nguyenngoc575

New Member

Download Tiểu luận Các nội dung cần chú trọng khi xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng miễn phí





Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm xây dựng pháp luật của các nước trên thế giới, kế thừa những quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm từ Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chúng tôi cho rằng, Luật BVNTD nên tập trung điều chỉnh các nội dung sau: hệ thống các quyền của người tiêu dùng; trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; các hành vi thương mại gian dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng ; hợp đồng tiêu dùng (chú trọng đến những quy định về các điều khoản không công bằng, sự khó hiểu về ngôn ngữ trong hợp đồng, điều khoản bảo hành ); một số loại hợp đồng tiêu dùng đặc thù (hợp đồng bán hàng trực tiếp và gián tiếp, hợp đồng cung ứng dịch vụ liên tục ); các vấn đề về trách nhiệm sản phẩm (phân chia trách nhiệm chịu rủi ro trong quá trình tiêu dùng sản phẩm); cơ quan chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng (cơ cấu và quyền hạn: quyền thanh tra, kiểm tra, quyền xử lý vi phạm); các biện pháp chế tài và trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp chế tài (cảnh cáo, công bố công khai hành vi vi phạm, phạt hành chính, xử lý hình sự ); các quy định về Hội Bảo vệ người tiêu dùng (quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong hỗ trợ tài chính cho các Hội này hoạt động).



