HD_05

New Member

Download Tài sản cầm cố trong vay vốn ngân hàng miễn phí





 
Theo qui định của Điều 11 Nghị định 178, điểm 3, mục 5, chương II Thông tư 06 thì trong mọi trường hợp, một tài sản được dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tại một TCTD, nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì có thể được dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ nhưng cũng chỉ tại một TCTD. Như vậy là trái với qui định của BLDS Việt Nam. Theo BLDS, khoản 2, Điều 329, nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, thì có thể đem cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, tức là có thể bảo đảm cho nhiều TCTD nếu có giá trị lớn hơn tổng giá trị của các nghĩa vụ được bảo đảm. Quy định này của BLDS rất mới, có tính mềm dẻo áp dụng sự năng động của quan hệ trao đổi trong nền kinh tế thị trường. Trong khi đó, theo qui định của Điều 6 Nghị định 165 về giao dịch bảo đảm, kể cả tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu cũng có thể dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ dân sự. Vậy các quy định khác nhau của pháp luật đã gây khó khăn cho các TCTD áp dụng trong thực tế.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

TÀI SẢN CẦM CỐ TRONG VAY VỐN NGÂN HÀNG
Cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cụ thể là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay vốn. Chế định cầm cố xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người Tại Vavilon, vào thế kỷ VI trước công nguyên, đã có các nhà ngân hàng cho vay tiền dưới hình thức cầm cố các đồ quý1. Khái niệm cầm cố cũng được nhắc đến trong Bộ luật Manu của Ấn Độ (thế kỷ II trước công nguyên). Tuy vậy, khi nghiên cứu bản chất, khái niệm cầm cố và liên quan với nó là tài sản cầm cố không thể không kể đến vai trò của Luật La Mã. Ở đây, hình thức đầu tiên của cầm cố được quy định là “fiducia” và cầm cố cho phép bên cho vay có quyền sở hữu vật cầm cho đến khi bên đi vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp bên đi vay không thực hiện nghĩa vụ, vật cầm cố sẽ vẫn thuộc sở hữu của bên cho vay, thậm chí cả khi số tiền vay nhỏ hơn nhiều so với giá trị tài sản cầm cố. Nếu bên đi vay thực hiện nghĩa vụ của mình thì quyền sở hữu tài sản cầm cố sẽ được chuyển từ bên cho vay sang bên đi vay. Vậy bản chất của “fiducia” là bên đi vay (người có nghĩa vụ) bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ bằng việc đưa tài sản cầm cố cho bên cho vay làm sở hữu. Những quan hệ này thường chỉ phát sinh trên cơ sở sự tin tưởng (fides). Chính vì đặc điểm này của “fiducia” – bên đi vay phải chuyển giao quyền sở hữu tài sản cầm cố, hình thức cầm cố này không thể đáp ứng với yêu cầu của đời sống xã hội, đặc biệt trong điều kiện phát triển không ngừng của các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại. Kinh tế hàng hoá đòi hỏi phải có sự mềm dẻo trong việc điều chỉnh các quan hệ cầm cố, tạo cho bên cầm cố có khả năng khai thác những công dụng của tài sản cầm cố và trên cơ sở đó góp phần vào việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Ý tưởng này đã được thể hiện rất rõ nét trong pháp luật về cầm cố ở hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, trước Bộ luật dân sự, khái niệm cầm cố được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 17 ngày 16/01/1990 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 và được hiểu là: “ … trao động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người cùng quan hệ hợp đồng để giữ làm tin và bảo đảm tài sản trong trường hợp vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết …”. Hiện nay, Điều 329 Bộ luật dân sự quy định “Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên có quyền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự; nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu, thì các bên có thể thỏa thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hay giao cho bên thứ ba giữ”. Dựa vào căn cứ trên, trong khoa học Luật dân sự cầm cố được hiểu chung nhất là việc dùng tài sản thuộc sở hữu giao cho bên có quyền để bảo đảm cho nghĩa vụ của chính mình chứ không có sự chuyển giao quyền sở hữu. Quan hệ cầm cố tài sản của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được điều chỉnh đồng thời bởi qui định của pháp luật về dân sự, kinh tế và ngân hàng.  