Styrbiorn

New Member

Download Tiểu luận Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp bằng các cách lựa chọn (ADR) ở Nhật Bản miễn phí





Thủ tục tố tụng trọng tài được tiến hành theo Luật trọng tài và Quy tắc tố tụng của JCAA. Một vụ việc trọng tài thường được bắt đầu bằng việc nguyên đơn nộp đơn yêu cầu đến JCAA. Đơn phải bao gồm yêu cầu giải quyết bằng trọng tài theo quy tắc tố tụng của JCAA, có viện dẫn đến thỏa thuận trọng tài của các bên, tóm tắt nội dung vụ tranh chấp, yêu cầu của nguyên đơn và các bằng chứng chứng minh. Kèm theo đơn phải có yêu cầu và giấy ủy quyền cho luật sư bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn trước trọng tài, tiền tạm ứng phí trọng tài, bản sao điều khoản trọng tài hay thỏa thuận trọng tài riêng rẽ ghi rõ yêu cầu JCAA giải quyết vụ việc. JCAA sẽ thông báo cho các bên về việc chấp nhận yêu cầu, bị đơn sẽ có tối đa 4 tuần để trả lời và nộp sự phản tố. Mọi sửa chữa, bổ sung yêu cầu của các bên có thể được tiến hành trước khi mở phiên họp xét xử. Sau thời điểm mở phiên họp xét xử, việc cho phép sửa chữa hay không thuộc thẩm quyền của hội đồng trọng tài.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp bằng các cách lựa chọn (ADR) ở Nhật Bản
1. Mở đầu
Các cách giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR) có lịch sử lâu đời tại Nhật bản so với cách giải quyết tranh chấp bằng tố tụng tòa án. Các cách giải quyết tranh chấp lựa chọn xuất hiện ở Nhật từ thời kỳ Edo (1600-1868), trong khi đó đến nửa cuối thể kỷ 19 thì tố tụng tòa án mới được du nhập từ phương Tây vào nước này.
Cho đến nay Nhật bản vẫn được biết đến như là đất nước không có truyền thống kiện tụng. Điều này xuất phát từ đặc điểm cấu trúc và các yếu tố lịch sử, truyền thống của xã hội Nhật.
Trong quá khứ, xã hội Nhật được phân chia thành bốn tầng lớp: (1) võ sĩ đạo (samurai), (2) nông dân, (3) thợ thủ công, (4) thương gia. Võ sĩ đạo là tầng lớp ưu việt nhất, có địa vị thống trị trong xã hội. Các tầng lớp còn lại có nghĩa vụ trung thành và không được hành xử thô lỗ với tầng lớp võ sĩ đạo. Ngày nay, sự phân chia xã hội thành các tầng lớp không còn tồn tại ở Nhật, mà được thay bằng một cấu trúc theo chiều dọc dựa trên quan hệ địa vị. Địa vị của mỗi cá nhân trong xã hội trong quan hệ với những cá nhân khác (dựa trên các yếu tố tuổi tác, giới tính, học vấn, nghề nghiệp) đều đước xác định rõ. Kiểu trật tự xã hội này bắt nguồn từ triết lý của đạo Khổng và đạo Phật vốn luôn nhấn mạnh đến bổn phận và sự hòa thuận trong xã hội. Với cấu trúc xã hội như vậy thì việc nảy sinh các tranh chấp là điều ít thấy, và nếu có thì chúng phải được giải quyết dựa trên sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau của các bên nhằm bảo vệ sự hòa thuận xã hội. Điều này có thể đạt được bằng việc sử dụng các cách giải quyết tranh chấp mang tính thỏa hiệp và tự nguyện hơn là sự tranh tụng tại tòa án thường mang lại kết quả thắng – thua rõ rệt.
Mặc dù các vụ kiện dân sự có xu hướng gia tăng trong vài thập kỷ gần đây, nhưng các cách giải quyết tranh chấp lựa chọn vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo. Bằng cách đó, việc giải quyết tranh chấp tiếp tục góp phần củng cố tôn ti trật tự trong lòng xã hội Nhật hiện đại.
Các cách giải quyết tranh chấp lựa chọn ở Nhật Bản
Các cách giải quyết tranh chấp lựa chọn chủ yếu ở Nhật Bản bao gồm: hòa giải, trung gian và trọng tài.
a) Hòa giải
Hòa giải là thủ tục giải quyết tranh chấp được tiến hành theo sự thỏa thuận của các bên. Ở Nhật bản cũng như nhiều nước khác trên thế giới, thủ tục hòa giải có thể được tiến hành bên trong hay bên ngoài tòa án.
+) Hòa giải tại tòa án
Thủ tục hòa giải tại tòa án được quy định tại nhiều đạo luật khác nhau. Các đạo luật này bao gồm: Civil conciliation Act (1951); Law for the Determination of Family Affairs (1947); Labour Union Law (1949); Labour Relations Adjustment Law (1946); Pollution Dispute Settlement Law (1970); Construction Business Law (1949).
