dalat_trang

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU

Hoạt động giao tiếp của nhân loại chủ yếu được thực hiện bằng ngôn ngữ. Phương tiện giao tiếp này được sử dụng ngay từ buổi đầu của xã hội loài người. Với sự ra đời của chữ viết, con người đã thực hiện giao tiếp ở những khoảng cách vô tận. Là sản phẩm của hoạt động giao tiếp, ngôn bản được tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như âm thanh (lời nói), hay ghi dưới dạng chữ viết. Ngôn bản được ghi lại dưới dạng chữ viết gọi là văn bản. Trong quá trình quản lý nhà nước, văn bản là phương tiện công cụ để truyền tải thông tin, để các cơ quan nhà nước cụ thể hoá và truyền đạt kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống.
Sau một thời gian thực tập tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh, em đã tìm hiểu và tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế về hoạt động quản lý nhà nước. Qua đợt thực tập này đã góp phần cũng cố vững chắc những kiến thức lý thuyết mà chúng em đã được học, tạo cơ hội cho chúng em có dịp kiểm nghiệm cũng như rèn luyện được các kỹ năng làm việc của cán bộ công chức, tìm hiểu thực tế các kỹ năng, nghiệp vụ Hành chính.
Những đợt thực tập như thế này rất bổ ích và có ý nghĩa lớn đối với em. Em xin chân thành Thank Ban lãnh đạo Học viện, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính, các cô, chú, anh, chị công tác tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có dịp cọ xát với thực tế và giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này.








PHẦN I: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

I. Kế hoạch thực tập
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã học, Học viện đã tổ chức các đợt thực tập cho sinh viên khoá V trong hai tháng (từ 25-02-2008 đến 25-04-2008).Trong thời gian thực tập tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh, em đã xây dựng kế hoạch thực tập cụ thể như sau:
1. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.
2. Tìm hiểu biên chế, chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban chuyên môn trực thuôc Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.
3. Tìm hiểu quy trình làm việc của trung tâm một cửa.
4. Tìm hiểu chế độ công vụ, công chức của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.
5. Tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh ban hành.
Để thực hiện tốt kế hoạch này, em rất mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cô, chú, anh, chị đang công tác tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.
II. Những việc đã làm
Trong hai tháng thực tập tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh em đã được thực hành nhiều kiến thức khác nhau. Dưới đây là một số công việc mà em đã thực hiện trong hai tháng vừa qua.

Thời gian (Tuần) Nhũng việc đã làm
Tuần 1 (25-2 đến 2-3) Liên hệ thực tập,
Tìm hiểu khái quát về Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.
Tuần 2 (3-3 đến 9-3) Tìm hiểu cơ cấu, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.
Tuần 3 (10-3 đến 16-3) Tìm hiểu biên chế, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh.
Tuần 4 (17-3 đến 23-3) Tìm hiểu chế độ công vụ, công chức của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh,
Nghiên cứu tài liệu tại phòng Tư pháp.
Tuần 5 (24-3 đến 30-3) Thu thập thông tin phục vụ cho báo cáo thực tập,
Sắp xếp tài liệu tại phòng Tư pháp và phòng Nội vụ.
Tuần 6 (31-3 đến 6-4) Nghiên cứu tài liệu,
Sắp xếp tài liệu,
Thực hành đóng dấu tại phòng Tư pháp.
Tuần 7 (7-4 đến 13-4) Quan sát, tìm hiểu chế độ làm việc của trung tâm một cửa.
Tuần 8 (14-4 đến 20-4) Viết báo cáo thực tập.
Tuần 9 (21-4 đến 25-4) Hoàn thiện báo cáo thực tập.

III. Một số kết quả đạt được
Sau hai tháng thực tập tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh đã giúp em tiếp xúc với môi trường công việc năng động và sáng tạo. Đây là cơ hội tốt để cho bản thân em thực hành những kiến thức đã học trong bốn năm qua. Vì vậy, kết thúc quá trình thực tập em đã đạt được một số kết quả sau đây:
Nắm vững cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh;
Nắm vững cơ chế hoạt động của trung tâm một cửa và tham gia tiếp nhận hồ sơ của công dân tại trung tâm một cửa;
Thành thục kỹ năng đóng dấu và lưu trữ tài liệu;
Nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh trong mấy năm gần đây thông qua việc sắp xếp văn bản của Uỷ ban theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000;
Hoàn thành 01dự thảo báo cáo tuyên truyền và phổ biến pháp luật dưới sự hướng dẫn của các anh chị chuyên viên phòng Tư pháp;
Tham gia đầy đủ các hoạt động do Thành đoàn thành phố phát động chào mừng ngày thành lập đoàn 26-3.


















PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VINH

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình quản lý nhà nước, sản phẩm của các cơ quan quản lý nhà nước là các quyết định quản lý, đó là các quyết định thành văn (văn bản hóa). Văn bản có một vai trò to lớn trong quá trình quản lý, vì văn bản đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý, truyền đạt các quyết định quản lý, kiểm tra theo dõi các hoạt động của bộ máy lãnh đạo, là công cụ để xây dựng hệ thống pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật có chứa trong đó những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc hay từng địa phương và được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh ban hành ra để thi hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, cũng cố an ninh - quốc phòng trên địa bàn thành phố nhằm đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống trên địa bàn thành phố Vinh.
Trong thời gian qua, Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh đã làm tốt công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số khó khăn do chưa có một quy trình chuẩn để xây dựng và ban hành văn bản. Đây là vấn đề cấp thiết và hết sức quan trọng, vì vậy em chọn đề tài “Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh” làm nội dung nghiên cứu trong báo cáo thực tập này.
Quy trình “Xây dựng và ban hành văn bản quy pham pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh” do phòng Tư pháp soạn thảo theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Kết cấu nội dung gồm có 3 chương:
Chương I: Quy trình chung xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Chương II: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của thành phố Vinh
Chương III: Giải pháp hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh























CHƯƠNG I
QUY TRÌNH CHUNG XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản có thể đưa ra các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Đó là hệ thống văn bản được xác định chặt chẽ về thẩm quyền, nội dung, hình thức và quy trình ban hành. Theo luật định, đó là văn bản quy phạm pháp luật.
Theo quy định tại Điều 1, luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, được sửa đổi bổ sung 2002: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh mối quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
1.2. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật
* Thẩm quyền ban hành
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luât năm 1996, được sửa đổi, bổ sung năm 2002, trong đó quy định rõ như sau:
Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết.
Văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết.
Văn bản do Chủ tịch nước ban hành: lệnh, quyết định.
Văn bản do Chính phủ ban hành: nghị quyết, nghị định.
Văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành: quyết định, chỉ thị.
Văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành: quyết định, chỉ thị, thông tư.
Văn bản do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành: nghị quyết.
Văn bản do Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành: quyết định, chỉ thị, thông tư.
Văn bản do Hội đồng nhân dân ban hành: nghị quyết.
Văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành: quyết định, chỉ thị.
* Văn bản quy phạm pháp luật có chứa các quy tắc xử sự chung
Quy tắc xử sự chung là những chuẩn mực mà mọi cơ quan, cá nhân, tổ chức khi tham gia vào quan hệ xã hội bị quy tắc đó điều chỉnh thì phải tuân thủ thực hiện.
* Đối tượng áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ vào thẩm quyền ban hành và nội dung của từng văn bản quy pạm pháp luật mà áp dụng với các đối tượng khác nhau, có thể văn bản đó được áp dụng cho toàn xã hội hay chỉ áp dụng cho một bộ phận trong xã hội.
* Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật được quy định hiệu lực về thời gian, không gian. Văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng trong một thời gian dài, không gian rộng lớn cho đến khi có một văn bản khác thay thế, bãi bỏ, phủ quyết văn bản đó.
* Ngôn ngữ của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật được thể hiệ bằng tiếng Việt. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu.
* Số và ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật phải được đánh số thứ tự cùng với nămban hành và ký hiệu cho từng loại văn bản.
1.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Hệ thống văn bản pháp luật bao gồm:
Văn bản luật:
Hiến pháp ( Hiến pháp và các đạo luật về bổ sung hay sửa đổi Hiến pháp)
Luật, các đạo luật.
Văn bản dưới luật mang tính chất luật:
Nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội
KẾT LUẬN

Qua những đợt thực tập như thế này chúng em đã có cơ hội tiếp thu được nhiều điều bổ ích và rất có ý nghĩa đối với chúng em. Một lần nữa em xin chân thành Thank Ban lãnh đạo Học viện, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính, các cô, chú, anh, chị, công tác tại Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực hành nhiều kiến thức đã học ở trường và giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Đặc biệt, em xin chân thành Thank giảng viên trực tiếp hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt báo cáo này.
Báo cáo này gồm có ba phần, trong đó nội dung trọng tâm nằm ở phần hai, bao gồm ba chương. Chương I, giới thiệu về quy trình chung về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện; chương II, quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh; chương III, giải pháp hoàn thiện quy trình này. Tuy nhiên, trong báo cáo này còn có một số thiếu sót, hạn chế nên em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người.













TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, được sửa đổi, bổ sung năm 2002.
- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân ban hành ngày 3 tháng 12 năm 2004.
- Nghị định 135/2003/NĐ-CP, ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
- Nghị định 161/2005/NĐ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2005, của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Thông tư liên tịch 55/2005/TTLT-BNV-VPCP, hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản;
- Nghị định 91/2006/NĐ-CP, của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân;
- Giáo trình kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản- Học viện Hành chính Quốc gia;
- Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001: 2000.








MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN I: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 3
I. Kế hoạch thực tập 3
II. Những việc đã làm 3
III. Một số kết quả đạt được 4
PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 6
CHƯƠNG I 8
QUY TRÌNH CHUNG XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN 8
QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 8
1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 8
1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật 8
1.2. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật 8
* Văn bản quy phạm pháp luật có chứa các quy tắc xử sự chung 9
1.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 9
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 10
2.1. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 10
2.2. Nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 10
2.2.1. Nội dung quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 10
2.2.2. Nội dung chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 11
3. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 11
3.1. Khái niệm quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật 11
3.2. Ý nghĩa của việc tuân thủ quy trình 11
3.3. Văn bản pháp luật quy định về quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật 11
3.4. Quy trình chung xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 12
3.4.1. Soạn thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 12
3.4.2. Thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 13
3.4.3. Xem xét, thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 13
3.4.4. Công bố 14
3.4.5. Gửi và lưu trữ văn bản 14
CHƯƠNG II 15
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM 15
PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VINH 15
1. Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh 15
1.1. Khái quát về thành phố Vinh 15
1.2. Tổ chức bộ máy 16
1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh 17
2. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh 21
2.1. Cơ sở pháp lý 21
2.2. Mục đích 22
2.3. Phạm vi áp dụng 22
2.4. Nội dung 22
2.4.1. Lưu đồ 22
2.4.2. Mô tả nội dung 24
3. Thực trạng thực hiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh 27
3.1. Số lượng văn bản 27
3.2. Thực tế thực hiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh 28
3.3. Một số kết quả đạt được 30
CHƯƠNG III 32
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN 32
THÀNH PHỐ VINH 32
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

quynhtrang2607

New Member

Download Chuyên đề Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của uỷ ban nhân dân thành phố Vinh miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN I: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 3
I. Kế hoạch thực tập 3
II. Những việc đã làm 3
III. Một số kết quả đạt được 4
PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ 6
CHƯƠNG I 8
QUY TRÌNH CHUNG XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN 8
QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 8
1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 8
1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật 8
1.2. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật 8
* Văn bản quy phạm pháp luật có chứa các quy tắc xử sự chung 9
1.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 9
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 10
2.1. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 10
2.2. Nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 10
2.2.1. Nội dung quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 10
2.2.2. Nội dung chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 11
3. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 11
3.1. Khái niệm quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật 11
3.2. Ý nghĩa của việc tuân thủ quy trình 11
3.3. Văn bản pháp luật quy định về quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật 11
3.4. Quy trình chung xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 12
3.4.1. Soạn thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 12
3.4.2. Thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 13
3.4.3. Xem xét, thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 13
3.4.4. Công bố 14
3.4.5. Gửi và lưu trữ văn bản 14
CHƯƠNG II 15
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM 15
PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VINH 15
1. Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh 15
1.1. Khái quát về thành phố Vinh 15
1.2. Tổ chức bộ máy 16
1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh 17
2. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh 21
2.1. Cơ sở pháp lý 21
2.2. Mục đích 22
2.3. Phạm vi áp dụng 22
2.4. Nội dung 22
2.4.1. Lưu đồ 22
2.4.2. Mô tả nội dung 24
3. Thực trạng thực hiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh 27
3.1. Số lượng văn bản 27
3.2. Thực tế thực hiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh 28
3.3. Một số kết quả đạt được 30
CHƯƠNG III 32
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN 32
THÀNH PHỐ VINH 32
KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

