ai_hoi

New Member

Download Tiểu luận Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng về tài sản vợ, chồng miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I.Một số vấn đề chung về nghĩa vụ tài sản của vợ chồng 3
1.Sự cần thiết của vai trò nghĩa vụtài sản của v ợ chồng 3
2.Nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng 3
2.1.Khái niệm 3
2.2.‎Y nghĩa của quy định này 4
II.Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ, chồng về tài sản 5
1.Nghĩa vụ tài sản chung của vợ, chồng 5
2.Nghĩa vụ tài sản riêng 7
3.Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ chồng về tài sản 8
3. 1.Căn cứ vào mục đích của người thực hiện hành vi làm phát sinh nghĩa vụ tài sản 9
3.2.Căn cứ vào sự thỏa thuận của vợ, chồng trong việc làm phát sinh nghĩa vụ tài sản 11
III.NHỮNG BẤT CÂP TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ CHUNG, NGHĨA VỤ RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG VỀ TÀI SẢN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT 11
1.Một số bất cập trong quy định pháp luật 11
2.Hương hoàn thiện pháp luật về vấn đề này 13
KẾT THÚC VẤN ĐỀ 16
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

c định nghia vụ chung, nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng là một trong những vấn đề khó khăn, phức tạp và không kém phần quan trọng. Nghiên cứu về các quy định pháp luật xung quanh vấn đề này không những sẽ cho chúng ta biết được căn cứ để xác định nghĩa vụ chung riêng về tài sản vợ chồng, qua đó còn thấy được những bất cập, những thiếu sót mà pháp luật hiện nay vẫn còn đang thiếu sót,đồng thời đưa ra những kiến nghị, đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về vấn đề :”Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng về tài sản vợ, chồng “
NỘI DUNG
I.Một số vấn đề chung về nghĩa vụ tài sản của vợ chồng
1.Sự cần thiết của vai trò nghĩa vụ tài sản của v ợ chồng
Trong điều kiện kinh tế, thị trường , việc duy trì và phát triển đời sống gia đình đã thúc đẩy vợ, chồng tham gia rộng rãi vào các giao dịch dân sự hay kinh tế , từ đó làm phát sinh nhiều nghĩa vụ về tài sản mà vợ chồng là người có nghĩa vụ như là tất yếu khách quan.Vì vậy, bên cạnh việc xác định tài sản thuộc quyền sở hữu không thể không xác định tài sản nợ thuộc nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng .Pháp luật HN&GĐ của các nước trên thế giới đều quy định nghĩa vụ tài sản của vợ,c hồng như là một yêu tố cấu thành của chế định tài sản vợ, chồng.Xuất phát từ thực tế trên ,Luật HN & GĐ năm 2000 bên cạnh việc xác định tài sản của vợ, chồng cũng quy định về nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng
2.Nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng
2.1.Khái niệm
Theo điều 285 Bộ Luật dân sự ,Nghĩa vụ tài sản vợ chồng có thể hiểu từ khái niệm nghĩa vụ theo nghĩa rộng và hẹp
Theo nghĩa rộng , nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng là việc mà theo quy định của pháp luật thì một bên hay cả hai bên vợ chồng (người có nghĩa vụ) phải làm công việc hay không được làm công việc vì lợi ích của một hay nhiều chủ thể khác(người có quyền)
Theo nghĩa hẹp , nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng là việc vợ, chồng hay cả hai vợ, chồng là người có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ cho việc làm (hành vi ) cụ thể của mình
Trên thực tế , vợ chồng vừa là chủ thể của quan hệ Hôn nhân và gia đình vừa là chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự khác , họ có thể xác lập các quyền về tài sản và chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản bằng tài sản của mình
2.2.‎Y nghĩa của quy định này
Thứ nhất Chế định nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng giúp “thực tế hóa “quyền sở hữu của vợ, chồng
Quyền sở hữu và nghĩa vụ tài sản là hai chế định có quan hệ chặt chẽ với nhau.Qui định về quyền sở hữu thuộc trạng thái “tĩnh “của quan hệ tài sản giữa vợ và chồng bao gồm phạm vi, nguồn gốc tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất và tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng cũng như quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với những tài sản đó .Trong khi đó , chế định nghĩa vụ tài sản thuộc trạng thái “động “, chế định này giải quyết các vấn đề tài sản trong gia đình được sử dụng, quản l‎í, định đoạt như thế nào ?Vì mục đích gì?Trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ về tài sản thì nghĩa vụ nào là nghĩa vụ chung , nghĩa vụ nào thuộc nghĩa vụ riêng của một bên vợ, chồng ?Tài sản nào đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ tài sản phát sinh ?Quy định trạng thái” động “ của quan hệ tài sản giữa vợ và chồng .
