smile_at_me_22

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và thực tiễn hoạt động của Liên Hợp Quốc
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta biết rằng xã hội loài người càng phát triển, thì mong muốn về một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển là một mong muốn thiết thực của mọi người dân trên thế giới. Ngày 24 tháng 10 năm 1945 là một bước ngoặt lịch sử của thế giới khi Hiến chương Liên Hợp Quốc bắt đầu có hiệu lực và kèm theo đó là sự ra đời của Liên Hợp Quốc, một tổ chức quốc tế chung nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đây là mục đích ban đầu khi ra đời của tổ chức này. Và tiếp theo đó là sự ra đời của các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, trong đó Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Chúng ta thấy rằng từ khi ra đời cho tới nay, Liên Hợp Quốc và sáu tổ chức chính của mình đã góp vai trò không nhỏ vào hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển của toàn thế giới. Với vai trò to lớn như vậy trong khuôn khổ đề tài “ Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và thực tiễn hoạt động của Liên Hợp Quốc” chúng ta cũng tìm hiểu về vai trò cũng như thực tiễn hoạt động của chúng.
I. CĂN CỨ PHÁP LÍ QUY ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN VÀ MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC.
1. Mục đích hoạt động của Liên Hợp Quốc theo Hiến Chương.
Chúng ta thấy rằng Liên Hợp Quốc ra đời dựa trên thỏa thuận của 50 quốc gia thành viên đầu tiên với căn cứ pháp lí là Hiến Chương Liên Hợp Quốc. Vì vậy Hiến Chương là văn bản pháp lí quan trọng nhất mà tổ chức này đang lấy đó là căn cứ hoạt động của mình. Chúng ta thấy rằng với tầm quan trọng của mình thì những mục đích hoạt động của Liên Hợp Quốc đã được quy định một cách chung nhất ngay tại lời mở đầu và Điều 1 của Hiến Chương. Điều 1 của Hiến Chương đã khẳng định:
“Điều 1: Mục đích của Liên hợp quốc là:
1. Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hay giải quyết các vụ tranh chấp hay những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;
2. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới;
3. Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi ngưòi không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo;
4. Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được những mục đích chung nói trên.”
Chúng ta thấy rằng theo quy định này của Hiến Chương thì Liên Hợp Quốc có một vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của toàn thế giới. Ngoài quy định này ra thì nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc còn được quy định thông qua việc quy định nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan chính thuộc Liên Hợp Quốc như sáu cơ quan cơ bản của Liên Hợp Quốc là: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế và Ban thư ký. Đây chính là căn cứ để xem xét thực tiễn hoạt động của Liên Hợp Quốc như thế nào, Liên Hợp Quốc đã làm được gì trên thực tế và những hạn chế, tồn tại trong quá trình hoạt động của Liên Hợp Quốc.

2. Vai trò của Hội Đồng Bảo An theo Hiến Chương.
Chúng ta thấy rằng với việc ghi nhận Hội Đồng Bảo An là cơ quan giữ vai trò chủ đạo trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Hiến Chương cũng đã quy định cụ thể về vai trò của tổ chức này trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Theo Hiến chương thì vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc được quy định ngay tại chương V và các chương khác với những nội dung khác nhau như chương VI,VII,VIII: nhưng tóm lại vai trò của Hội Đồng Bảo An thể hiện qua các nhiệm vụ sau:
- Hội đồng bảo an có quyền điều tra bất cứ vụ tranh chấp hay tình thế nào mà có thể dẫn đến bất hòa giữa các quốc gia.
- Hội đồng bảo an có chức năng yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. Phương pháp hòa bình được Hiến chương Liên hợp quốc đề cập đến là đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, bằng con đường tư pháp, bằng việc sử dụng những cơ quan hay những hiệp định khu vực, hay bằng các biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn.
- Hội đồng bảo an là cơ quan xác định sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hay hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hay quyết định những biện pháp để duy trì hay khôi phục hòa bình và an ninh thế giới.
- Hội đồng bảo an là cơ quan đề nghị việc kết nạp thành viên mới của Liên hợp quốc và đề nghị các điều kiện để các quốc gia có thể trở thành thành viên của Qui chế Tòa án quốc tế.
