Download Tiểu luận Quan hệ giữa hành vi công nhận với tư cách chủ thể của quốc gia miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1. Một số vấn đề lý luận chung. 1
1.1 Khái niệm về “Công nhận”. 1
1.2 Khái niệm về quốc gia. 1
1.3 Tư cách chủ thể của luật quốc tế. 2
2. Bình luận quan điểm. 2
2.1 Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế. 2
2.2 Công nhận tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia mới thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách đầy đủ nhất, tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách tốt nhất. 5
KẾT LUẬN 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1 1. Một số vấn đề lý luận chung. 1 1.1 Khái niệm về “Công nhận”. 1 1.2 Khái niệm về quốc gia. 1 1.3 Tư cách chủ thể của luật quốc tế. 2 2. Bình luận quan điểm. 2 2.1 Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế. 2 2.2 Công nhận tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia mới thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách đầy đủ nhất, tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách tốt nhất. 5 KẾT LUẬN 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Quốc gia là một chủ thể quan trọng và phổ biến nhất trong các quan hệ pháp luật quốc tế. Tư cách chủ thể của quốc gia là thuộc tính vốn có của nó, có nghĩa là ngay khi thỏa mãn những yếu tố là một quốc gia thì nó đã có tư cách củ thể của luật quốc tế. Tuy nhiên, không phải cứ có tư cách chủ thể thì mọi quan hệ pháp luật quốc tế mà quốc gia đó tham gia đều được thuận lợi. Để có được sự thuận lợi đó, trên thực tế các quốc gia cần có sự công nhận của các quốc gia khác trên thế giới. Chính vì vậy đã có quan điểm: “Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế nhưng nó tạo điều kiện cho quốc gia mới thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ nhất, tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất.” Bài viết sau đây sẽ đi bình luận quan điểm trên. NỘI DUNG 1. Một số vấn đề lý luận chung. 1.1 Khái niệm về “Công nhận”. Theo quan niệm của Luật quốc tế, công nhận quốc tế có thể được quan niệm là hành vi chính trị - pháp lý của quốc gia công nhận dựa trên nền tảng các động cơ nhất định (mà chủ yếu là động cơ chính trị, kinh tế, quốc phòng) nhằm xác nhận sự tồn tại của thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của quốc gia công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế…của thành viên mới và thể hiện ý định muốn được thiết lập các quan hệ bình thường, ổn định với thành viên mới của cộng đồng quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế có những thể loại khác nhau như công nhận các dân tộc đang đấu tranh, công nhận các “chính phủ lưu vong”, công nhận các bên tham chiến, công nhận các bên khởi nghĩa…Song, công nhận quốc gia và chính phủ mới thành lập vẫn là những thể loại cơ bản của công nhận quốc tế, nó có ý nghĩa lớn đối với thực tiễn ngoại giao cũng như lý luận luật quốc tế. 1.2 Khái niệm về quốc gia. Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất trên bình diện quốc tế về quốc gia. Tuy vậy, cách tiếp cận của khoa học pháp lý quốc tế truyền thống và hiện đại cũng đã xác định những tiêu chí được thừa nhận rộng rãi về thực thể có danh nghĩa quốc gia. Theo quy định của điều 1 Công ước Montevideo năm 1993 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải có bốn yếu tố cơ bản sau: dân cư thường xuyên, lãnh thổ được xác định, Chính phủ, năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác. 1.3 Tư cách chủ thể của luật quốc tế. Là những phương diện thể hiện khả năng pháp lý đặc trưng của những thực thể pháp lý được hưởng những quyền và gánh vác những nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý