duong_1982

New Member

Download Tiểu luận Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú liên quan đến hoạt động ngoại hối miễn phí





Pháp luật Việt Nam đã quy định cho người cư trú và người không cư trú có nhiều quyền trong giao dịch vãng lai để họ có thể dễ dàng tham gia giao dịch hơn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người cư trú và người không cư trú không có nghĩa vụ gì trong giao dịch vãng lai. Theo ông Nguyễn Đồng Tiến- Phó thống đốc Ngân hàng Nhà Nước, thay mặt tổ soạn thảo Pháp lệnh ngoại hối của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 thì: “Mục đích của chúng ta là đảm bảo vị thế đồng tiền quốc gia nhưng vẫn đảm bảo giao dịch các đồng tiền khác, theo cách làm cho những giao dịch đó rủi ro hơn, bất tiện hơn để người dân tự giác sử dụng nhiều bằng đồng Việt Nam, đồng thời nâng cao tính an toàn, tiện dụng của đồng Việt Nam”. Do đó, bên cạnh các quy định về quyền nêu trên, Pháp lệnh còn quy định về việc áp dụng các biện pháp an toàn thông qua việc đưa ra một số biện pháp hạn chế, hay bắt buộc về ngoại hối được áp dụng tạm thời trong những điều kiện khẩn cấp như hạn chế thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước. Khi nhập cảnh, các cá nhân sẽ không phải khai báo nếu mang ngoại tệ hay đồng Việt Nam bằng tiền mặt dưới hạn mức quy định (hiện nay hạn mức được áp dụng là 7.000 USD – Theo quyết định 921/2005/QĐ- NHNN về việc mang ngoại tệ bằng tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập cảnh).
Khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ các giao dịch vãng lai, ngươi cư trú, người không cư trú không phải xuất trình các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam. Các thủ tục cho việc xin phê duyệt trong một số giao dịch cụ thể đã được đơn giản hóa rất nhiều. Đối với người dân và doanh nghiệp nói chung, từ nửa năm 2005 trở lại đây, nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng khá tốt nên việc đáp ứng các đơn mua ngoại tệ khá thuận lợi. Các cá nhân khi có được các giấy tờ chứng minh nhu cầu mua để du hoc, du lịch chữa bệnh đều được mua với thời gian nhanh. Nhưng đối với các nhu cầu chi tiêu thường xuyên khi đi nước ngoài, thường được ngân hàng gọi là bán kèm hộ chiếu tức là không có giấy tờ chứng minh số lượng cần mua cho mục đích cụ thể thì vẫn còn hạn chế ở mức tối đa 500 USD.
Trong hoạt động chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam thì người gửi tiền về có thể đến bất cứ ngân hàng nào lớn, có uy tín, thuận tiện ở nước ngoài và cung cấp thông tin cần thiết theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng, điền vào phiếu chuyển tiền và thanh toán số tiền chuyển cùng với phí chuyển tiền. Người gửi có thể chuyển tiền bằng Đô la Mĩ, Euro, Yên… Đối với khoản ngoại tệ có được do chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam, người cư trú là cá nhân có quyền rộng rãi hơn trong việc lựa chọn các hình thức: mở tài khoản ngoại tệ, gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, rút tiền mặt để cất giữ…
Trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài:
+ Người cư trú là tổ chức được quyền chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ, hay các mục đích khác theo quy định của của Ngân hàng Nhà nước;
+ Người cư trú là cá nhân Việt Nam được mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài thông qua các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để sử dụng cho các mục đích như: học tập chữa bệnh ở nước ngoài; đi du lịch, công tác thăm viếng ở nước ngoài…
Người cư trú, người không cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hay các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được quyền chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.
Tóm lại, quyền của người cư trú và người không cư trú trong giao dịch vãng lai đã được mở rộng hơn – là một trong những bước đi mới nhằm thích nghi với xu thế hội nhập. Hoạt động chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài hay từ nước ngoài vào Việt Nam hay hoạt động mua, chuyển tiền… được quy định cụ thể đối với người cư trú và người không cư trú đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, hoạt động đi lao động ở nước ngoài… Những bước đi mở trong hoạt động giao dịch vãng lai không chỉ có tác dụng cho một lĩnh vực cụ thể mà còn ảnh hưởng lớn đến các ngành và các lĩnh vực khác cùng phát triển.
Nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú trong giao dịch vãng lai.
Pháp luật Việt Nam đã quy định cho người cư trú và người không cư trú có nhiều quyền trong giao dịch vãng lai để họ có thể dễ dàng tham gia giao dịch hơn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người cư trú và người không cư trú không có nghĩa vụ gì trong giao dịch vãng lai. Theo ông Nguyễn Đồng Tiến- Phó thống đốc Ngân hàng Nhà Nước, thay mặt tổ soạn thảo Pháp lệnh ngoại hối của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 thì: “Mục đích của chúng ta là đảm bảo vị thế đồng tiền quốc gia nhưng vẫn đảm bảo giao dịch các đồng tiền khác, theo cách làm cho những giao dịch đó rủi ro hơn, bất tiện hơn để người dân tự giác sử dụng nhiều bằng đồng Việt Nam, đồng thời nâng cao tính an toàn, tiện dụng của đồng Việt Nam”. Do đó, bên cạnh các quy định về quyền nêu trên, Pháp lệnh còn quy định về việc áp dụng các biện pháp an toàn thông qua việc đưa ra một số biện pháp hạn chế, hay bắt buộc về ngoại hối được áp dụng tạm thời trong những điều kiện khẩn cấp như hạn chế thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai…. Cụ thể là:
Người cư trú, người không cư trú có trách nhiệm xuất trình các chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ các giao dịch vãng lai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.
Nghĩa vụ này là một trong những nghĩa vụ lien quan đến tự do hóa trong giao dịch vãng lai. Việc quy định trách nhiệm cho người cư trú và người không cư trú sẽ đảm bảo cho hoạt động kiểm tra của các tổ chức tín dụng được phép với việc mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ các giao dịch vãng lai nhằm giúp cho việc quản lý ngoại tệ ðược tốt hơn.
Trong thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hay các nguồn thu vãng lai.
+ Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phải được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản qua tổ chức tín dụng, trừ một số trường hợp thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt được Ngân hàng nhà nước xem xét và chấp nhận.
Đối với giao dịch này, người cư trú là tổ chức, cá nhân có nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hay các nguồn thu vãng lai khác ở nước ngoài phải có nghĩa vụ chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hay các chứng từ thanh toán.
Trong hoạt động ngân hàng, tài khoản vãng lai (tài khoản thanh toán) là tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng hay tổ chức tài chính nào đó, với mục đích cung ứng một cách nhanh chóng và an toàn phương tiện tiếp nhận thường xuyên tới các món tiền gửi theo nhu cầu.
cách thanh toán chuyển tiền là cách thanh toán mà người mua (nhà nhập khẩu) thông qua ngân hàng chuyển tiền trả cho người bán (nhà xuất khẩu). Theo đó, người chuyển tiền sẽ yêu cầu ngân hàng nước mình chuyển một số tiền nhất định vào tài sản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam cho người được hưởng. Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền thực hiện yêu cầu của người chuyển tiền, làm thủ tục và chuyển tiền. Tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam sau khi đã nhận được tiền chuyển đến, thực hiện trả tiền cho người nhận.
+ Người cư trú có nguồn t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top