Hòa giải có thể được tiến hành tại tòa án dân sự hay tòa án gia đình. Nhìn chung, hòa giải về những vấn đề dân sự không phải là thủ tục bắt buộc, ngoại trừ tranh chấp trong một số ngành công nghiệp được quy định trong Luật về hòa giải dân sự. Civil conciliation Act, các Điều 24, 32, 33. Đó là tranh chấp trong các lĩnh vực xây dựng nhà ở và đất đai, nông nghiệp, thương mại và thiệt hại do khai thác mỏ gây ra.
Thẩm quyền hòa giải mọi vụ việc, trừ những vụ việc liên quan đến gia đình, thuộc về các tòa án sơ cấp. Civil conciliation Act, Điều 3.
Đối với những vấn đề về dân sự, các bên tranh chấp có thể nộp đơn yêu cầu hòa giải vào bất cứ thời điểm nào. Thẩm phán cũng có thể đề xuất việc hòa giải ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình xét xử. Code of Civil Procedure, Điều 89 quy định rằng, thẩm phán có thể hòa giải vào bất ký thời điểm nào trong thủ thục tố tụng, cho đến khi kết thức phần tranh luận.
Thủ tục hòa giải được tiến hành bởi một ủy ban hòa giải do tòa án chỉ định. Ủy ban này gồm 1 thẩm phán và một hay hai hòa giải viên, hay đôi khi chỉ có một thẩm phán duy nhất. Civil conciliation Act, Điều 5(1)
Hòa giải viên được Tòa án tối cao chỉ định, có giới hạn về độ tuổi (từ 40 đến 70), có thể là luật sư hay những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm hữu ích cho việc giải quyết tranh chấp và thường phải trải qua đào tạo.
Khi nộp đơn yêu cầu hòa giải, nguyên đơn phải nộp lệ phí theo mức lệ phí do Tòa án tối cao quy định. Sau khi thụ lý đơn, ủy ban hòa giải sẽ ấn định ngày tiến hành hòa giải và gửi giấy triệu tập đến các bên. Những người có quyền lợi liên quan đến kết quả hoà giải cũng có thể tham gia quá trình hòa giải nếu được ủy ban hòa giải cho phép. Ủy ban hòa giải cũng có thể mời những người có quyền lợi liên quan tham dự. Civil conciliation Act, Điều 11.
Phiên hòa giải đầu tiên thường là để các bên làm quen với thủ tục hòa giải. Các phiên hòa giải tiếp theo có thể được tổ chức riêng rẽ với từng bên để làm rõ thực chất của xung đột và các vấn đề liên quan. Ủy ban hòa giải có thể điều tra những người hay địa điểm có liên quan đến vụ việc, triệu tập nhân chứng hay hỏi ý kiến chuyên gia. Thủ tục hòa giải thường kéo dài vài tháng. Ủy ban hòa giải cũng có thể tạm đình chỉ việc hòa giải ở bất kỳ thời điểm nào nếu thấy không có hy vọng về việc đạt được thỏa thuận.
Nếu các bên đạt được hòa giải, kết quả hòa giải sẽ được đăng ký tại tòa án, với điều kiện là không trái pháp luật và trật tự công cộng. Sau đó kết quả hòa giải sẽ được chuyển thành thỏa thuận hòa giải. Thỏa thuận hòa giải có hiệu lực thi hành như một bản án. Civil conciliation Act, Điều 16.
Nếu các bên không đạt được sự hòa giải, tòa án có thể tự mình ra quyết định sau khi xem xét ý kiến của các thành viên ủy ban hòa giải và xem xét toàn bộ sự việc. Tòa án chỉ có thẩm quyền ra quyết định hạn chế đối với một số vấn đề như: yêu cầu trả tiền, giao hàng hóa, chuyển nhượng tài sản. Civil conciliation Act, Điều 17.
Các bên có thể kháng cáo quyết định của tòa án theo thủ tục do Tòa án tối cao quy định. Thời hạn kháng cáo là 2 tuần kể từ khi nhận được thông báo về quyết định. Trong trường hợp có kháng cáo thì quyết định sẽ không có hiệu lực. Ngược lại, nếu không có kháng cáo, quyết định của tòa án sẽ có hiệu lực bắt buộc như chính thỏa thuận của các bên. Civil conciliation Act, Điều 18.
Nếu các bên không đạt được thỏa thuận và tòa án không ra một quyết định nào thì ủy ban hòa giải có thể tuyên bố kết thúc vụ việc và xem như việc hòa giải không thành công. Tương tự, nếu các bên đạt được thỏa thuận nhưng nội dung thỏa thuận trái pháp luật hay không đúng đắn thì việc hòa giải cũng xem như không thành công.
Luật về thủ tục hòa giải dân sự còn quy định chế tài đối với những người không có mặt theo triệu tập của tòa mà không có lý do chính đáng, chế tài do không tuân thủ các thủ tục theo quy định của pháp luật trước khi tiến hành hòa giải , chế tài đối với các thành viên ủy ban hòa giải đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top