aloha_everyone

New Member

Download Tư pháp quốc tế và vấn đề xây dựng quy phạm pháp luật bởi Tòa án ở Pháp và Việt Nam miễn phí





Trong thực tế, các quy phạm pháp luật được thiết lập bởi Tòa án tối cao Pháp thông qua vụ việc cụ thể trong các bản án. Vậy phải tìm kiếm các bản án này như thế nào? Từ đầu những năm 80 việc tìm kiếm các bản án của Tòa án tối cao khá đơn giản vì tất cả các bản án của Tòa án tối cao được ghi lại trong CDROM. Nhưng những CDROM này thường phát hành 5 hay 6 tháng sau khi bản án được đưa ra. Vậy muốn có thông tin cập nhật liên quan đến các bản án người quan tâm phải tìm xem trong các tạp chí luật theo quý như Tạp chí JDI, Tạp chí RCDIP; tạp chí hàng tháng như Tạp chí RJDA; tạp chí hàng tuần như Tạp chí Dalloz, Tạp chí JCP.G, Tạp chí JCP.E hay tạp chí hàng ngày như Tạp chí Gaz.Pal., Tạp chí Petites affiches, v.v Những bản án có tính điển hình có thể tìm thấy trong Bản tin của Tòa án tối cao hàng tháng (Bull.civ.) và một số bản án quan trọng được sưu tập và bình luận trong cuốn Những bản án quan trọng của Tư pháp quốc tế Pháp, Nxb Dalloz 1998 của hai chuyên gia B.Ancel và Y.Lequette.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