- Hội đồng bảo an thực hiện chức năng bảo trợ của Liên hợp quốc đối với các khu vực chiến lược.
- Hội đồng bảo an đề nghị Đại hội đồng bầu Tổng thư ký Liên hợp quốc và cùng với Đại hội đồng bầu các thẩm phán của Tòa án quốc tế.
- Hội đồng bảo an còn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Chúng ta thấy rằng trên các căn cứ nêu trên chúng ta sẽ đi bình luận cụ thể về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo Hiến Chương.
II. BÌNH LUẬN VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN THEO HIẾN CHƯƠNG.
Chúng ta thấy rằng trước khi bình luận vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc thì cũng cần nhìn lại cơ cấu thành phần của Hội Đồng Bảo An: Hội đồng bảo an gồm 15 ủy viên, trong đó có 5 ủy viên thường trực là: Anh, Pháp, Mỹ, CHND Trung Hoa, CHLB Nga và 10 ủy viên không thường trực được Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm. Khi bầu các ủy viên không thường trực, Đại hội đồng phải đặc biệt tính đến sự đóng góp của thành viên Liên hợp quốc vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, vào các mục đích khác của Liên hợp quốc cũng như lưu ý đến sự phân bố công bằng theo khu vực địa lý. Các vấn đề quan trọng của Hội Đồng Bảo An đều phải được 5 thành viên thường trực thông qua, nếu một thành viên bỏ phiếu trắng thì vấn đề cũng không được thông qua. Trên đặc điểm này chúng ta cùng làm rõ vai trò của Hội Đồng Bảo An như sau.
Thư nhất: Hội đồng bảo an có quyền điều tra bất cứ vụ tranh chấp hay tình thế nào mà có thể dẫn đến bất hòa giữa các quốc gia. Chúng ta thấy rằng bằng các quy định của Liên Hợp Quốc, Hội Đồng Bảo An có quyền điều tra làm rõ bất cứ các vụ tranh chấp nào đe dọa hay có thể là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hay xung đột giữa các quốc gia. Khi có các tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thì Hội Đồng Bảo An đưa ra các biện pháp để giải quyết, trước đó có thể là các hoạt động điều tra để làm rõ các nguyên nhân xảy ra tranh chấp và từ đó có hướng giải quyết cụ thể.
Ví dụ: ngày 26/3/2010 vụ việc về tàu chiến của Hàn Quốc bị đánh gẫy đôi, làm gia tăng mâu thuẫn vốn có giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, hai bên đã có những phản ứng rất mạnh về vụ việc trên, về phía Hàn Quốc đã khẳng định về việc Triều Tiên đã bắn ngư lôi vào tầu chiến của họ. Vụ việc này có thể dẫn đến những xung đột và chiến sự hai bên. Chính vì vậy để giải quyết vụ việc trên hội đồng bảo an có thể đứng ra điều tra vụ việc này để giải quyết mâu thuẫn trên.
Chúng ta thấy rằng trên thực tế thì sau các hoạt động đều tra của Hội đồng bảo an thì đó là các nghị quyết của hội đồng bảo an về giải quyêt các vụ việc, dựa vào các căn cứ này Hội đồng bảo an có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt theo quy định của Hiến Chương.
Thứ hai: Hội đồng bảo an có chức năng yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. Việc Hội đồng bảo an yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết bằng biện pháp hòa bình đó chính là việc yêu cầu các bên thực hiện các nguyên tắc của Luật quốc tế theo quy định tại Hiến Chương. Với vai trò là cơ quan gìn giữ hòa bình an ninh thế giới Hội đồng bảo an sẽ thực hiện vai trò của mình trên nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Trên thực tiễn hoạt động thì chúng ta thấy rằng Hội đồng bảo an liên hợp quốc đã rất nhiều lần đưa ra các yêu cầu đề nghị các bên tranh chấp ngồi vào vòng đàm phán và giải quyết các tranh chấp trên việc tuân thủ các nguyên tắc của Hiến Chương.
