Curney

New Member

Download Trách nhiệm bồi thường nhà nước và phân biệt với đền bù nhà nước miễn phí





Về thuật ngữ, “bồi thường” và “đền bù” trong tiếng Việt có những điểm giống và khác nhau. Bồi thường là “đền bù bằng tiền những thiệt hại về vật chất và tinh thần mà mình phải chịu trách nhiệm. Ví dụ: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Bồi thường cho gia đình người bị nạn. Bồi thường danh dự” (9). Đền bù là “trả lại đầy đủ, tương xứng với sự mất mát hay sự vất vả” (10). Bồi thường và đền bù có điểm giống nhau là trả lại, bù lại phần bị mất, bị hao hụt so với nguyên trạng ban đầu, nhưng bồi thường gắn với việc nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ do lỗi, còn đền bù thì không có yếu tố lỗi (hay không thể xác định được lỗi) vì nhà nước thực hiện chính sách (chủ động) đối với loại đối tượng nhất định.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Trách nhiệm bồi thường nhà nước và phân biệt với đền bù nhà nước
“Xã hội hiện đại của chúng ta ngày càng đòi hỏi sự an toàn. Đòi hỏi đó làm phát sinh tư tưởng cho rằng mọi rủi ro đều phải được bảo hiểm, rằng mọi thiệt hại phải được bồi thường nhanh chóng và toàn bộ, rằng xã hội không chỉ phải bồi thường những thiệt hại do chính xã hội gây ra mà còn phải bồi thường những thiệt hại mà xã hội đã không ngăn ngừa được” (1). Theo xu hướng đó, ở Việt Nam hiện nay, thực tế yêu cầu phát triển nền dân chủ, tăng cường kỷ cương trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước đang đặt ra vấn đề bức thiết là phải thể chế hoá và nghiêm chỉnh thực hiện thể chế bồi thường nhà nước, trước tiên là việc xây dựng Luật Bồi thường nhà nước. Tuy nhiên, khi Luật Bồi thường nhà nước đang được bàn thảo thì một số vấn đề liên quan đến luật này như khái niệm trách nhiệm bồi thường nhà nước, phân biệt bồi thường nhà nước với đền bù nhà nước vẫn chưa được hiểu rõ ràng.
1. Trách nhiệm và trách nhiệm bồi thường nhà nước
Nhà nước pháp quyền là nhà nước phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình, đó chính là nguyên tắc đạo lí của nhà nước trước xã hội công dân. Xã hội càng hiện đại, văn minh càng đòi hỏi tính trách nhiệm cao hơn, đầy đủ và toàn diện hơn đối với các chủ thể, trong đó có nhà nước. Nhà nước phải là hiện thân, là mẫu hình của tính trách nhiệm toàn vẹn nhất trong xã hội. Trách nhiệm của nhà nước là khái niệm có phạm vi rộng lớn, nhiều cấp độ và phức tạp, bởi nhà nước vốn là một trong những phạm trù chính trị - xã hội và pháp lí thuộc loại phức tạp nhất. Vì vậy, đến nay câu chuyện về nhà nước, trách nhiệm của nhà nước chưa bao giờ đạt đến sự thống nhất trong toàn bộ các vấn đề có liên quan.
Trách nhiệm của nhà nước trước hết bắt nguồn từ khái niệm trách nhiệm trong đời sống xã hội. Trách nhiệm được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất là phần việc được giao cho hay coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả; thứ hai là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai thì phải gánh chịu phần hậu quả (2). Còn theo Bách khoa Toàn thư Việt Nam, thì trách nhiệm là: “khái niệm của ý thức đạo đức và ý thức pháp quyền nói lên một đặc trưng của nhân cách trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đề ra. Nếu nghĩa vụ đặt ra cho con người vấn đề nhận thức và thực hiện những yêu cầu của xã hội, thì vấn đề trách nhiệm là ở chỗ con người hoàn thành và hoàn thành đến mức nào hay không hoàn thành những yêu cầu ấy. Trách nhiệm là sự tương xứng giữa hoạt động với nghĩa vụ, là hệ quả của tự do ý chí của con người, là đặc trưng cho hoạt động có ý thức của con người. Con người ngày càng nhận thức được quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội. Khi năng lực chi phối tự nhiên, xã hội của con người lớn lên thì trách nhiệm của con người đối với hành vi của mình cũng lớn lên. Về mặt pháp lí, việc xem xét trách nhiệm cá nhân phải xuất phát từ sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ: quyền càng rộng thì trách nhiệm càng lớn” (3).
