bongxu211

New Member

Download Nhượng quyền thương mại-Những vấn đề lý luận và thực tiễn miễn phí





Tại Việt Nam, nhượng quyền thương mại bắt đầu xuất hiện từ sau năm 1995 và phát triển với những bước đi không ấn tượng trong suốt 10 năm qua. Nói đến nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, không thể không nhắc tới một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại và nhờ vào những đặc trưng của cách kinh doanh này mà doanh nghiệp đó đã có một hệ thống các cửa hàng kinh doanh rộng lớn, có thể xếp vào hạng nhất của Việt Nam. Đó là Công ty cà phê Trung Nguyên với hơn 500 cửa hàng trong cả nước mang thương hiệu cà phê Trung Nguyên cùng với một số cửa hàng nhượng quyền khác tại Thái Lan, Campuchia, Singapore, Nhật Bản. Trung Nguyên cũng là công ty Việt Nam đầu tiên thực hiện việc nhượng quyền thương mại sang thị trường nước ngoài.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Nghiªn cøu - trao §æi
N
hượng quyền thương mại (franchising) là một trong những khái niệm khá mới mẻ
trong khoa học pháp lý Việt Nam. Mặc dù, những biểu hiện thực tế của hoạt động này đã xuất hiện ở Việt Nam gần 10 năm nhưng cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm đầy đủ nhằm điều chỉnh về vấn đề nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, nhượng quyền thương mại tại một số thị trường khác trên thế giới lại hết sức sôi động. Người tiêu dùng trên toàn thế giới không còn xa lạ gì với những thương hiệu nổi tiếng như đồ ăn nhanh McDonld’s, Loterria; hệ thống siêu thị Metro - đây là những thương hiệu sử dụng nhượng quyền thương mại làm cách kinh doanh. Theo ước tính, nhượng quyền kinh doanh thương hiệu ở châu Á đã đạt 50 tỷ USD/năm. Chỉ tính riêng ở Trung Quốc, sau thời điểm gia nhập WTO, đã có
50 ngành hàng thực hiện kinh doanh theo cách nhượng quyền thương mại, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này đạt
40%/năm.(1) Đối với Việt Nam, trên con
đường hội nhập WTO, việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá những cách kinh doanh thương mại đặc biệt như franchising là rất quan trọng, góp phần hoàn thiện pháp
luật về thương mại tại Việt Nam.
ThS. Vò §Æng H¶i YÕn *
1. Lý thuyết về nhượng quyền thương mại
1.1. Khái niệm
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh của các thương nhân thông qua việc chia sẻ quyền kinh doanh trên một thương hiệu cho một thương nhân khác. Quan hệ này được tạo lập bởi ít nhất là hai bên chủ thể: bên nhượng quyền (là bên có quyền sở hữu đối với “quyền thương mại”) và bên nhận quyền (là bên độc lập, muốn kinh doanh bằng “quyền thương mại” của bên nhượng quyền). Các bên trong quan hệ thoả thuận: bên nhượng quyền trao cho bên nhận “quyền kinh doanh” bao gồm quyền sử dụng mô hình, kỹ thuật kinh doanh sản phẩm, dịch vụ dưới thương hiệu của mình và nhận lại một khoản phí hay % doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định; bên nhận quyền sử dụng “quyền thương mại” của bên nhượng quyền để tiến hành hoạt động kinh doanh nhưng phải chấp nhận tuân thủ một số điều kiện mà bên nhượng quyền đưa ra. Như vậy, nhượng quyền thương mại không phải là một cơ sở kinh doanh mà là một cách thức kinh doanh.
* Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội
46 T¹p chÝ luËt häc sè 3/2005
Nghiªn cøu - trao §æi
Nhượng quyền thương mại khởi nguồn từ nước Mỹ vào những năm 1850 và hoạt động này hầu như chỉ phát triển ở nước Mỹ trong
vòng hơn 100 năm.(2) Mãi đến năm 1980,
các nước phát triển khác mới nhận thức được đầy đủ những lợi thế của hoạt động nhượng quyền thương mại và bắt đầu tập trung phát triển hoạt động này trong nội bộ quốc gia mình. Hiện nay, hoạt động nhượng quyền thương mại xuất hiện ở hầu hết các khu vực trên thế giới và vươn rộng tầm ảnh hưởng ra đối với hầu hết các ngành hàng và dịch vụ trong nền thương mại quốc tế.
Tại Mỹ, trong thời kỳ đầu xuất hiện, nhượng quyền thương mại được hiểu là những thoả thuận hợp đồng giữa các nhà sản xuất, tổ chức dịch vụ với những nhà kinh doanh độc lập khác liên quan đến việc phân phối sản phẩm - gọi là nhượng quyền phân phối sản phẩm. Theo đó, bên nhượng quyền là nhà sản xuất, chế biến có quyền phân phối đối với một loại sản phẩm nhất định; bên nhận quyền là một nhà sản xuất hay một nhà phân phối hay một nhà chế biến được độc quyền sử dụng nhãn sản phẩm của bên nhượng quyền. Sau một thời gian tồn tại, nhượng quyền thương mại tại Mỹ có một hình thái mới, đó là nhượng quyền thương mại đối với cách kinh doanh. Hình thái mới này cho phép bên nhận quyền không chỉ đơn thuần được sử dụng nhãn hàng hoá của bên nhượng quyền mà còn được áp dụng các hệ thống, cách và phương pháp hoạt động kinh doanh của bên nhượng quyền (bao
