vudangquangtung

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

I. Đặt vấn đề
Cuộc sống ngày càng phát triển, nhưng đồng nghĩa với việc đó cũng là sự tăng lên đáng kể của những vấn đề phát sinh trong đời sống mỗi gia đình - một tế bào của xã hội. Quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng cũng là vấn đề được nói đến trong những phát sinh ấy bởi nó chưa đựng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên liên quan tới những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, và nói đến quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, ta không thể không nói đến quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung và riêng; trong đó việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng vẫn là vấn đề cần được lưu tâm. Thực tiễn cuộc sống đã thể hiện rất nhiều những vấn đề phát sinh từ cuộc sống gia đình có liên quan đến việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng, và đó cũng chính là căn cứ để các nhà làm luật xây dựng một cơ sở lí luận về vấn đề này một cách cụ thể và sát với thực tế hơn. Có thể nói cơ sở lí luận và thực tiễn chính là hai mặt của một vấn đề, cụ thể ở đây là việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng, vậy nên hai mặt đó luôn bô sung và tác động lẫn nhau thông qua thực tế. Trong phạm vi bài viết này, em xin được trình bày về vấn đề đó: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng.

II. Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở lí luận của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng
a. Vấn đế phát sinh từ trong thực tiễn đời sống
- Để có thể có được những quy định về tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng như hiện nay thì nó đều xuất phát từ thực tiễn của cuộc sống về việc chia tài sản khi ly hôn trước khi có sự ra đời của những luật định quy định về tài sản riêng này. Trước khi có những quy định về việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng, pháp luật đã có những bất hợp lí trong khâu chia tài sản. Ví dụ như trong tình huống sau:
Anh A và chị B là bạn học với nhau từ cấp 2.Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh A tỏ ý muốn làm bạn trai của chị B nhưng chị B không đồng ý vì cho rằng mình là người xinh đẹp và có thể có được người yêu hơn anh A, tuy vậy anh A vẫn cố theo đuổi chị B. Chị B đã nghe theo lời tán tỉnh của C và quan hệ rồi có thai với C, nhưng khi chị phát hiện ra mình có thai với C thì C đã sang nước ngoài cùng gia đình, chị B đã dùng mọi cách nhắn gọi nhưng C không về và từ chối trách nhiệm. Vì biết A yêu mình thật lòng, chị B đã lợi dụng tình cảm đó để đến với anh A, mục đích chính là để đứa con đang mang có cha và không bị tai tiếng với xóm làng. Tháng 12 năm 1962, anh A và chị B kết hôn với nhau, khi này chị B đã mang thai được gần 2 tháng nhưng anh A vẫn không hay biết gì. Chung sống với nhau được 3 tháng nữa thì ông D, bố của anh A đã bán đất và cho anh A 3 tỉ, cùng lúc đó thì C về nước, gặp lại B và muốn được làm cha đứa bé, nhưng mục đích là để dụ dỗ chị B, lấy tiền của chồng. Nghe lời C, B đã công khai quan hệ của mình với C,cho A biết sự thật về đưá con chị đang mang và từ bỏ mọi trách nhiệm là một người vợ của A. B đòi li hôn vì thấy không hợp anh A và cuộc sống với anh A không còn có tình yêu nữa, còn anh A thì không từ chối quyết định ly hôn đó vì cảm giác mình bị lừa dối. Khi toà xử ly hôn và chia tài sản thì số tài sản là 3 tỉ đồng của anh A đã được chia đôi cho chị B vì cho rằng khoản tiền đó chính là tài sản chung của 2 vợ chồng.
→ Qua cách phán xét của toà ở tình huống trên ta thấy sự bất hợp lí trong cách chia tài sản. Rõ ràng khoản tiền 3tỉ đồng là của anh A được bố cho riêng khi bán đất, tức là của riêng anh A, nhưng anh vẫn phải chấp nhận sự không công bằng khi phải chia đôi số tiền đó cho người vợ. Bởi khoảng thời gian toà xử vụ án này là khoảng thời gian áp dụng của luật hôn nhân và gia đình năm 1959 dựa vào 2 điều khoản sau:
Điều 15: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”
Điều 29: “Khi ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất. Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất.” nên có thể thấy ở thời điểm đó toà xử như vậy là đúng với quy đinh của pháp luật. Tuy nhiên, xét trên thực tế thì anh A không có được sự công bằng, khoản tiền đúng là phát sinh trong thời kì hôn nhân nhưng đó là của bố anh A cho riêng anh A,nên chị B không có quyền được hưởng khối tài sản đó, chị B chỉ được hưởng duy nhất những gì của chung cả 2 vợ chồng trong thời kì hôn nhân.
- Đó chính là sự bất hợp lí trong những quy định của pháp luật thời đó khi không quy đinh rõ ràng về chế độ tài sản của vợ chồng. Trong trường hợp đó, để có thể lấy lại công bằng cho anh A đòi hỏi cần có những quy định của pháp luật về tài sản chung và riêng của vợ chồng và căn cứ chia tài sản của vợ và chồng khi ly hôn. Nếu không có được những quy định đó thì sẽ còn rất nhiều người phải chịu sự bất công khi tài sản của riêng mình phải đem ra chia như vậy. Không kể đến nếu như không có những quy định đó thì hiện tượng kết hôn nhằm vào lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng càng diễn ra nhiều hơn. Điều đó là trái với pháp luật quy định cũng như đi ngược lại những giá trị đạo lí, truyền thống của dân tộc ta.
- Thời kì đất nước đổi mới, nhất là từ sau năm 1972, quyền tự do cá nhân, những nhu cầu riêng và quyền lợi của cá nhân đòi hỏi cần được bảo vệ nhất là trong các quan hệ dân sự. Đặc biệt trong quan hệ hôn nhân, khi tranh chấp xảy ra,mỗi bên vợ chồng phải có quyền lợi ngang nhau trong việc chia tài sản sau ly hôn.
- Hơn nữa, khi Hiến Pháp 1992 ra đời đã có chế định về quyền sở hữu riêng về tài sản của công dân (điều 58 Hiến Pháp 1992), phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt về tài sản của công dân.
→ Vì những vấn đề cần được giải quyết trên và sự phù hợp với hiến pháp 1992 quy định về quyền sở hữu riêng về tài sản của công dân, những quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng đã ra đời là rất hợp lí và phần nào khắc phục được những vấn đề đó.
b. Những quy định về tài sản riêng ở Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959. 1986 và 2000
sự thoả thuận đó có căn cứ rõ ràng là nhằm tẩu tán tài sản hay trốn tránh nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng đối với người khác.
- Đối với những tài sản mà vợ chồng được hưởng do cùng hàng thừa kế theo pháp luật, về nguyên tắc thuộc tài sản riêng của vợ, chồng; chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận
- Luật cần quy định cụ thể nguồn gốc tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân bao gồm những gì thuộc tài sản riêng của vợ chồng. Nguồn gốc của nó phát sinh từ đâu?, phát sinh từ tài sản chung hay riêng của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân. Mặt khác, khi có tranh chấp về loại tài sản này, theo từng trường hợp cụ thể mà xem xét đồ dùng. tư trang cá nhân có nguồn gốc và giá trị như thế nào so với khối tài sản chung của vợ chồng và mứac thu nhập thực tế của vợ chồng để xác định chính xác và hợp lí tài sản riêng của vợ chồng.
- Đối với những đố nữ trang mà cha mẹ cho con trong ngày cưới thì cần xác định theo nguyên tắc: nếu cha mẹ tuyên bố cho riêng thì cũng được coi là tài sản riêng của vợ chồng; nếu cha mẹ tuyên bố cho chung cả 2 vợ chồng thì đó là tài sản chung. Nếu giữa vợ chồng có tranh chấp thì chia cho người đang sử dụng những đồ nữ trang đó. Quy định này là cần thiết và đảm bảo được tính nhất quán khi Toà án giải quyết các tranh chấp về tài sản là những đồ nữ trang mà cha mẹ tuyên bố cho con trong ngày cưới.
- Đối với những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2000, các loại tài sản này có nguồn gốc khác nhau khi xác định thuộc tài sản chung hay riêng của vợ, chồng. Về nguyên tắc, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân , theo Điều 27 Luật hôn nhân gai đình 2000 được tính thuộc khối tài sản chung của vợ, chồng. Quy định này được pháp luật của hầu hết các nước và hệ thống pháp luật về hôn nhân gia đình ở nước ta từ trước đến nay dự liệu. Khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cần cụ thể hoá vấn đề này.
- Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, theo điều 30 Luật hôn nhân và gia đình 2000 và điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ –CP ngày 03/10/2001 thì sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, tài sản mà vợ, chồng được chia từ tài sản chung, kể cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia đó, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất , kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.