Ví dụ: Khi mà các mâu thuẫn giữa Triều Tiên và Hàn Quốc gia tăng qua việc Triều Tiên liên tục bắn thử các tên lửa đẩy và thử vũ khí Hạt Nhân vào tháng 10 năm 2006, thì Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã đưa ra các yêu cầu đề nghị Triều Tiên quay về vòng đàm phán để giải quyết các vấn đề liên quan đến mối quan hệ bất ổn giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Thứ ba: Hội đồng bảo an là cơ quan xác định sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hay hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hay quyết định những biện pháp để duy trì hay khôi phục hòa bình và an ninh thế giới. Chúng ta thấy rằng khi mà Hội đồng bảo an liên hợp quốc là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ xác định sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình an ninh thế giới. Hội đồng bảo an có thể xác định đâu là các nguyên nhân có thể dẫn đến bất ổn an ninh hòa bình thế giới để từ đó có các biện pháp giải quyết thích đáng.
Ví dụ: Việc xác định Iran xây dựng thêm 10 nhà máy làm dầu Urani có thể sẽ là nguyên nhân gây đến việc leo thang về làm dầu urani trên toàn thế giới, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bm nguyên tử. Hội đồng bảo an có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt theo quy định của Hiến Chương buộc Iran phải ngừng hoạt động này. Theo đúng tinh thần của Liên hợp quốc về không phổ biến vũ khí hạt nhân
Thứ tư: Hội đồng bảo an là cơ quan đề nghị việc kết nạp thành viên mới của Liên hợp quốc và đề nghị các điều kiện để các quốc gia có thể trở thành thành viên của Qui chế Tòa án quốc tế. Theo khoản 2 Điều 4 Hiến chương thì Hội đồng bảo an liên hợp quốc đóng vai trò là người giới thiệu, kiến nghị thành viên mới. “Việc kết nạp bất cứ một quốc gia nào nói trên vào Liên hợp quốc sẽ được tiến hành bằng nghị quyết của Đại hội đồng, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an”
Thư năm: Hội đồng bảo an đề nghị Đại hội đồng bầu Tổng thư ký Liên hợp quốc và cùng với Đại hội đồng bầu các thẩm phán của Tòa án quốc tế. Theo quy định tại điều 97 của hiến chương thì: “Ban thư ký có một Tổng thư ký và một số nhân viên tùy theo nhu cầu của Liên hợp quốc. Tổng thư ký do Đại hội đồng bổ nhiệm, theo kiến nghị của Hội đồng bảo an. Tổng thư ký là viên chức cao cấp nhất của tổ chức Liên hợp quốc”. Đây là một vai trò của hội đồng bảo an trong việc xây dựng Liện Hợp Quốc.
Chúng ta thấy rằng ngoài các vai trò trên Hội đồng bảo an liên hợp quốc còn đóng vai trò không nhhor trong việc phát triển hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Qua các phân tích và bình luận trên về vai trò của Hội đồng bảo an chúng ta thấy rằng Hội đồng bảo an đã và đang thực hiện có hiệu quả vai trò cũng như nhiệm vụ mà thực tiễn thế giới ngày nay đang đặt ra. Tuy nhiên cũng nhận thấy rằng vấn đề cải tổ Hội đồng bảo an vẫn đang là một vấn đề nóng trong công cuộc cải tổ Liên Hợp Quốc. Vấn đề về quyền phủ quyết của 5 thành viên thường trực ngày nay phải được xem xét cụ thể và cân nhắc hơn để đảm bảo lợi ích của tất cả các thành viên trong Hội đồng bảo an và thực tiễn giải quyết các vấn đề trên thế giới ngày nay.

KẾT BÀI
Qua việc phân tích về thực tiễn hoạt động của Liên Hợp quốc và bình luận
về vai trò của Hội Đồng Bảo An, chúng ta đã phần nào thấy được tầm quan
trọng cũng như vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc xây dựng một thế giới hòa
bình, ổn định hợp tác và phát triển, cũng như thấy được các vai trò của hội đồng
bảo an theo Hiến Chương Liên Hợp Quốc. Qua đánh giá và bình luận chúng ta
thấy rằng ngoài nhứng việc làm được thì cũng còn rất nhiều những tồn tại mà
Liên Hợp Quốc cũng như Hội Đồng Bảo An phải có hướng cải cách và thay đổi
cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Đã qua 65 năm hoạt động và phát triển từ
mức 51 quốc gia lên 192 quốc gia, và với tình hình thế giới mới đang đặt ra cho
Liên Hợp Quốc một bài toán thay đổi để có thể vẫn giữ vững được vai trò cũng
như vị thế của mình trên thế giới.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

lyloan432

New Member

Download Tiểu luận Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và thực tiễn hoạt động của Liên Hợp Quốc miễn phí





Mục lục
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. CĂN CỨ PHÁP LÍ QUY ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN VÀ MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC.
