ yếu, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng.
Thứ ba, TCTD là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý nhà nước của ngân hàng nhà nước và thuộc phạm vi áp dụng pháp luật ngân hàng.
Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì tổ chức tín dụng bao gồm bốn loại hình là: Ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, quỹ tín dụng nhân nhân và công ty tài chính vi mô.
Về khái niệm công ty con, công ty liên kết của các TCTD thì trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 có quy định:
Công ty con của TCTD là công ty thuộc một trong các trường hợp sau đây:
TCTD hay TCTD và người có liên quan của TCTD sở hữu trên 50% vốn điều lệ hay trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết.
TCTD có quyền trực tiếp hay gián tiếp bổ nhiệm đa số hay tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hay Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty con.
TCTD có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con.
TCTD và người có liên quan của TCTD trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của công ty con
Công ty liên kết của TCTD là công ty trong đó TCTD hay TCTD và người có liên quan của TCTD sở hữu trên 11% vốn điều lệ hay trên 11% vốn cổ phần có quyền biểu quyết, nhưng không phải là công ty con của TCTD đó.
II-Vai trò của hệ thống các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng.
Trước hết việc thành lập các công ty con, công ty liên kết tiến hành các hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ giúp đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của TCTD. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có những hoạt động TCTD có thể trực tiếp kinh doanh nhưng cũng có những hoạt động mà TCTD muốn tiến hành kinh doanh thì bắt buộc phải thông qua các công ty con, công ty liên kết. Như vậy bên cạnh hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp của TCTD, các TCTD còn có thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác thông qua hệ thống các công ty con, công ty liên kết như kinh doanh vàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, tư vấn tài chính, môi giới tiền tệ… Từ đó hình thành các TCTD kinh doanh đa năng, tổng hợp.
Thứ hai, việc đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh thông qua hệ thống các công ty con, công ty liên kết được các TCTD sử dụng như một giải pháp nhằm tăng lợi nhuận trong kinh doanh (đặc biệt trong điều kiện các TCTD bị NHNN khống chế mức tăng trưởng tín dụng).
Thứ ba, việc thành lập các công ty con, công ty liên kết còn giúp các TCTD sử dụng nguồn vốn huy động được một cách hiệu quả. Các TCTD có thể thông qua các công ty con, công ty liên kết để giải ngân nguồn vốn, đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác nhau để tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của công ty con, công ty liên kết sẽ góp phần bổ sung nguồn vốn để TCTD thực hiện hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng.
Thứ tư, việc thành lập các công ty con, công ty liên kết cũng góp phần giúp các TCTD tăng khả năng huy động vốn. Thông qua nguồn vốn được huy động từ các công ty con, công ty liên kết các TCTD có thể bảo đảm thanh khoản hay cho vay khi việc huy động vốn của TCTD gặp khó khăn.
Thứ năm, thành lập các công ty con, công ty liên kết cũng giúp các TCTD sử dụng có hiệu quả nguồn lực các nguồn lực vốn có (như là vốn, cơ sở vật chất – kỹ thuật, nhân lực…) để phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh. Đồng thời khi thành lập các công ty con, công ty liên kết để kinh doanh trong các lĩnh vực cụ thể cũng giúp cho việc kinh doanh được hiệu quả hơn so với việc TCTD phải trực tiếp quản lý và tiến hành nhiều hoạt động kinh doanh cùng lúc.
III-Cơ sở pháp lý và thực trạng hoạt động của hệ thống các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng.
1.Cơ sở pháp lý.
Cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của công ty con, công ty liên kết của TCTD được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 và Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Theo quy định của các văn bản trên thì:
Ngoài khái niệm công ty con, công ty liên kết của TCTD quy định tại khoản 29, khoản 30 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì tại Thông tư 03/2010/TT-NHNN có quy định:
Công ty con của TCTD là doanh nghiệp, TCTD khác có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có do TCTD góp vốn thành lập hay mua cổ phần theo quy định của ngân hàng nhà nước và:
Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hay vốn cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp, TCTD khác đó, trừ trường hợp quyền sở hữu không gắn liền với quyền kiểm soát doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác đó, hoặc;
Sở hữu ít hơn 50% vốn điều lệ hay vốn cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp, TCTD khác đó nhưng:
Các cổ đông, các thành viên khác thỏa thuận dành cho TCTD góp vốn, mua cổ phần hơn 50% quyền biểu quyết, hoặc;
TCTD có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với doanh nghiệp, TCTD khác đó, hoặc;
TCTD có quyền bổ nhiệm hay bãi nhiệm đa số thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hay cấp quản lý tương đương của doanh nghiệp, TCTD khác đó, hoặc;
TCTD có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hay cấp quản lý tương đương.
(khoản 4 Điều 2, Thông tư 03/2010/TT-NHNN)
Công ty liên kết của TCTD là doanh nghiệp, TCTD khác có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập mà TCTD góp vốn thành lập hay mua cổ phần theo quy định của Ngân hàng nhà nước và đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
TCTD có quyền tham gia vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp, TCTD khác đó nhưng không kiểm soát các chính sách đó;
TCTD sở hữu từ 20% đến 50% vốn điều lệ hay vốn cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp, TCTD khác đó;
Không phải là công ty con, công ty liên doanh của TCTD.
(khoản 7 Điều 2, Thông tư 03/2010/TT-NHNN)
Từ khái niệm trên có thể thấy, công ty con, công ty liên kết của TCTD cũng là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập được TCTD góp vốn hay mua cổ phần. Điểm khác biệt giữa công ty con và công ty liên kết của TCTD là đối với công ty con thì TCTD nắm đa số vốn điều lệ hay cổ phần có quyền biểu quyết và nắm quyền kiểm soát, chi phối các hoạt động của công ty còn đối với công ty liên kết thì TCTD không có quyền kiểm soát.
Về việc thành lập công ty con, công ty liên kết, Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định:
Đối với ngân hàng thương mại, theo quy định tại Điều 103 thì:
Ngân hàng thương mại phải thành lập hay mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây:
Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối ch...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top