Về bản chất, cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng cũng giống như cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong quan hệ vay vốn ngân hàng, cầm cố tài sản là việc khách hàng vay (bên cầm cố) có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho TCTD (bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Hay nói cách khác, cầm cố trong quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng là việc người đi vay dùng động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho khoản tiền vay tại ngân hàng. Nó là một hợp đồng phụ gắn liền với nghĩa vụ chính – nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng tín dụng ngân hàng. Vậy đặc trưng của cầm cố tài sản theo pháp luật Việt Nam là đối tượng cầm cố chỉ có thể là động sản. Bộ luật dân sự đã có sự mở rộng hơn so với trước đây là quyền tài sản tham gia với tư cách là đối tượng của cầm cố (trừ quyền sử dụng đất là đối tượng có thể được thế chấp). Việc mở rộng đối tượng cầm cố là phù hợp với thực tiễn đòi hỏi của bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung và nghĩa vụ trả nợ vốn vay nói riêng. Điều này là cơ sở quan trọng cho các giao dịch kinh tế, dân sự có liên quan đến các loại chứng khoán, giấy tờ có giá trị mà sự hiện diện của chúng đang trở nên phổ biến ở nước ta. Quy định này của Bộ luật dân sự tạo điều kiện cho việc cầm cố các loại chứng khoán, giấy tờ có giá trị để vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, việc cầm cố quyền tài sản theo pháp luật Việt Nam mới chỉ dừng lại ở quy định còn mang tính nguyên lý chung, được thể hiện vẻn vẹn trong Điều 388 Bộ luật dân sự3. Điều này được lý giải bởi việc cầm cố quyền tài sản trong thực tế giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại ở Việt Nam ít xảy ra và chưa trở thành một biện pháp bảo đảm phổ biến. Trong tương lai pháp luật cần qui định cụ thể hơn về việc cầm cố quyền tài sản như việc cầm cố quyền sở hữu trí tuệ, thương phiếu, các loại chứng khoán, việc xử lý tài sản cầm cố là quyền tài sản. Khác với Luật dân sự Việt Nam, trong Luật dân sự của một số nước không có sự phân biệt đối tượng của cầm cố là động sản hay bất động sản4. Ở đây, tiêu chí quan trọng để phân biệt cầm cố với thế chấp là phải có sự chuyển giao tài sản dùng để bảo đảm, không phân biệt tài sản đó là động sản hay bất động sản. Tuy nhiên, cầm cố động sản vẫn là hình thức phổ biến nhất. Cầm cố bất động sản và quyền tài sản phải tuân theo các qui định đặc biệt, liên quan đến việc hình thành cầm cố, các yêu cầu phản bác, hiệu lực, … phù hợp với đặc điểm các vật được cố 5. Theo Bộ Luật dân sự Việt Nam, vấn đề chuyển giao tài sản được kết hợp với qui định tài sản cầm cố phải là động sản và đây là nét đặc trưng của cầm cố. Tài sản cầm cố về nguyên tắc chung được chuyển giao cho người nhận cầm cố, trừ tường hợp tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu thì các bên mới có thể thỏa thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hay giao tài sản cho bên thứ ba giữ. Nhưng Điều 15, Nghị định 165 về giao dịch bảo đảm lại cho phép bên cầm cố có thể đựơc giữ cả tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu (tuy nhiên phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm). Như vậy, trong trường hợp này văn bản dưới luật lại mâu thuẫn với Luật, bởi lẽ theo Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm việc đăng ký giao dịch bảo đảm được áp dụng không chỉ đối với việc cầm cố tài sản có đăng ký quyền sở hữu mà còn được áp dụng đối với những loại tài sản khác. Vậy ta thấy, pháp luật Việt Nam thừa nhận hai cách cầm cố: có chuyển giao tài sản cầm cố và không chuyển giao tài sản cầm cố. Tuy vậy, việc giao tài sản cho bên nhận cầm cố là điểm đặc trưng của cầm cố vì tài sản p...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G [Free] Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định t Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tại Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm là bất động sản trong hoạt động cho vay tại sàn Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Kế toán tài sản cố định tại Công ty cổ phần Đức Khánh Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Hoàn thiện kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán v Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Hoàn thiện hạch toán kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Hoàn thành tổ chức hạch toán Tài sản cố định tại Công ty TNHH Điện - Điện tửs 3C Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TN Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top