Có thể thấy rằng, chế định nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng giúp vợ, chồng thực hiện quyền sở hữu của mình trong các quan hệ tài sản cụ thể
Thứ hai Chế định nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng còn tạo cơ sở pháp lí để vợ, chồng chủ động tham gia vào cả các giao dịch dân sự và kinh tế , bảo đảm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình cũng như của cá nhân vợ, chồng.Bên cạnh đó, nó còn phân định rõ trách nhiệm của các bên vọ, chồng trong quản lí, sử dụng , định đoạt tài sản.Qua đó giúp”minh bạch hóa” các giao dịch dân sự mà một bên chủ thể là vợ, chồng , tạo căn cứ pháp lí trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ, chồng , giúp người có quyền xác định được nghĩa vụ mà vợ, chồng phải thực hiện được bảo đảm bằng tài sản chung hay tài sản riêng , tức là bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người có quyền khi vợ, chồng là người có nghĩa vụ , lợi ích của cộng đồng và của xã hội vì thế cũng được đảm bảo
Thứ ba ,Chế đinh nghĩa vụ tài sản giữa vợ, chồng tạo cơ sở pháp l‎í trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản vợ chồng
Chế định này giúp người có quyền xác định được nghĩa vụ mà vợ, chồng phải thực hiện được đảm bảo bằng tài sản chung hay bằng tài sản riêng của một bên vợ hay chồng .Tức là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền khi vợ, chồng là người có nghĩa vụ
II.Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ, chồng về tài sản
1.Nghĩa vụ tài sản chung của vợ, chồng
Nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng( nợ chung) có thể được hiểu là nghĩa vụ phát sinh khi một bên hay cả hai bên vợ, chồng thực hiện hành vi vì lợi ích gia đình hay nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận vợ, chồng
Theo quy định tại Điều 29 và khoản 3 điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 , vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc thanh toán các khoản nợ chung, nếu không thỏa thuận được có thể yêu cầu tòa án giải quyết
Dựa trên lợi ích của gia đình và sự thỏa thuận của vợ, chồng được coi là nợ chung đối với các khoản nợ phát sinh khi vợ, chồng thực hiện các giao dịch để đảm bảo các nhu cầu của gia đình , bao gồm :
-Nợ phát sinh có liên quan đến việc duy trì và phát triển đời sống tinh thần và vật chất của gia đình như nội trợ , chăm sóc sức khỏe , cung cấp những vật dụng thiết yếu của đời sống gia đình
-Nợ phát sinh trong quá trình quản lí, sử dụng , định đoạt tài sản chung.Nghĩa vụ chung này không bao gồm nợ phát sinh khi một bên vi phạm khoản 3 điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 khi tự mình tiến hành giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hay là nguồn sống duy nhất của gia đình , việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh mà không có sự thỏa thuận với vợ, chồng mình và cũng không vì nhu cầu chung của gia đình
-Nợ phát sinh trong việc chăm sóc , nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ con chung của hai vợ, chồng và giữa con riêng với cha dượng mẹ kế trong trường hợp họ sống chung với nhau theo quy định tại điều 38 Luật HN&GĐ năm 2000
Cũng coi là nợ chung đối với các khoản nợ phát sinh trong quá trình tạo lập , quản lí , sử dụng và định đoạt tài sản chung, bao gồm:
-Nợ phát sinh khi vợ, chồng tạo ra tài sản cho gia đình
-Nợ phát sinh do một bên vợ, chồng lao động để tạo thu nhập hay tiến hành hoạt động sản xuất , kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân (không bao gồm nợ phát sinh sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân)
-Nợ phát sinh khi một bên vợ, chồng tiến hành khai thác hoa lợi, hoa tức từ tài sản riêng của mình trong thời kỳ hôn nhân mà vợ, chồng không có thỏa thuận những hoa lợi, lợi tức đó thuộc tài sản riêng
Có quan đi...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top