1. Mục đích hoạt động của Liên Hợp Quốc theo Hiến Chương.
2. Vai trò của Hội Đồng Bảo An theo Hiến Chương.
II. BÌNH LUẬN VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN THEO HIẾN CHƯƠNG. (bình luận dựa trên căn cứ các vai trò trên)
III. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC.
- Giữ gìn hòa bình.
- Bảo vệ nhân quyền.
- Hỗ trợ nhân đạo và phát triển quốc tế.
- Hạn chế, thách thức trong hoạt động của Liên Hợp Quốc.
C. KẾT LUẬN
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta biết rằng xã hội loài người càng phát triển, thì mong muốn về một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển là một mong muốn thiết thực của mọi người dân trên thế giới. Ngày 24 tháng 10 năm 1945 là một bước ngoặt lịch sử của thế giới khi Hiến chương Liên Hợp Quốc bắt đầu có hiệu lực và kèm theo đó là sự ra đời của Liên Hợp Quốc, một tổ chức quốc tế chung nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đây là mục đích ban đầu khi ra đời của tổ chức này. Và tiếp theo đó là sự ra đời của các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, trong đó Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Chúng ta thấy rằng từ khi ra đời cho tới nay, Liên Hợp Quốc và sáu tổ chức chính của mình đã góp vai trò không nhỏ vào hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển của toàn thế giới. Với vai trò to lớn như vậy trong khuôn khổ đề tài “ Bình luận về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo quy định của Hiến Chương và thực tiễn hoạt động của Liên Hợp Quốc” chúng ta cũng tìm hiểu về vai trò cũng như thực tiễn hoạt động của chúng.
NỘI DUNG
CĂN CỨ PHÁP LÍ QUY ĐỊNH VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN VÀ MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC.
1. Mục đích hoạt động của Liên Hợp Quốc theo Hiến Chương.
Chúng ta thấy rằng Liên Hợp Quốc ra đời dựa trên thỏa thuận của 50 quốc gia thành viên đầu tiên với căn cứ pháp lí là Hiến Chương Liên Hợp Quốc. Vì vậy Hiến Chương là văn bản pháp lí quan trọng nhất mà tổ chức này đang lấy đó là căn cứ hoạt động của mình. Chúng ta thấy rằng với tầm quan trọng của mình thì những mục đích hoạt động của Liên Hợp Quốc đã được quy định một cách chung nhất ngay tại lời mở đầu và Điều 1 của Hiến Chương. Điều 1 của Hiến Chương đã khẳng định:
“Điều 1: Mục đích của Liên hợp quốc là:
Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hay giải quyết các vụ tranh chấp hay những tình thế có tính chất quốc tế có thể đưa đến sự phá hoại hoà bình, bằng phương pháp hoà bình theo đúng nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế;
Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới;
Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi ngưòi không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo;
Trở thành trung tâm phối hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được những mục đích chung nói trên.”
Chúng ta thấy rằng theo quy định này của Hiến Chương thì Liên Hợp Quốc có một vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của toàn thế giới. Ngoài quy định này ra thì nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc còn được quy định thông qua việc quy định nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan chính thuộc Liên Hợp Quốc như sáu cơ quan cơ bản của Liên Hợp Quốc là: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế và Ban thư ký. Đây chính là căn cứ để xem xét thực tiễn hoạt động của Liên Hợp Quốc như thế nào, Liên Hợp Quốc đã làm được gì trên thực tế và những hạn chế, tồn tại trong quá trình hoạt động của Liên Hợp Quốc.
