Baron

New Member

Download Góp phần hoàn thiện dự thảo Luật Doanh nghiệp 2005 miễn phí





Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
 
- Đề nghị bỏ quy định công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân làm chủ (Mục II, chương III của Dự thảo) vì các lý do sau:
 
Thứ nhất, quy định như vậy sẽ làm vô hiệu hóa hình thức doanh nghiệp tư nhân và làm xáo trộn trong hoạt động kinh doanh, bởi giữa trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn thì không ai muốn chọn hình thức trách nhiệm vô hạn. Hơn nữa, nó làm phát sinh tình trạng nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân đổ xô đi đăng ký lại hình thức hoạt động của công ty.
 
Thứ hai, nếu thừa nhận hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân làm chủ sẽ làm nảy sinh nhiều hậu quả khó lường, chẳng hạn như việc khai báo gian dối vốn điều lệ để lôi kéo đối tác và khách hàng, vì đa số người dân Việt Nam còn nghèo, số vốn đầu tư không lớn như các cá nhân nước ngoài. Hơn nữa, vốn ít, cạnh tranh kém, nguy cơ phá sản là rất cao nên sẽ tạo ra ngày càng nhiều nguy cơ nền kinh tế
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Góp phần hoàn thiện dự thảo Luật Doanh nghiệp (thống nhất) 2005
Trong gần hai mươi năm qua, pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta đã từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên, với yêu cầu phát triển nền kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp vẫn còn nhiều khiếm khuyết và bất cập. Trước hết, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp bị “chia cắt”, tách biệt áp dụng theo thành phần kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp khác nhau về thành phần kinh tế, thì được quy định khác nhau trên hàng loạt các vấn đề như: thủ tục, điều kiện gia nhập thị trường và rút khỏi thị trường; cơ cấu, thẩm quyền và cách thức tổ chức quản lý nội bộ… Trên cơ sở đó, Dự án Luật doanh nghiệp (thống nhất) gồm 10 chương với 167 điều đã được soạn thảo để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ tám này. Nhìn chung, nội dung của Dự thảo Luật doanh nghiệp (thống nhất) đã khắc phục được phần lớn những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật về doanh nghiệp hiện hành. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về Dự án Luật này, đặc biệt là những vấn đề sau:  Phạm vi điều chỉnh  Dự thảo chỉ điều chỉnh việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, so với phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp năm 1999, phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp (thống nhất) không có gì thay đổi. Đã là Luật doanh nghiệp (thống nhất), thiết nghĩ Dự thảo nên mở rộng phạm vi điều chỉnh sang cả các loại hình doanh nghiệp dân doanh (gồm cả các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật các tổ chức tín dụng hiện hành và các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) và các loại hình doanh nghiệp nhà nước, kể cả doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Bởi vì: - Hiện nay, chỉ có một đối tượng là doanh nghiệp, nhưng lại tồn tại quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, do đó, cần có luật chung để điều chỉnh một cách toàn diện các đối tượng này, tránh sự tản mạn và tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp phát triển. - Do được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp nhà nước nên các doanh nghiệp nhà nước được ưu ái hơn so với các loại hình doanh nghiệp dân doanh về tín dụng, phá sản, về bù lỗ, hỗ trợ... Điều đó gây sự bất bình đẳng trong việc cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. - Theo Điều 1 của Dự thảo thì hợp tác xã không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật và sẽ là “đứa con ngoài giá thú” phải được đăng ký “khai sinh” riêng theo Luật Hợp tác xã năm 2003. Như vậy, nỗ lực xây dựng một hệ thống luật thống nhất và hoàn thiện đối với việc thành lập, quản lý, điều hành các loại hình doanh nghiệp là chưa triệt để. Nếu cho rằng hợp tác xã là loại hình doanh nghiệp có đặc thù trong tổ chức và hoạt động so với các loại hình doanh nghiệp khác nên không điều chỉnh là không thỏa đáng. Bởi nếu doanh nghiệp nào có đặc thù riêng, không thể điều chỉnh hết được bằng Luật doanh nghiệp chung, thì Dự thảo nên quy định dẫn chiếu đến luật chuyên ngành. Vì vậy, nên sửa lại Điều 1 của Dự thảo như sau: “Luật này quy định việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã”. Áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật có liên quan  Nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam, Khoản 2 Điều 3 của Dự thảo nên được thiết kế lại như sau: “ Trong trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù cho một loại hình doanh nghiệp nhất định thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, thì áp dụng theo quy định của Luật chuyên ngành đó”. Giải thích từ ngữ  - Để có cách hiểu thống nhất trong toàn bộ Dự thảo, cần bổ sung vào Điều 4 khái niệm về công ty như sau: “Công ty” là cách gọi khác của các loại hình doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và công ty nhà nước. - cần bổ sung đối tượng hợp tác xã vào khoản 4, Điều 4 của Dự thảo. Bởi xét về bản chất, hợp tác xã cũng là loại hình doanh nghiệp có chế độ góp vốn của các thành viên (xã viên). - Từ “cấm” tại mỗi khoản ở Điều 11 của Dự thảo cần được thay bằng câu “Các hành vi bị cấm, bao gồm:…”. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp  Quyền của doanh nghiệp: Một số quyền của doanh nghiệp trong Điều 9 của Dự thảo như quyền trở thành nguyên đơn và quyền tham gia tố tụng đã được quy định một cách đầy đủ trong các văn bản luật khác nên không cần thiết phải quy định nữa, mà nên bổ sung thêm các quyền mang tính chất đặc thù của doanh nghiệp.  Nghĩa vụ của doanh nghiệp: Khoản 1, Điều 10 của Dự thảo cần sửa đổi lại. Bởi theo quy định của Dự thảo Luật đầu tư, dự án đầu tư gồm hai hình thức là chấp thuận đầu tư và đăng ký đầu tư. Nếu chỉ quy định như khoản 1, Điều 10 là: “kinh doanh theo đúng các ngành, nghề” là chưa đầy đủ, mâu thuẫn với Dự thảo Luật đầu tư.  Theo quy định của Pháp lệnh chất lượng hàng hoá, thì tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đăng ký tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc tế; còn đối với tiêu chuẩn cơ sở thì không đăng ký mà chỉ công bố để áp dụng trong cơ sở của mình và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá do mình công bố. Do đó, để đảm bảo sự thống nhất với các quy định trong Pháp lệnh này, khoản 4 Điều 10 nên thiết kế lại như sau: “Bảo đảm chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng ký hay do mình công bố”. Thành lập và đăng ký kinh doanh  Quyền thành lập doanh nghiệp Dự thảo nên sửa lại khoản 1, Điều 12 theo hướng, cho phép người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng được tại ngoại, có quyền thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp. Bởi lẽ, theo quy định của Hiến pháp thì một người chỉ bị coi là có tội khi đã có bản án hay quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật.  Trình tự thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh Dự thảo nên quy định rõ về thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh theo hướng tách bạch hai đối tượng: (1) Nhóm đối tượng chỉ phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh, không phải thực hiện thủ tục thành lập; (2) Nhóm đối tượng phải tiến hành cả hai thủ tục này. Với nhóm đối tượng phải thực hiện hai cả thủ tục, thì Dự thảo cũng nên quy định theo hướng dẫn chiếu các văn bản quy phạm pháp luật đặc thù, chẳng hạn, việc thành lập doanh nghiệp nhà nước, nên dẫn chiếu theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước... Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Đề nghị bỏ quy định công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một cá nhân làm chủ (Mục II, chương III của Dự thảo) vì các lý do sau: Thứ nhất, quy định như vậy sẽ làm vô hiệu hóa hình t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N [Free] Giải pháp góp phần hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty công trình giao thông Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số biện pháp góp phần nâng cao khả năng thắng thầu của công ty xây lắp vật tư kỹ thuật Te Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Những khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích rủi ro tại Ngân hà Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản p Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Lợi nhuận và một số biện pháp cơ bản góp phần tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH SX và TM Dệt May Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHN0 Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Giải pháp góp phần phát triển hoạt động cho vay người nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội V Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty PIDI Luận văn Kinh tế 0
F [Free] Thực trạng và một số giải pháp góp nâng cao khả năng thắng thầu tại Công ty Cổ phần Công nghi Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top