coleminhdaquen

New Member
[Free] Luận văn Vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở Việt Nam hiện nay

Download Luận văn Vai trò của pháp luật tố tụng hành chính ở Việt Nam hiện nay miễn phí





Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, các CQNN và người có
thẩm quyền trong CQNN có quyền ban hành các QĐHC đểthực hiện chức
năng, nhiệm vụcủa mình. Xét vềnội dung thì QĐHC có hai loại: QĐHC cá
biệt và QĐHC quy phạm. Quyết định hành chính quy phạm là quyết định
được thểhiện dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật hành chính, do
các CQNN có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủtục luật định, có chứa
đựng các quy tắc xửsựchung, được áp dụng nhiều lần, đối với mọi đối tượng
nhằm điều chỉnh các quan hệxã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành
chính nhà nước. Quyết định hành chính cá biệt là quyết định được thểhiện
dưới hình thức các văn bản áp dụng pháp luật, được áp dụng một lần, đối với
một hay một số đối tượng cụthểvềmột vấn đềcụthể.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

uật hành chính bất bình đẳng giữa công dân, tổ chức với nhà nước.
Có thể kết luận rằng, định hướng: "Nâng cao vai trò của toà hành
chính trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính" mà Đại hội lần thứ IX
của Đảng đề ra đã khẳng định việc thiết lập thể chế xét xử hành chính là hoàn
toàn phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng nhà nước pháp
52
quyền, dân chủ hoá xã hội, hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo
nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên, các chủ trương khác của Đảng về TTHC như: “Nâng cao
vai trò của Tòa hành chính trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính”
của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; “Nghiên cứu mở rộng
thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính để
góp phần khắc phục tình trạng trì trệ trong công tác giải quyết khiếu kiện
hành chính hiện nay” của Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của
Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác trong thời gian tới;
“Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm cho mọi quyết định và
hành vi hành chính trái pháp luật đều được phát hiện và có thể bị khởi kiện
trước tòa án; đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết
các vụ án hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận lợi cho dân,
đồng thời bảo đảm tính thông suốt, hiệu quả của quản lý hành chính” của
Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020; “Mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án đối với các
khiếu kiện. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại
tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự
bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước tòa án” của Nghị
quyết số 49 - NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải
cách tư pháp đến năm 2020 cho đến nay vẫn chưa được thể chế hóa kịp thời
thành pháp luật, để sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật TTHC hiện
hành, đặc biệt là các nội dung về xác định tính đặc thù của TTHC nhằm bảo
đảm tạo ra một thủ tục dân chủ, đơn giản và thuận lợi cho người dân trong
việc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án.
* Pháp luật tố tụng hành chính đã tạo cơ sở pháp lý để xét xử các
khiếu kiện hành chính
53
- Pháp luật tố tụng hành chính đã cho phép tòa án xét xử các quyết
định hành chính cá biệt và các hành vi hành chính
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, các CQNN và người có
thẩm quyền trong CQNN có quyền ban hành các QĐHC để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình. Xét về nội dung thì QĐHC có hai loại: QĐHC cá
biệt và QĐHC quy phạm. Quyết định hành chính quy phạm là quyết định
được thể hiện dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật hành chính, do
các CQNN có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, có chứa
đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, đối với mọi đối tượng
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành
chính nhà nước. Quyết định hành chính cá biệt là quyết định được thể hiện
dưới hình thức các văn bản áp dụng pháp luật, được áp dụng một lần, đối với
một hay một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể.
Theo Điều 4 và Điều 12 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính thì QĐHC là đối tượng xét xử của toà án là những "Quyết định bằng
văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với
một hay một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản
lý hành chính" khi các quyết định này bị khiếu kiện và theo quy định của pháp
luật hiện hành thì QĐHC là đối tượng của toà án phải thoả mãn những điều
kiện sau:
+ Quyết định hành chính đó phải là quyết định cá biệt, được áp dụng
một lần, đối với một hay một số công dân có địa chỉ rõ ràng, xác định về một
vấn đề cụ thể;
+ Quyết định hành chính đó phải xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân;
+ Quyết định hành chính đó phải là QĐHC lần đầu.
Hành vi hành chính thuộc đối tượng xét xử của Toà án là hành vi thực
hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, được thể hiện dưới dạng hành
54
động hay không hành động trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, công dân bị khởi kiện tại toà án.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 2 và khoản 3 Điều 4 Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án hành chính thì tòa án còn có quyền xét xử các quyết định
buộc thôi việc đối với cán bộ công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương
đương trở xuống. Xét về bản chất thì các quyết định buộc thôi việc này thực
chất các là QĐHC của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức
kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền.
- Pháp luật tố tụng hành chính đã cho phép tòa án xét xử nhiều loại tranh
chấp hành chính mà hiện nay đang phát sinh nhiều và có tính chất phức tạp
Hiện nay, các tranh chấp hành chính phát sinh từ các quan hệ pháp luật
hành chính giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức với CQNN xảy ra rất nhiều, trên
mọi lĩnh vực của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đa dạng về hình
thức, phức tạp về nội dung. Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
hành chính thì tòa án có thẩm quyền xét xử các loại tranh chấp hành chính
phát sinh trong 10 nhóm quan hệ pháp luật hành chính sau:
+ Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
+ Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo
dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác;
+ Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc áp dụng hay thi hành các biện
pháp xử lý hành chính với một trong các hình thức giáo dục tại xã, phường,
thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở
chữa bệnh, quản chế hành chính;
+ Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ
chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống;
+ Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong lĩnh vực quản lý về đất đai;
+ Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc cấp giấy phép, thu hồi giấy
phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh;
55
+ Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc trưng mua, trưng dụng, tịch thu
tài sản;
+ Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc thu thuế và truy thu thuế;
+ Khiếu kiện QĐHC, HVHC trong việc thu phí, lệ phí;
+ Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật. Quy định này đã
được hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2003/NQ - HĐTP của Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Như vậy, các tranh chấp hành chính thuộc thẩm quyền xét xử của tòa
án theo quy định tại Đi...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top