daomytriduc

New Member

Download Tiểu luận Tính hợp hiến trong một số quy định của Dự án Luật Thủ đô miễn phí





Theo dự thảo Luật thì Chính quyền Thủ đô gồm cơ quan dân cử là Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính là Uỷ ban nhân dân, vậy các cơ quan tư pháp như Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội có thuộc hệ thống cơ quan Chính quyền Thủ đô không, nếu các cơ quan tư pháp này không thuộc Chính quyền Thủ đô thì bộ máy Chính quyền Thủ đô không bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chung trên địa bàn Thủ đô. Hơn nữa, khoản 1 Điều 4 của dự thảo Luật còn quy định “Xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp của các cấp Chính quyền Thủ đô”, vấn đề đặt ra là ngoài cấp thành phố (tỉnh), Chính quyền Thủ đô có gồm Chính quyền Thủ đô ở cấp quận, huyện và Chính quyền Thủ đô ở cấp xã, phường không (điều đáng nói là chúng ta đang tiến tới không tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp huyện).



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Về tính hợp hiến trong một số quy định của Dự án Luật Thủ đô
Dự án Luật Thủ đô dự kiến được trình Quốc hội (khóa XII) xem xét, cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 7 sắp tới.  Đây là văn bản có ý nghĩa chính trị - pháp lý quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta dành cho Thăng Long - Hà Nội 1.000 năm văn hiến, thể hiện tinh thần cả nước vì Thủ đô. Một trong những quan điểm chỉ đạo của việc xây dựng Luật này là phải thể chế hoá sâu sắc Nghị quyết số 15 ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010, theo đó cần “xây dựng một số cơ chế chính sách đặc thù cho Hà Nội”, đồng thời phải “phân công, phân cấp mạnh, cho phép Thủ đô được chủ động thực hiện một số chức năng, quyền hạn riêng”. Do đó, việc ban hành Luật này không chỉ hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, mà còn nhằm tạo ra cơ sở pháp lý ở tầm luật, có tính định hướng lâu dài để xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ Thủ đô trong tình hình mới. Dự án Luật đã được Hội đồng thẩm định xem xét, đánh giá trước khi trình các cấp có thẩm quyền. Theo đánh giá của Hội đồng thẩm định thì các quy định của dự thảo Luật là phù hợp với Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiên, qua nghiên cứu (Dự thảo 4) thì không hoàn toàn đúng như vậy. Sau đây, chúng tui xin nêu một số trường hợp cụ thể.
Tên gọi của dự thảo Luật
Theo dự thảo Luật thì Luật có tên gọi là Luật Thủ đô; Điều 1 quy định phạm vi điều chỉnh của Luật gồm vị trí, vai trò của Thủ đô, mục tiêu, cơ chế, chính sách và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ Thủ đô; Điều 2 quy định vị trí, vai trò của Thủ đô, theo đó Thủ đô được xác định là một đơn vị hành chính đặc biệt trực thuộc trung ương; Điều 3 quy định các mục tiêu xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ Thủ đô; Điều 4 quy định nhiệm vụ xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ Thủ đô; Điều 5 về biểu tượng Thủ đô; Điều 6 về danh hiệu công dân danh dự Thủ đô… Như vậy, với tên gọi, phạm vi điều chỉnh, cũng như nội dung một số quy định cụ thể của dự thảo Luật cho thấy, dự thảo Luật được xây dựng theo hướng mong muốn tạo ra một thiết chế riêng cho Thủ đô mà không gắn Thủ đô với một địa phương cụ thể nào. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, cơ quan soạn thảo không thể tách riêng khái niệm Thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tư cách là một trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, với thành phố Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương tương đương với một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Có thể nói phần lớn các điều khoản của dự thảo Luật quy định về Thủ đô là quy định về Hà Nội, chẳng hạn biểu tượng Thủ đô do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định (Điều 5); Chính quyền Thủ đô bao gồm Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội hay khu vực nội đô là khu vực thuộc địa giới hành chính các quận của thành phố Hà Nội (Điều 9)… không có khái niệm Thủ đô chung chung. Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất về Thủ đô do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành có tên gọi là Pháp lệnh về Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, theo chúng tôi, tên gọi của Luật nên là Luật Thủ đô Hà Nội, có như vậy mới phù hợp với Điều 144 của Hiến pháp, theo đó “Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội”.
Khái niệm đơn vị hành chính đặc biệt
Theo Điều 2 của dự thảo Luật thì “Thủ đô là đơn vị hành chính đặc biệt trực thuộc trung ương”. Về vấn đề này, chúng tui nhận thấy, theo Điều 118 của Hiến pháp thì các đơn vị hành chính của nước ta được phân định như sau: “Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường, xã; quận chia thành phường”. Như vậy, theo quy định của Hiến pháp thì chỉ có thành phố trực thuộc trung ương (hiện nay có 5 đơn vị), chứ không có đơn vị hành chính đặc biệt trực thuộc trung ương. Có thể nói, đây là một quy định mới về đơn vị hành chính, chưa được ghi nhận tại Điều 118 của Hiến pháp.
Khái niệm Chính quyền Thủ đô
Điều 9 của dự thảo Luật quy định “Chính quyền Thủ đô bao gồm Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội”, có thể nói đây là một khái niệm hoàn toàn mới và khác so với quy định của Hiến pháp về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Bởi vì, theo quy định của Hiến pháp thì “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thay mặt cho ý chí và nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu  trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”, còn “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân”. Như vậy, Hội đồng nhân dân do nhân dân bầu ra thuộc hệ thống cơ quan dân cử, còn Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước do Chính phủ lãnh đạo công tác quản lý, điều hành. Nếu Chính quyền Thủ đô gồm cơ quan dân cử và cơ quan hành chính, mặc dù đều là cơ quan nhà nước ở địa phương nhưng có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau và cách để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn cũng khác nhau, thì vấn đề đầu tiên đặt ra là Chính quyền Thủ đô thuộc hệ thống cơ quan nào trong bộ máy nhà nước được Hiến pháp quy định? Chính quyền Thủ đô chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cơ quan trung ương nào? Chính quyền Thủ đô chịu trách nhiệm trước ai, cơ chế chịu trách nhiệm thế nào? Người đứng đầu Chính quyền Thủ đô là chức danh nào, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội hay Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội?… Những nội dung quan trọng này chưa được dự thảo Luật làm rõ. 
Mặt khác, dự thảo Luật vừa có quy định nhiệm vụ, quyền hạn chung cho Chính quyền Thủ đô, vừa có quy định nhiệm vụ, quyền hạn riêng cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn với các cơ quan nhà nước khác và trên thực tế rất khó thực hiện. Chẳng hạn, theo dự thảo Luật, Chính quyền Thủ đô quyết định các biện pháp bảo đảm việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng nhanh để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thủ đô, tuy nhiên, theo Luật Đất đai thì thẩm quyền này thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Theo dự thảo Luật thì Chính quyền Thủ đô gồm cơ quan dân cử là Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính là Uỷ ban nhân dân, vậy các cơ quan t
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K [Free] Tiểu luận Tìm hiểu thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top