gồm: quy trình hoạt động, tài liệu hướng
dẫn; quản lý kinh doanh; đào tạo kỹ thuật, quản lý; cơ sở hạ tầng quản lý; hệ thống tiếp thị; công nghệ và bí quyết kinh doanh). Bên nhượng quyền ngoài việc thu một khoản tiền phí chuyển nhượng còn được thực hiện việc giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền. Việc giám sát được đặt ra thể hiện quyền thiết thực của bên nhượng quyền, bởi vì, sau khi nhượng quyền thương mại đối với cách kinh doanh, cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều cùng kinh doanh dưới một tên hãng, một thương hiệu, một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Chính vì thế, công việc kinh doanh của bên nhận quyền ảnh hưởng trực tiếp tới cả hệ thống kinh doanh trong đó có bên nhượng quyền.
Cho tới hiện tại, phạm vi của nhượng quyền thương mại còn tiếp tục mở rộng tuỳ từng trường hợp vào sự gợi mở của pháp luật và tính sáng tạo trong thoả thuận của các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, về bản chất, pháp luật về nhượng quyền thương mại của hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận nhượng quyền thương mại là một cách kinh doanh, trong đó, bên nhượng quyền có các quyền tài sản đối với một hệ thống tiếp thị, dịch vụ hay sản phẩm kinh doanh ký với bên nhận quyền một thoả thuận với những điều kiện nhất định, trao cho bên nhận quyền quyền sử dụng tên nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu hàng hoá và quyền sản xuất, phân phối sản
phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền.(3)
1.2. Ý nghĩa của nhượng quyền thương mại
Dựa vào cơ chế hoạt động của mình,
T¹p chÝ luËt häc sè 3/2005 47
Nghiªn cøu - trao §æi
nhượng quyền thương mại không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho các bên trong quan hệ mà còn tác động trực tiếp theo hướng tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đối với bên nhượng quyền, ưu điểm lớn nhất mà franchising mang lại là hệ thống kinh doanh được mở rộng mà hầu như không phải bỏ thêm vốn. Với bên nhận quyền, sức hấp dẫn của nhượng quyền thương mại có thể tổng kết ở hai điểm căn bản: chi phí thấp và ít rủi ro.
Cùng với việc chuyển giao “quyền thương mại” cho một chủ thể kinh doanh khác cùng kinh doanh, bên nhượng quyền có thể nhận được một khoản vốn không nhỏ thu được từ khoản phí nhượng quyền mà bên nhận quyền phải trả. Đồng thời, hệ quả của việc nhượng quyền thương mại là hệ thống kinh doanh được mở rộng mà vẫn nằm trong sự điều tiết chung của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có quyền giám sát việc bên nhận quyền đối xử như thế nào với “quyền kinh doanh” đã được nhượng, nhất là thái độ của bên nhận quyền với việc bảo vệ và làm cho thương hiệu trở nên tốt đẹp hơn.
Đối với bên nhận quyền, không phải tốn kém nhiều chi phí và thời gian vào việc xây dựng mô hình kinh doanh, đào tạo đội ngũ quản lý hay xây dựng một thương hiệu trên thị trường, bên nhận quyền có thể tiến hành kinh doanh ngay sau khi được nhượng “quyền thương mại”. Để bù đắp vào khoản chi cho phí nhận nhượng “quyền thương mại”, bên nhận quyền tiết kiệm đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K [Free] Thực trạng và giải pháp hoạt động quản lý sau nhượng quyền thương mại ở Công ty Siêu thị Hà N Tài liệu chưa phân loại 0
V [Free] Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam. Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Tiểu luận Tìm hiểu một số qui định của pháp luật về nhượng quyền thương mại Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Bí mật kinh doanh và nhượng quyền thương mại theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
F [Free] Tiểu luận Cà phê trung nguyên - Câu chuyện nhượng quyền thương mại tiên phong của Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
C [Free] Tiểu luận Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại Tài liệu chưa phân loại 0
V [Free] Tiểu luận Tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề nhượng quyền thương mại Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Tiểu luận Tìm hiểu quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại và thực tiễn áp dụng ở V Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Nghiên cứu về tính hợp lý của việc chuyển nhượng quyền nhân thân tác giả Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Nhượng quyền thương mại (Franchising) ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top