trong quan hệ quốc tế theo quy định của luật quốc tế. Đối với chủ thể là quốc gia, ta có thể xem xét quyền năng này theo các góc độ: Về lý luận, thuộc tính chủ quyền gắn với địa vị pháp lý quốc tế của quốc gia trong các quan hệ pháp luật quốc tế, tạo nên sự phân biệt về địa vị pháp lý giữa quốc gia với chủ thể do quốc gia tạo ra là các tổ chức quốc tế liên quốc gia. Về pháp lý, quốc gia dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và tổ chức quốc tế được thừa nhận là những thực thể có những quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản từ chính khả năng thực tế cuả những thực thể này khi tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc, các điều ước quốc tế và các văn kiện pháp lý quốc tế khác là nguồn pháp lý cơ bản, quy định quyền năng chủ thể của chủ thể luật quốc tế nhưng tổng thể chung thì quốc gia là chủ thể tự xác định phạm vi quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý quốc tế cho chính mình và cho các chủ thể hay thực thể đặc thù khác.  2. Bình luận quan điểm. Theo em, quan điểm trên là đúng. Vì:  2.1 Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế. Mối quan hệ giữa công nhận quốc tế và quyền năng chủ thể luật quốc tế, cũng như vị trí và vai trò của cộng đồng quốc tế được giải quyết theo chiều hướng khác nhau. Trong khoa học Luật quốc tế, có nhiều quan điểm, trường phái và học thuyết khác nhau về vấn đề này nhưng chủ yếu là hai thuyết cấu thành và tuyên bố là những thuyết thường được đề cập. Thuyết cấu thành hay còn gọi là thuyết sáng lập ra chủ thể luật quốc tế xuất hiện vào đầu thế kỉ XIX và đã ăn sâu vào tri thức pháp lý của nhiều luật gia tư bản. Các luật gia quốc tế của các nước tư bản chủ nghĩa kiên trì lập trường bảo vệ cho thuyết cấu thành là Oppenhein, Lauterpacht, Anzilotti… Theo nội dung cơ bản của thuyết cấu thành thì các quốc gia mới được thành lập chỉ có thể trở thành chủ thể luật quốc tế, trở thành một thành viên độc lập của cộng đồng luật quốc tế nếu các quốc gia mới được các quốc gia khác chính thức công nhận. Sự công nhận quốc gia mới này có ý nghĩa sáng lập ra những quyền và nghĩa vụ quốc tế của quốc gia được công nhận (quyền năng chủ thể quốc tế của quốc gia). Thuyết tuyên bố cũng là thuyết của các luật gia ở các nước tư bản chủ nghĩa. Thuyết này được hình thành như là một trào lưu chống lại thuyết cấu thành. Những người kiên quyết bảo vệ thuyết tuyên bố là các luật gia quốc tế danh tiếng ở các nước tư sản như Brierly, Martens, Ulianiski… Những người chủ trương thuyết này cho rằng tất cả các quốc gia mới thành lập đều là chủ thể luật quốc tế. Điều này được kiểm chứng thông sự xuất hiện và tồn tại trên thực tế các quốc gia này. Việc công nhận quốc gia mới thành lập không thể tạo ra tư cách chủ thể mới của luật quốc tế, mà chỉ đóng vai trò tuyên bố sự tồn tại trên thực tế của quốc gia đó mà thôi.  Thuyết cấu thành và thuyết tuyên bố với tư cách là những học thuyết tiêu biểu về công nhận quốc gia mới thành lập, hiện nay đã không còn thỏa mãn với các yêu cầu khách quan của quan hệ quốc tế. Thuyết cấu thành là thuyết chính trị phản động, và là thuyết mâu thuẫn với pháp luật quốc tế hiện đại. Thuyết này, trước tiên mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện đại, đặc biệt mâu thuẫn với nguyên tắc tự quyết của các dân tộc và nhân dân các nước thuộc địa, nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia theo Hiến chương Liên hợp quốc. Còn thuyết tuyên bố tuy là thuyết ra đời trong cuộc đấu tranh của những quốc gia dân tộc tư sản trẻ chống lại các quốc gia phong kiến quân chủ chuyên chế và trong một mức độ nhất định nào đó là thuyết tiến b...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top