đến giá trị pháp lý của quy phạm pháp quy được xây dựng bởi Tòa án tối cao để điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (II), chúng tui xin giới thiệu với bạn đọc những kỹ thuật mà Tòa án tối cao Pháp và Tòa án tối cao Việt Nam sử dụng khi thiết lập các quy phạm loại này(I). I. Những kỹ thuật xây dựng quy phạm hướng dẫn do Tòa án sử dụng trong Tư pháp quốc tế Pháp và Việt Nam Nghiên cứu tổng quát Tư pháp quốc tế Pháp và Việt Nam chúng ta thấy tồn tại hai kỹ thuật phổ biến mà Tòa án tối cao Pháp và Tòa án tối cao Việt Nam sử dụng để xây dựng một số quy phạm pháp luật liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài: Tòa án Pháp cũng như Tòa án Việt Nam thiết lập một số quy phạm pháp luật của Tư pháp quốc tế thông qua việc cụ thể hóa pháp luật (1) và thông qua việc bổ sung pháp luật(2). 1. Xây dựng quy phạm pháp luật của Tư pháp quốc tế bởi Tòa án thông qua việc cụ thể hóa pháp luật  Ở Pháp và Việt Nam tồn tại một số văn bản pháp quy điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nhưng còn ở dạng khung và trừu tượng. Để đưa những văn bản này vào thực tiễn đời sống, Tòa án đã phải cụ thể hóa nó và thông qua việc cụ thể hóa Tòa án tối cao Pháp (a) và Tòa án tối cao Việt Nam (b) đã xây dựng một số quy phạm pháp quy. Chúng tui xin dẫn một số ví dụ. a. Ở Pháp: 3. Theo Điều 3 khoản 3 Bộ luật Dân sự Napolêon năm 1804, “luật liên quan đến trạng thái và năng lực điều chỉnh người Pháp ngay cả khi họ sống ở nước ngoài”. Quy phạm này đã được hai chiều hóa. Theo pháp luật Pháp hiện nay, “trạng thái và năng lực” của một chủ thể được điều chỉnh bởi pháp luật nhân thân của chủ thể này. Thuật ngữ “trạng thái và năng lực” được sử dụng ở đây còn khá trừu tượng và chung chung. Tình trạng của một cá nhân bị điên, bị tâm thần hay bị sa sút trí tuệ khi ký kết một hợp đồng dân sự là một vấn đề liên quan đến “trạng thái và năng lực” được điều chỉnh bởi pháp luật nhân thân hay là một vấn đề liên quan đến sai sót trong ký kết hợp đồng dân sự được điều chỉnh bởi pháp luật của hợp đồng (pháp luật có quan hệ mật thiết với hợp đồng nếu không có thỏa thuận khác)? Theo Tòa án tối cao Pháp, đây là một vấn đề liên quan đến “trạng thái và năng lực” của một cá nhân và được điều chỉnh bởi pháp luật nhân thân của cá nhân này (2). Vậy thông qua việc cụ thể hóa pháp luật, Tòa án Pháp đã thiết lập quy phạm mà theo đó tình trạng của một cá nhân bị điên, bị tâm thần hay bị sa sút trí tuệ khi ký kết một hợp đồng dân sự là một vấn đề liên quan đến “trạng thái và năng lực” được điều chỉnh bởi pháp luật nhân thân của cá nhân này. 4. Theo Điều 1496 Bộ luật Tố tụng dân sự Pháp, Trọng tài thương mại quốc tế giải quyết tranh chấp theo “những quy phạm pháp luật”. Nếu các bên trong tranh chấp không có thỏa thuận về pháp luật điều chỉnh hợp đồng, khi xét xử Trọng tài có thể sử dụng pháp luật của một nước nào đó để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp này, quyết định của Trọng tài là hợp lệ vì pháp luật của một quốc gia được chọn là một loại quy phạm pháp luật. Tương tự Trọng tài có thể sử dụng những quy phạm thực chất trong các Công ước quốc tế để giải quyết tranh chấp vì đây cũng là một loại quy phạm pháp luật. Điều 1496 nêu trên sử dụng khá chung chung thuật ngữ “những quy phạm pháp luật”, vậy tập quán thương mại và thông lệ quốc tế có được coi là một loại quy phạm pháp luật không? Quyết định của Trọng tài có hợp lệ không khi Trọng tài sử dụng tập quán thương mại và thông lệ quốc tế để giải quyết tranh chấp? Theo Tòa án tối cao Pháp, tập quán thương mại và thông lệ quốc tế là một loại quy phạm pháp luật mà Trọng tài có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp nếu tập quán thương mại và thông lệ quốc tế này được chấp nhận trong thực tế xét xử các nước (3). Vậy thông qua việc cụ thể hóa pháp luật Tòa án Pháp đã thiết lập một quy phạm của Tư pháp quốc tế. b. Ở Việt Nam: 5. Theo Điều 87 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, “các quy định của Pháp lệnh này cũng được áp dụng đối với việc giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Việt Nam, nếu một hay các bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hay tham gia có quy định khác”. Vậy một điều kiện để áp dụng Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài là đây phải là một “tranh chấp kinh tế tại Việt Nam”. Thuật ngữ tranh chấp kinh tế tại Việt Nam sử dụng ở đây còn khá trừu tượng và chung chung. Đối với một tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài hai câu hỏi được đặt ra: Khi nào tranh chấp này được coi là một tranh chấp kinh tế và khi nào một tranh chấp hợp đồng kinh tế được coi là một tranh chấp tại Việt Nam? 6. Đối với câu hỏi thứ nhất, theo Tòa án nhân dân tối cao (4): là một tranh chấp kinh tế khi “tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có mục đích sản xuất, kinh doanh được ký kết giữa một bên là pháp nhân Việt Nam với một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, không phân biệt việc pháp nhân đó có trụ sở hay không có trụ sở tại Việt Nam, cá nhân đó có cư trú tại Việt Nam hay không”. Cũng theo Tòa án tối cao: không phải là một tranh chấp kinh tế mà là một tranh chấp dân sự tại Việt Nam khi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có mục đích sản xuất, kinh doanh giữa các bên đều là người nước ngoài vì “tranh chấp phát sinh từ hợp đồng có mục đích sản xuất, kinh doanh giữa các bên đều là cá nhân nước ngoài, đều là pháp nhân nước ngoài hay giữa một bên là pháp nhân nước ngoài với một bên là cá nhân nước ngoài do Tòa án nhân dân giải quyết theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, vì theo quy định của Điều 43 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế thì các hợp đồng đó không phải là hợp đồng kinh tế”. 7. Đối với câu hỏi thứ hai, có thể tồn tại ba giải pháp: là một tranh chấp hợp đồng kinh tế tại Việt Nam khi đây là tranh chấp về ký kết hợp đồng tại Việt Nam; khi một hay hai bên trong hợp đồng ở Việt Nam; hay khi đây là tranh chấp về thực hiện hợp đồng tại Việt Nam. Theo Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, “các tranh chấp kinh tế tại Việt Nam bao gồm: tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng kinh tế tại Việt Nam không phụ thuộc vào hợp đồng kinh tế đó được ký kết tại Việt Nam hay ở nước ngoài. Cũng cần lưu ý là trong trường hợp hợp đồng kinh tế được ký kết tại Việt Nam hay ở nước ngoài, nhưng một phần hợp đồng kinh tế được thực hiện tại Việt Nam, một phần hợp đồng kinh tế được thực hiện ở nước ngoài, nếu có tranh chấp hợp đồng kinh tế thì Tòa án chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp về việc thực hiện phần hợp đồng kinh tế tại Việt Nam” (5). Ở đây tiêu chí để một tranh chấp về hợp đồng kinh tế được coi là một ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng đầu tư phát triển nông thôn Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ngân hàng nông n Luận văn Kinh tế 0
J [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Đầu tư và sử dụng vốn đầu tư trong nông nghiệp - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Đề án Giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng đầu tư và phát Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của công ty xây lắp vật tư kỹ thuật Te Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Giải pháp hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát tr Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top