Hamlyn

New Member

Download Tiểu luận Vị trí, tính chất, vai trò của chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước theo pháp luật hiện hành miễn phí





Trong lĩnh vực lập pháp, Chủ tịch nước có quyền:
Trình dự án luật ra trước Quốc hội, kiến nghị về luật thông qua việc kiến nghị ban hành luật mới hay sửa đổi, bổ sung luật hiện hành (Điều 62 Luật tổ chức Quốc hội).
Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Việc công bố các văn bản này là một phần của quá trình lập pháp. Đối với Hiến pháp, luật, pháp lệnh do Quốc hội thông qua thì Chủ tịch nước công bố để thực hiện. Thời hạn công bố chậm nhất là 15 ngày từ ngày thông qua (Điều 50 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Điều 91 Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi năm 2001). Văn bản có hiệu lực kể từ khi công bố hay theo quy định tại văn bản. Đối với pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua thì Chủ tịch nước công bố trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày được thông qua. Chủ tịch nước có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày. Nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì có Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất. Trong trường hợp này thời hạn công bố chậm nhất là mười ngày kể từ ngày được Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại thông qua hay từ khi Quốc hội quyết định (Điều 49 và Điểu 51 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
Trong hệ thống bộ máy nhà nước của các nước trên thế giới hiện nay đều có một thiết chế đặc biệt với tên gọi như: vua, hoàng đế, tổng thống, đoàn chủ tịch, hội đồng liên bang, hội đồng nhà nước, chủ tịch nước. Những cơ cấu này có vị trí khác nhau trong bộ máy nhà nước của từng nước, cùng được gọi chung là nguyên thủ quốc gia. Ở Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 nhân dân ta đã giành được chính quyền, nước ta đã có nguyên thủ quốc gia gọi là Chủ tịch nước. Cùng với sự phát triển của đất nước và sự thay đổi, ra đời của các bản Hiến pháp thì chế định chủ tịch nước cũng có nhiều thay đổi. Với bản Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thì chế định Chủ tịch nước đã có nhiều đổi mới quan trọng về vị trí của Chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước, nhiệm vụ quyền hạn và mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước khác ở trung ương.
NỘI DUNG
1-KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Khái niệm.
Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho đất nước về đối nội đối ngoại. Nguyên thủ quốc gia có thể là vua, hoàng đế, tổng thống, đoàn chủ tịch, hội đồng liên bang, hội đồng nhà nước, chủ tịch nước. Ở nước ta, nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước.
1.2.Chế định Chủ tịch nước qua các bản Hiến pháp.
Từ cách mạng tháng Tám 1945, sau khi giành được chính quyền nước ta đã có Chủ tịch nước. Trong Hiến pháp 1946, Chủ tịch nước tuy không được định nghĩa song theo các quy định vể thẩm quyền thì Chủ tịch nước là người vừa đứng đầu nhà nước vừa đứng đầu chính phủ. Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1946 đã quy định những nhiệm vụ, quyền hạn rất rộng rãi và mềm dẻo của Chủ tịch nước, phù hợp với yêu cầu, đặc điểm, tình hình nước ta hồi đó với vị trí rất đặc biệt của Bác Hồ.
Đến Hiến pháp 1959, Chủ tịch nước đã được tổ chức riêng thành một chế định độc lập với tính chất là người đứng đầu nhà nước và không còn đồng thời là người đứng đầu chính phủ nữa. Chủ tịch nước thay mặt đất nước thực hiện chức năng thuộc về đối nội, đối ngoại; tham gia vào các hoạt động của nhà nước về các mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Hiến pháp 1980 xác lập chế độ Chủ tịch nước tập thể theo như mô hình thịnh hành ở các nước xã hội chủ nghĩa Liên xô và Đông Âu. Chủ tịch nước và Ủy ban thường vụ Quốc hội đã được hợp nhất thành Hội đồng nhà nước – cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là chủ tịch tập thể của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tại Hiến pháp 1992, thiết chế Chủ tịch nước được thiết lập trở lại và hoàn chỉnh hơn. Chế định Chủ tịch nước được quy định tại chương VII Hiến pháp 1992. So với thể chế Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, thể chế chủ tịch tập thể là Hội đồng nhà nước trong Hiến pháp 1980, thể chế Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1992 có nhiều đổi mới quan trọng thể hiện ở các quy định về vị trí Chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước, mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước khác ở trung ương và địa phương, nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch nước.
2-VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH.
Theo Hiến pháp 1992, chế định Chủ tịch nước được xây dựng trên cơ sở tiếp thu những ưu điểm của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 đồng thời giữ được sự gắn bó giữa Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước trong việc thực hiện chức năng nguyên thủ quốc gia (là đặc trưng của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa), đảm bảo sự phân công và phối hợp giữa các cơ cấu trong bộ máy nhà nước.
Theo điều 101 Hiến pháp 1992 thì “Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”. Chủ tịch nước có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, hỗ trợ, điều phối hoạt động của các cơ quan đó.
Về trật tự hình thành, "Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Chủ tịch nước mới" (Điều 102 Hiến pháp năm 1992).
3-MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ TỊCH NƯỚC VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC KHÁC.
Về tổ chức bộ máy Nhà nước trong Hiến pháp 1992, quan điểm cơ bản đã được khẳng định là: toàn bộ quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội, và có sự phân công phân nhiệm giữa Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để mỗi cơ quan thi hành có hiệu lực chức năng, quyền hạn của mình với sự phối hợp chặt chẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của quyền lực Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cùng với quy định "Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước"(Điều 101 Hiến pháp năm 1992), các quy định khác về mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thể hiện rõ quan điểm đó.
3.1 Mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Trong mối quan hệ với Quốc hội, Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001 và Luật tổ chức Quốc hội quy định như sau:
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu (trong số đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội giới thiệu), miễn nhiệm và bãi nhiệm. Nhiệm kì của Chủ tịch nước được quy định theo nhiệm kì của Quốc hội. Điều này đảm bảo tính gắn bó và chịu trách nhiệm của Chủ tịch nước trước Quốc hội.
Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước.
Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch nước phải trả lời trước Quốc hội tại kì họp; trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Ủy ban thường vụ Quốc hội hay tại kỳ họp sau của Quốc hội hay cho trả lời bằng văn bản.
Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kì họp bất thường của Quốc hội.
Trong mối quan hệ với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước có quyền tham gia phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quy định này nhằm mục đích tạo điều kiện để Chủ tịch nước theo sát được ý kiến của tập thể Ủy ban thường vụ Quốc hội khi thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước đồng thời để Chủ tịch nước có thể đóng góp ý kiến của mình.
Chủ tịch nước có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lạo pháp lệnh trong thời hạn m
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top