Flemming

New Member

Download Tiểu luận Quy định của pháp luật về chậm thực thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua việc tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp miễn phí





MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU.2
NỘI DUNG.2
I. Lý luận chung:.2
II. Các vụ việc có tranh chấp do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự.4
1. Tranh chấp do chậm trả lại mặt bằng.4
1.1. Nội dung vụ việc.4
1.2. Giải quyết của Tòa án.5
1.3. Nhận xét của Nhóm.6
2. Tranh chấp do chậm giao hàng.7
2.1 Nội dung vụ việc.7
2.2 Giải quyết của Tòa án.8
2.3 Nhận xét của Nhóm.11
3. Tranh chấp do chậm trả nợ.11
3.1 Nội dung vụ việc.11
3.2 Giải quyết của Tòa án.13
3.3 Nhận xét của Nhóm.14
III. Hướng hoàn thiện pháp luật quy định về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự.15
KẾT LUẬN.16
Danh mục tài liệu tham khảo.17
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

có nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền được biết về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn (khoản 2 điều 286 BLDS 2005). Việc thông báo này phải nhanh chóng kịp thời để đảm bảo cho bên có quyền có các biện pháp xử lý như cho phép gia hạn thực hiện hợp đồng hay giảm thiểu những rủi ro do việc chậm thực hiện hợp đồng của bên có nghĩa vụ gây ra. Đây là quy định mới của BLDS 2005 so vơi BLDS 1995. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật quốc tế cũng tương ứng với quy định về việc bên có nghĩa vụ phải thông bào về việc chậm thực hiện nghĩa vụ; bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ thực hiện tiếp nghĩa vụ đã cam kết.Việc gia hạn này giúp cho các bên có thể hoàn thành hợp đồng theo mong muốn; nguyện vọng ban đầu. Nếu bên có quyền không chấp nhận gia hạn và từ chối việc tiếp nhận nghĩa vụ thì cũng được coi là trường hợp không thực hiện nghĩa vụ.
Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn là do sự kiện bất khả kháng hay do lỗi của bên có quyền thì không phải chịu trách nhiệm dân sự và việc chậm thực hiện nghĩa vụ đó cũng không phải là vi phạm nghĩa vụ dân sự. Việc tự nguyện thực hiện nghĩa vụ sau khi thời hạn kết thúc cũng thuộc khái niệm chậm thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, việc chậm thực hiện sẽ gây thiết hại cho bên có quyền, đôi khi là cho nghĩa vụ sẽ không còn giá trị đối vơi bên có quyền. Trong tất cả các trường hợp đó; người có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho người có quyền.
Điều 305 BLDS 2005 quy định:
“1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên co nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền; bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghãi vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2.Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền theo lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác.”
Xét về mặt bản chất, chậm thực hiện nghĩa vụ và không thực hiện nghĩa vụ là hai trường hợp phát sinh trách nhiệm khác nhau. Việc chậm thực hiện nghĩa vụ vẫn khiến bên có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nốt nghĩa vụ của mình; trừ trường hợp bên có quyền yêu cầu không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đó nữa. Chính vì vậy; BLDS 2005 đưa ra khái niệm: “chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hay chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết” (khoản 1 Điều 286).
Đối với loại nghĩa vụ được thực hiện theo kỳ thì “việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự”.(khoản 2 Điều 292 BLDS 2005).
II. Các vụ việc có tranh chấp do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
1. Chậm trả lại mặt bằng.
1.1. Nội dung vụ việc.