2. Vai trò của Hội Đồng Bảo An theo Hiến Chương.
Chúng ta thấy rằng với việc ghi nhận Hội Đồng Bảo An là cơ quan giữ vai trò chủ đạo trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Hiến Chương cũng đã quy định cụ thể về vai trò của tổ chức này trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Theo Hiến chương thì vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc được quy định ngay tại chương V và các chương khác với những nội dung khác nhau như chương VI,VII,VIII: nhưng tóm lại vai trò của Hội Đồng Bảo An thể hiện qua các nhiệm vụ sau:
Hội đồng bảo an có quyền điều tra bất cứ vụ tranh chấp hay tình thế nào mà có thể dẫn đến bất hòa giữa các quốc gia.
Hội đồng bảo an có chức năng yêu cầu các bên tranh chấp giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. Phương pháp hòa bình được Hiến chương Liên hợp quốc đề cập đến là đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, bằng con đường tư pháp, bằng việc sử dụng những cơ quan hay những hiệp định khu vực, hay bằng các biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn.
Hội đồng bảo an là cơ quan xác định sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hay hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hay quyết định những biện pháp để duy trì hay khôi phục hòa bình và an ninh thế giới.
Hội đồng bảo an là cơ quan đề nghị việc kết nạp thành viên mới của Liên hợp quốc và đề nghị các điều kiện để các quốc gia có thể trở thành thành viên của Qui chế Tòa án quốc tế.
Hội đồng bảo an thực hiện chức năng bảo trợ của Liên hợp quốc đối với các khu vực chiến lược.
Hội đồng bảo an đề nghị Đại hội đồng bầu Tổng thư ký Liên hợp quốc và cùng với Đại hội đồng bầu các thẩm phán của Tòa án quốc tế.
Hội đồng bảo an còn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Chúng ta thấy rằng trên các căn cứ nêu trên chúng ta sẽ đi bình luận cụ thể về vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc theo Hiến Chương.
II. BÌNH LUẬN VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN THEO HIẾN CHƯƠNG.
Chúng ta thấy rằng trước khi bình luận vai trò của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc thì cũng cần nhìn lại cơ cấu thành phần của Hội Đồng Bảo An: Hội đồng bảo an gồm 15 ủy viên, trong đó có 5 ủy viên thường trực là: Anh, Pháp, Mỹ, CHND Trung Hoa, CHLB Nga và 10 ủy viên không thường trực được Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm. Khi bầu các ủy viên không thường trực, Đại hội đồng phải đặc biệt tính đến sự đóng góp của thành viên Liên hợp quốc vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, vào các mục đích khác của Liên hợp quốc cũng như lưu ý đến sự phân bố công bằng theo khu vực địa lý. Các vấn đề quan trọng của Hội Đồng Bảo An đều phải được 5 thành viên thường trực thông qua, nếu một thành viên bỏ phiếu trắng thì vấn đề cũng không được thông qua. Trên đặc điểm này chúng ta cùng làm rõ vai trò của Hội Đồng Bảo An như sau.
Thư nhất: Hội đồng bảo an có quyền điều tra bất cứ vụ tranh chấp hay tình thế nào mà có thể dẫn đến bất hòa giữa các quốc gia. Chúng ta thấy rằng bằng các quy định của Liên Hợp Quốc, Hội Đồng Bảo An có quyền điều tra làm rõ bất cứ các vụ tranh chấp nào đe dọa hay có thể là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hay xung đột giữa các quốc gia. Khi có các tr...
hay
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và bình luận quy định pháp luật Việt Nam về thi hành và hủy phán quyết trọng tài Luận văn Luật 0
D Phân tích và bình luận quy định tại Điều 177 Luật Thương mại năm 2005 về thời hạn đại lý Luận văn Luật 0
D Bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thỏa thuận trọng tài thương mại Luận văn Luật 0
D Bình luận, đánh giá thực trạng qui định pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam nói chung và cá Luận văn Kinh tế 0
D So sánh công ty cổ phần và công ty TNHH 2-50 thành viên, bình luận về thực trạng các công ty cổ phần Luận văn Kinh tế 0
D Bình luận bản án về Tranh chấp trong hợp đồng Cho thuê tài chính Luận văn Luật 0
S Dư luận xã hội về dịch vụ giáo dục ở bậc học phổ thông (nghiên cứu tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình Văn hóa, Xã hội 0
H Một số vấn đề lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam nửa đầu th Văn học 0
D Bình luận: Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hoá và Văn hóa, Xã hội 0
E Quyền bình đẳng về việc làm trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Pháp luật Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top