hoangan5599

New Member

Download Chuyên đề Giới thiệu Luật doanh nghiệp miễn phí





Các quy định của Luật được xây dựng theo hướng tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong khâu đăng ký kinh doanh.
Trình tự thực hiện đăng ký kinh doanh được quy định cụ thể như sau:
- Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.
Đối với trường hợp đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam thì hồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện và nội dung đăng ký kinh doanh, đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

cao nội dung của luật và cho rằng luật doanh nghiệp thống nhất sẽ tháo bỏ được hàng loạt rào cản đối với việc hình thành và phát triển doanh nghiệp; tiếp tục đóng góp lớn vào cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta.
5)- Những nội dung cơ bản của Luật doanh nghiệp :
5.1. Phạm vi điều chỉnh
Với tính chất là Luật doanh nghiệp thống nhất, phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp bao gồm việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động của bốn loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế nhằm tạo khung pháp lý thống nhất, minh bạch áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp.
5.1.1. Về các doanh nghiệp nhà nước
Các doanh nghiệp nhà nước hiện đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước có nghĩa vụ chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Thời hạn thực hiện chuyển đổi là bốn năm.
Việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn về bản chất là chuyển đổi hình thức pháp lý quản trị doanh nghiệp, không phải là sự chuyển đổi hình thức và tính chất sở hữu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước vẫn tồn tại, phát triển dưới hình thức tổ chức mới.
Về mục đích, việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước nhằm đổi mới cơ chế quản lý, cách tổ chức, quản trị doanh nghiệp, góp phần tăng cường tính tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm, xoá bỏ sự ỷ lại của doanh nghiệp và sự can thiệp hành chính, bao cấp kéo dài một cách không hợp lý. Đây là những điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hiệu quả quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước và từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp.
5.1.2. Về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có hiệu lực có thể chuyển đổi hay không chuyển đổi, có quyền thực hiện theo một trong hai cách sau:
+ Đăng ký lại và tổ chức quản lý, hoạt động theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; việc đăng ký lại được thực hiện trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực;
+ Không đăng ký lại; trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được quyền hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề và thời hạn được ghi trong Giấy phép đầu tư và tiếp tục được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ.
5.2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng Luật là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp.
5.3. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp
5.3.1. Về quyền của doanh nghiệp
Các quy định của Luật tiếp tục thể hiện nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền tự quyết trong quản lý của doanh nghiệp. Nhà nước thừa nhận quyền tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp của mọi tổ chức, cá nhân thông qua việc áp dụng cơ chế đăng ký thành lập doanh nghiệp; khẳng định quyền tự do lựa chọn các ngành nghề kinh doanh; tự chủ trong việc tổ chức quản lý nội bộ doanh nghiệp.
Các quy định của Luật về cơ bản thể hiện sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư và giữa các doanh nghiệp. Các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được áp dụng chung cho các chủ thể, không phân biệt doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước có quyền tự chủ lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh. Những khống chế về mức sở hữu (30%) đối với đầu tư nước ngoài được xoá bỏ.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền tự chủ cao hơn trong thực hiện kinh doanh, trong cơ cấu lại, mở rộng và đa dạng hoá ngành, nghề kinh doanh; doanh nghiệp đa dự án sẽ thay thế doanh nghiệp đơn dự án như hiện nay.
Các quyền cụ thể được quy định trong Luật doanh nghiệp (Điều 8) bao gồm:
- Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
- Quyền lựa chọn hình thức, cách huy động, phân bổ và sử dụng vốn;
- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng;
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu;
- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh;
- Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ; chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp;
- Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định;
- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; trực tiếp hay thông qua người thay mặt theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
5.3.2. Về nghĩa vụ của doanh nghiệp
Để bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, kỷ cương, tính lành mạnh trong hoạt động kinh doanh, Luật cũng quy định cụ thể nghĩa vụ của doanh nghiệp, bao gồm các nghĩa vụ sau:
+ Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
+ Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
+ Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
+ Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
+ Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hay công bố.
+ Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hay báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.
5.3.3. Về quyền của người lao động trong các doanh nghiệp
Để bảo đảm quyền lợi của người lao động, tại khoản 4 Điều 9 của Luật doanh nghiệp đã quy định nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong việc bảo đảm q...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C [Free] Chuyên đề Thực tiễn áp dụng án treo đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện gi Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Chuyên đề Thực trạng, nguyên nhân, các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở Hòa B Tài liệu chưa phân loại 0
G [Free] Chuyên đề Thực trạng công tác đặc xá Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Chuyên đề Sở hũu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân theo quy định của luật hôn nhân gia đì Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Chuyên đề Hồ sơ vụ án hình sự tại địa phương nơi thực tập (Toà hình sự Toà án nhân dân Thành Tài liệu chưa phân loại 1
N [Free] Chuyên đề Thực trạng ly hôn và những giải pháp hạn chế ly hôn ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Y Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Chuyên đề Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở Cao Bằng Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Chuyên đề Biện pháp giáo dục tại địa phương đối với những tệ nạn xã hội hiện nay (Quận Hai Bà Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Chuyên đề Thực trạng áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 trong những năm gần đây Tài liệu chưa phân loại 0
L [Free] Chuyên đề Thực tiễn về việc thành lập công ty cổ phần trên địa bàn thành phố Hà NộI Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top