à dễ dàng hơn.
3.3. Văn bản pháp luật quy định về quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong các văn bản sau:
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, được sửa đổi, bổ sung năm 2002;
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân;
Nghị định 161/2005/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Nghị định 91/2006/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
3.4. Quy trình chung xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Quy trình chung xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện gồm các bước cơ bản sau đây:
3.4.1. Soạn thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân soạn thảo. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo quyết định, chỉ thị.
Căn cứ vào tính chất, nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, cơ quan soạn thảo tổ chức kấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, chỉ thị.
Cơ quan, tổ chức hữu quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định, chỉ thị.
Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, chỉ thị thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất năm ngày, kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo quyết định, chỉ thị.
3.4.2. Thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải được cơ quan tư pháp cùng cấp thẩm định trước khi trình Uỷ ban nhân dân. Chậm nhất là mười ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, cơ quan soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị đến cơ quan tư pháp để thẩm định. Phạm vi thẩm định của cơ quan tư pháp bao gồm:
Sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định, chỉ thị;
Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo quyết định, chỉ thị với hệ thống pháp luật;
Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
Cơ quan tư pháp có thể đưa ra ý kiến về tính khả thi của dự thảo quyết định, chỉ thị. Chậm nhất là bảy ngày trước ngày Uỷ ban nhân dân họp, cơ quan tư pháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo.
3.4.3. Xem xét, thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
Cơ quan, đơn vị soạn thảo trình hồ sơ trình duyệt dự thảo văn bản lên cấp trên xem xét và thông qua. Thông qua và ký ban hành văn bản đúng thẩm quyền và thủ tục luật định.Việc thông qua văn bản được tiến hành hình thức tổ chức phiên họp. Người ký ban hành văn bản phải chịu trách nhiệm pháp lý về văn bản mình ký, do vậy trước khi ký cần xem xét kỹ về nội dung và thể thức của văn bản.
- Việc xem xét, thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị tại phiên họp Uỷ ban nhân dân được tiến hành theo trình tự sau:
Đại diện cơ quan soạn thảo trình bày dự thảo quyết định, chỉ thị;
Đại diện cơ quan tư pháp trình bày báo cáo thẩm định Uỷ ban nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị.
- Dự thảo quyết định, chỉ thị được thông qua khi có quá nửa số thành viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành quyết định, chỉ thị.
3.4.4. Công bố
Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân huyện phải được niêm yết tại trụ sở của cơ quan ban hành và những địa điểm khác do Uỷ ban nhân dân quyết định. Đồng thời các văn bản này cũng phải được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3.4.5. Gửi và lưu trữ văn bản
Văn bản sau khi được ký ban hành phải được làm thủ tục gửi đi kịp thời và lưu trữ theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VINH
1. Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh
1.1. Khái quát về thành phố Vinh
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh Nghệ An. Tuy diện tích không lớn nhưng Vinh là đô thị được hình thành khá sớm, nổi tiếng với truyền thống hiếu học, yêu nước giàu tinh thần cách mạng với nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng.
Năm 1786, sau khi đập tan chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc dẹp chúa Trịnh đã bỏ đường Thượng đạo mà đi theo đường Gián đạo đã phát hiện ra vùng đất Yên Trường(Vinh ngày nay). Sau khi dẹp tan quân Trịnh thống nhất đất nước, Nguyễn Huệ đã chọn Yên Trường làm kinh đô với tên gọi là Phượng Hoàng Trung Đô. Đây được coi là dấu ấn lịch sử quan trọng của thành phố Vinh.
Dưới các triều đại phong kiến Vinh là một trong những trung tâm học vấn lớn ở trong nước. Do đó, Vinh nổi lên như một đô thị trung tâm công nghiệp của miền Trung với nhiều nhà máy, xí nghiệp, bến cảng…Vinh cũng là thành phố của thợ thuyền với hàng vạn công nhân. Với tinh thần yêu nước sâu sắc, nhân dân thành Vinh đã có nhiều chiến công vang dội trong lịch sử cách mạng của dân tộc mà tiêu biểu là phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.
Ngày 24 - 01-1946, Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 2 tạm coi Vinh là thị xã. Ngày 10- 10-1963, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 148/CP thành lập thành phố Vinh.Vinh lúc này được coi là một trong năm thành phố công nhiệp lớn nhất miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Ngày 13-8-1993, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận Vinh là đô thị loại II. Ngày 30-9-2005, Chính phủ ban hành quyết định số 239/2005/QĐ-CP phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Vinh thành đô thị trung tâm Bắc Trung bộ.
1.2. Tổ chức bộ máy
Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh do Hội đồng nhân dân thành phố Vinh bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân thành phố Vinh và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Vinh, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở.
Tổ chức bộ máy của Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh gồm có: một Chủ tịch và ba Phó Chủ tịch. Trong đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân, các thành viên khác khô...
hay
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng hệ thống mạng an toàn Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng HACCP cho quy trình sản xuất sữa tiệt trùng tetrapark Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống nấm kim châm dạng dịch thể và sản xuất nấm kim châm flammulina velutipes Nông Lâm Thủy sản 0
A Xây dựng quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp tại Công ty TNHH ScanCom Việt Nam Luận văn Kinh tế 1
D Nghiên cứu xây dựng bằng hình ảnh quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ký thuật động cơ 1Inz-fe lắp trên ô tô TOYOTA VIOS Khoa học kỹ thuật 2
D XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PARACETAMOL Khoa học Tự nhiên 0
B Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống vô tính hoắc hương (Pogostemon cablin) bằng phương pháp in vitro Kiến trúc, xây dựng 2
T Nghiên cứu tính khả thi việc dán nhãn sinh thái cho mặt hàng thủy sản Việt Nam và xây dựng quy trình Khoa học Tự nhiên 0
C Thiết kế xây dựng công trình tại khu quy hoạch dân cư phường 2 và 7 quận 10 TP Hồ Hồ Chí MInh Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top