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

y dựng. Có nhiều ý kiến cho rằng, Luật này chỉ nên tập trung điều chỉnh những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; ghi nhận trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; tạo lập cơ sở pháp lý cho các hội bảo vệ người tiêu dùng hoạt động và để Nhà nước thực hiện quyền quản lý đối với việc bảo vệ người tiêu dùng, trong đó cần tính đến việc thiết lập cơ quan chuyên trách bảo vệ người tiêu dùng. Luật BVNTD không nên có các quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa người tiêu dùng với thương nhân, bởi các vấn đề về hợp đồng đã được nêu tương đối đầy đủ, chi tiết trong Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) và Luật Thương mại năm 2005. Chúng tui cho rằng, để xác định nội dung điều chỉnh của Luật này, chúng ta cần làm rõ:
1. Nhiệm vụ của Luật Bảo vệ người tiêu dùng
1.1. Xác định chế độ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong quá trình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Trong quan hệ giữa nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thì người tiêu dùng luôn ở thế yếu, cần được bảo vệ. Vì vậy, Nhà nước ban hành Luật BVNTD quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đối với người tiêu dùng. Trong thời gian qua, ở Việt Nam có không nhiều vụ kiện về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do người tiêu dùng tự tiến hành vì chúng ta chưa có đầy đủ luật cần thiết hay pháp luật chưa đủ mạnh nên không thể áp dụng. Sở dĩ nói pháp luật chưa đủ mạnh bởi pháp luật chưa tính đến một số yếu tố có tính đặc thù trong mối quan hệ giữa thương nhân với người tiêu dùng. Trong mối quan hệ song phương này, thương nhân luôn ở vị trí chủ động với hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao, còn người tiêu dùng luôn rơi vào thế bị động, nghiệp dư. Người tiêu dùng chỉ biết mua hàng rồi dùng sản phẩm, còn chất lượng của sản phẩm như thế nào thì khi dùng mới biết được. Trong khi đó, người bán đã biết về chất lượng sản phẩm mà mình cung ứng vì họ là bên nắm toàn bộ quy trình sản xuất của sản phẩm. Nhưng theo pháp luật hiện hành, quá trình mua bán, tiêu dùng được coi là quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng giữa thương nhân và người tiêu dùng. Hai chủ thể này vẫn độc lập, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý. Thực tế cho thấy, đây là mối quan hệ có tính chất bất bình đẳng (mặc dù không lệ thuộc nhau về tài sản hay tổ chức) vì tính chất chuyên nghiệp và nghiệp dư của từng chủ thể trong quan hệ mua bán, tiêu dùng. Chính vì vậy, nhằm bảo đảm sự công bằng trong giao dịch giữa thương nhân và người tiêu dùng, ngăn ngừa khả năng thương nhân lợi dụng các ưu thế của mình để xâm hại quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, việc đưa ra các quy tắc đặc thù điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa thương nhân với người tiêu dùng là rất cần thiết. Hiện nay, nếu chỉ dựa vào quy định của pháp luật dân sự thì khi gặp vấn đề không thỏa mãn trong tiêu dùng, cá nhân rất khó có thể thực hiện được quyền khiếu kiện vì các khiếu kiện thường nhỏ, có giá trị thấp nhưng chi phí để có thể khiếu kiện lại cao. Ví dụ: khi người tiêu dùng mua một chai nước tương và phát hiện trong chai nước tương đó có các biểu hiện bất thường về màu sắc, người tiêu dùng có quyền khiếu kiện doanh nghiệp sản xuất. Để khiếu kiện, người tiêu dùng phải có bằng chứng chứng minh về những sai phạm của nhà sản xuất, nhưng trên thực tế, người tiêu dùng khó có đủ khả năng làm được điều này khi việc củng cố chứng cứ bằng cách đưa mẫu sản phẩm có những biểu hiện bất thường đi thử nghiệm rất tốn kém, vượt xa khả năng của người tiêu dùng. Hơn nữa, không biết khi có kết quả thì việc khiếu kiện có đạt hiệu quả không. Nếu Dự thảo Luật BVNTD được thông qua, người tiêu dùng không chỉ tự mình mà còn có thể thông qua tổ chức của người tiêu dùng để đệ đơn khiếu kiện đến các cơ quan chức năng yêu cầu giải quyết vấn đề được đánh giá là đã xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của mình. Thêm nữa, cơ hội thành công sẽ lớn hơn khi Dự thảo Luật quy định người tiêu dùng có quyền khiếu kiện mà không bắt buộc phải chứng minh về chất lượng sản phẩm bị khiếu kiện. Trách nhiệm chứng minh thuộc về các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh - người bị khiếu kiện.
1.2. Tạo lập cơ sở pháp lý cho các hội bảo vệ người tiêu dùng hoạt động có chất lượng và hiệu quả
Khi xây dựng luật này, chúng ta phải tránh tình trạng có luật nhưng luật chỉ mang tính hình thức và không được thực thi đầy đủ. Nhà nước cần tạo điều kiện cho các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phát triển, kiên quyết loại bỏ tình trạng “khai sinh” rồi “để mặc” các tổ chức đó. 
Chúng tui cho rằng, Luật BVNTD phải là cơ sở pháp lý vững chắc tạo điều kiện cho các hội bảo vệ người tiêu dùng hoạt động có hiệu quả. Đối với việc tạo lập cơ sở pháp lý và đầu tư kinh phí cho Hội bảo vệ người tiêu dùng hoạt động có hiệu quả vì quyền lợi của người tiêu dùng, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia như Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan… Hồng Kông không có các hội quần chúng bảo vệ người tiêu dùng như ở nhiều nước khác trên thế giới, mà chỉ có Hội đồng người tiêu dùng thuộc cơ quan Chính phủ. Hội đồng này được thành lập theo Quyết định của Chính phủ vào tháng 4/1974 và được xác định bằng luật lệ vào tháng 7/1997 theo “Sắc lệnh Hội đồng người tiêu dùng” CAP 216. Theo sắc lệnh này, Hội đồng có một số chức năng chính: tập hợp, thu nhận, phổ biến thông tin về hàng hóa dịch vụ, thu nhận, xem xét khiếu nại và làm tư vấn cho người tiêu dùng, kiểm tra giám sát Luật Thương mại, bảo vệ về mặt pháp lý cho người tiêu dùng, thử nghiệm sản phẩm và nghiên cứu sâu trong lĩnh vực sản phẩm hàng hóa, tổ chức điều tra, nghiên cứu, đào tạo, quan hệ với Chính phủ và các ngành khác. Hội đồng người tiêu dùng Hồng Kông có tới 15 Trung tâm tư vấn người tiêu dùng… đã cung cấp cho người tiêu dùng 127.700 phiếu thông tin và các kết quả thử sản phẩm cũng như điều tra của họ. Để hoạt động này được thiết thực và hiệu quả, Chính phủ Hồng Kông đã chi “khoảng 200.000 đô la Hồng Kông cho việc điều hành một trung tâm… Chi phí cho hoạt động của Hội đồng năm 1990-1991 là 26,4 triệu đô la Hồng Kông… Hội đồng đã tổ chức thử nghiệm sản phẩm, coi đó là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong việc trợ giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn hàng hóa có chất lượng và không bị lừa về giá cả của sản phẩm, sau đó sẽ đăng tải các thông tin đó trên báo riêng của người tiêu dùng1.
Ở Nhật Bản, Hội đồng bảo vệ người tiêu dùng được lập ra năm 1968 do Thủ tướng đứng đầu, với 18 bộ và các cơ quan khác là thành viên, cùng với cơ quan hành chính người tiêu dùng ở cấp địa phương. Ngoài ra còn có các tổ chức người tiêu dùng có liên quan như Hội người tiêu dùng, các cơ quan đặc biệt có liên quan tới người tiêu dùng, các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở các xí nghiệp...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top