III. Kết thúc vấn đề
Qua những căn cứ được trình bày ở cơ sở lí luận và thực tiễn trên đây, cần khẳng định lại rằng việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng là một điều hoàn toàn cần thiết, nó phù hợp với thực tế cuộc sống và ý chí của mỗi con người đặc biệt là trong quan hệ hôn nhân, phù hợp với quyền được tự định đoạt tài sản của riêng mình. Tất cả những vấn đề phát sinh trong thực tiễn cuộc sống sẽ là căn cứ để có thể hoàn thiện một cách đầy đủ hơn và hợp lí hơn trong việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề này cũng là sự phản ánh một cách chân thực nhất về đời sống và ý chí, lối suy nghĩ của người Việt Nam. Vì thế cơ sở lí luận về việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ, chồng càng hoàn thiện và đi sát với thực tế bao nhiêu thì những khó khăn trong giải quyết các tranh chấp càng được giảm đi bấy nhiêu, và quyền lợi của mỗi con người khi tham gia quan hệ hôn nhân lại càng được bảo đảm một cách chắc chắn hơn bấy nhiêu. Như thế cũng là góp phần làm cho đời sống của người Việt Nam trở nên văn minh, tốt đẹp hơn!

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bài tập lớn môn cơ sở dữ liệu Ứng dụng MySQL trong xây dựng hệ Cơ Sở Dữ Liệu quản lí bán máy tính Công nghệ thông tin 0
D Ebook bài tập cơ sở lí thuyết các quá trình hóa học - Vũ Đăng Độ Khoa học Tự nhiên 0
D Quản Lí Công Tác Chủ Nhiệm Lớp Ở Các Trường Tiểu Học Và Trung Học Cơ Sở Thành Phố Hạ Long Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương cơ sở của nhiệt động lực học vật lí 10 Luận văn Sư phạm 1
D Quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường Trung học cơ sở, Tỉnh Quảng Ninh Luận văn Sư phạm 2
N Cơ sở lí luận về cổ phần hóa, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Phân tích và thiêt kế cơ sở dữ liệu bằng Microsoft Access trong việc quản lí thu chi tài chính Công nghệ thông tin 0
T Cơ sở lí luận sách giáo khoa chuyên ngoại ngữ ( tiếng Nga) ngoài môi trường bản ngữ Luận văn Sư phạm 0
O Nghiên cứu chế tạo xúc tác quang hoá trên cơ sở bán dẫn TIO2 để xử lí các chất ô nhiễm hữu cơ Luận văn Sư phạm 0
B Thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thông tin địa lí về tài nguyên nước Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top