Đầu năm 2009, Tổng Công ty Địa ốc S. đã khởi kiện ra TAND quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh, nhờ tòa buộc Công ty T. (100% vốn nước ngoài) phải giao trả lại mặt bằng vì đòi mãi mà không được.
Theo đơn kiện, đầu năm 2007, Tổng Công ty S. cho Công ty T. thuê kho bãi ở khu cư xá Lữ Gia với giá hơn 8,5 triệu đồng/tháng. Thời hạn thực hiện hợp đồng là một năm, tức đến tháng 12-2007 Công ty T. phải giao trả kho bãi. Đến ngày gần hết hạn hợp đồng, Tổng Công ty S. thông báo việc chấm dứt, thu hồi mặt bằng thì Công ty T. đề nghị gia hạn. Tổng Công ty S. không đồng ý và đôn đốc Công ty T. giao trả mặt bằng nhưng họ nhất quyết không đi. Vì thế, Tổng Công ty S. phải đâm đơn kiện đối tác ra tòa để lấy lại tài sản và đòi tiền thuê kho bãi từ tháng 8-2009 cho đến khi phía bị đơn dọn đi.
Trình bày với tòa, Công ty T. thừa nhận có thuê kho bãi của Tổng Công ty S. làm văn phòng giao dịch từ năm 2006. Tuy hợp đồng được ký hằng năm nhưng Tổng Công ty S. hứa hẹn sẽ cho thuê dài hạn bằng việc hết hạn thì ký lại. Hợp đồng cuối năm 2007 chưa được ký lại làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty nên công ty đã cố gắng thương lượng để tiếp tục được thuê. Tìm hiểu thực chất lý do của việc chấm dứt hợp đồng, Tổng Công ty S. chỉ cho biết là phải thu hồi để triển khai thực hiện dự án đầu tư nhưng lại không nêu rõ tính chất, quy mô, kế hoạch… Do đó, Công ty T. nghi ngờ Tổng Công ty S. lấy lại mặt bằng cho doanh nghiệp khác thuê.
Cạnh đó, Công ty T. còn nại rằng hợp đồng thuê kho bãi được ký năm 2007 giữa hai bên là không công bằng, có nhiều điều khoản ép buộc bất lợi cho công ty. Việc viện dẫn lý do thanh lý hợp đồng, không đồng ý ký lại hợp đồng của Tổng Công ty S. chưa phải là bất khả kháng, chưa hợp tình, hợp lý nên Công ty T. không đồng ý giao trả kho bãi. Công ty T. đề nghị được ký tiếp hợp đồng “cho đến khi có nguy cơ gây thiệt hại trong việc triển khai dự án của nguyên đơn hay có sự kiện bất khả kháng không thể cho thuê”.
1.2. Cách giải quyết của Tòa án
Theo phân tích của TAND quận 11: Hợp đồng cho thuê kho bãi được hai bên ký trên cơ sở tự nguyện. Những lý do mà Công ty T. nêu ra như hợp đồng không công bằng, có tính ép buộc hay có việc nguyên đơn hứa hẹn sẽ cho thuê lâu dài đều không có chứng cứ chứng minh. Gần hết hạn hợp đồng, Tổng Công ty S. đã thông báo và không chấp nhận cho Công ty T. gia hạn, nghĩa là hai bên không thỏa thuận được về việc tái ký hợp đồng. Như vậy, Công ty T. phải trả lại mặt bằng cho Tổng Công ty S. Trên thực tế, Công ty T. đã chiếm giữ, sử dụng kho bãi quá thời hạn hợp đồng 20 tháng và quá thời hạn xin gia hạn 8 tháng. Khi đã quá thời hạn, công ty này lại nêu ra nhiều lý do để trì hoãn việc giao trả kho bãi, thể hiện sự cố tình vi phạm hợp đồng, và không có thiện chí giải quyết tranh chấp.
Từ đó, tòa đã buộc Công ty T. phải giao trả ngay kho bãi đang chiếm giữ, sử dụng cho Tổng Công ty S. Ngoài ra, tòa còn buộc Công ty T. phải trả hơn 8,5 triệu đồng tiền thuê kho trong 19 ngày (tính đến ngày xét xử) cho Tổng Công ty S.
1.3. Nhận xét của nhóm
Trước hết, ta thấy như phán quyết của TAND quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty T đã chậm thực hiện bàn giao kho bãi cho Tổng công ty S khi đến hạn bàn giao (chậm 20 tháng), và còn chậm bàn giao mặc dù đã hết thời gian gia hạn 9 tháng. Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 305 BLDS 2005, công ty T phải bàn giao lại kho bãi cho Tổng công ty S và còn phải bồi thường thiệt hại (nếu có): “Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại…”.
Thứ hai, những lý do mà phía công ty T dùng để biện hộ cho...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top