Như vậy, trách nhiệm trước hết là phạm trù đạo đức có mối liên hệ chặt chẽ với việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đề ra. Nhà nước là chủ thể thể xã hội đặc biệt, phục vụ cho cuộc sống của con người và xã hội nói chung, do vậy, nhà nước cũng phải có trách nhiệm và phải chịu hậu quả nếu không làm tròn trách nhiệm theo vai trò, chức năng mà xã hội phân công. Theo nghĩa thứ hai, nhà nước cũng phải chịu sự ràng buộc với những hoạt động, việc làm của mình đối với con người và xã hội trong phạm vi được phép, nếu không thì cũng phải chịu hậu quả. Cả hai cách hiểu trên vẫn chưa nêu rõ và phân định được tính chất hậu quả của hai loại trách nhiệm khác nhau của nhà nước. Là chủ thể xã hội đặc biệt, nhà nước chỉ phải chịu trách nhiệm chính trị hay còn phải chịu cả trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ của mình với tư cách là bị đơn dân sự?
Trách nhiệm chính trị là trách nhiệm được xác định bởi các quan hệ và thể chế chính trị, nếu vi phạm thì cán bộ, nhân viên nhà nước, người có thẩm quyền sẽ phải từ chức, bị giáng chức, cách chức, các thiết chế nhà nước hay toàn bộ bộ máy nhà nước bị thay thế, bị lật đổ… thông qua cơ chế chính trị. Trách nhiệm chính trị bắt buộc nhà nước cũng như các quan chức nhà nước phải công khai xin lỗi và bồi thường thiệt hại gây ra cho dân. Việc chính thức, công khai thừa nhận có lỗi lầm khi ban ra các quyết sách, chủ trương và việc bồi thường thiệt hại cho người dân thể hiện hậu quả của trách nhiệm chính trị mà nhà nước phải gánh chịu. Trong trách nhiệm chính trị không có việc bồi thường bằng vật chất, tài sản như trách nhiệm dân sự mà “bồi thường” bằng hệ chính sách và chính khách mới (sửa đổi chính sách, thay thế nhân vật chính trị)(4), bởi lẽ, trong trách nhiệm chính trị không thể xác định được thiệt hại về tài sản cho từng cá nhân, tổ chức cụ thể; chính sách của nhà nước tác động lên toàn bộ xã hội, thiệt hại có thể ở diện rộng và mức độ rất lớn không lượng hoá được… Mặt khác, các chính khách thực hiện nhiệm vụ do người dân uỷ quyền (thông qua bầu cử)... Nhưng dù sao, trách nhiệm chính trị của nhà nước theo nghĩa trên cũng chỉ tồn tại trong nhà nước dân chủ mà không tồn tại trong các nhà nước phi dân chủ. Tuy nhiên, trong nhà nước pháp quyền hiện nay, bên cạnh trách nhiệm chính trị, nhà nước còn phải chịu trách nhiệm pháp lý bình đẳng với các chủ thể khác (tổ chức, cá nhân), nghĩa là nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu gây thiệt hại cho các bên như trong quan hệ dân sự. Đây chính là một trong những điểm thể hiện tính phức tạp của vấn đề trách nhiệm nhà nước.
Trước pháp luật, nhà nước cũng bình đẳng với các cá nhân, tổ chức nên nhà nước có thể phải gánh chịu các hậu quả bất lợi khi vi phạm trách nhiệm, đó là trách nhiệm pháp lý. Trong lĩnh vực pháp luật, trách nhiệm được hiểu là: “Loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan chuyên môn) và chủ thể vi phạm pháp luật (có thể là cá nhân hay pháp nhân), trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi và những biện pháp cưỡng chế của nhà nước được quy định ở chế tài pháp luật. Tức là sự cưỡng chế của nhà nước buộc người vi phạm pháp luật phải chấp hành quy phạm pháp luật, trừng trị người vi phạm pháp luật, bắt buộc phải khôi phục lại pháp luật đã bị vi phạm. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều có hại cho xã hội vì nó phá vỡ trật tự pháp luật, trực tiếp gây ra tổn thất về vật chất, tinh thần cho con người, xâm phạm đến các cơ quan xã hội mà pháp luật bảo vệ. Vì vậy, việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ pháp chế, bảo vệ những quan hệ xã hội phát triển, làm cho pháp luật
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Phân tích tình thực hiện chi phí kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn máy tính Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Thanh Luận văn Kinh tế 0
I [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Xây dựng phân hệ thông tin tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Hưng Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Phân tích thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Minh T Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Báo cáo Thực tập tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tài chính và Kiểm toán Việt Nam (ACVIETNAM) Luận văn Kinh tế 0
I [Free] Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Điện Quang Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Giải pháp tích hợp các hệ thống quản lý: chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội theo ti Luận văn Kinh tế 0
W [Free] Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty trách nhiệm hữu hạn V Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top