Download Tiểu luận Sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện Bộ luật Lao động miễn phí





Điều 153 Bộ luật Lao động hiện hành quy định công đoàn cơ sở phải được thành lập sau sáu tháng kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu hoạt động để thay mặt và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Bộ luật Lao động hiện hành cũng quy định cho công đoàn cơ sở rất nhiều quyền và trách nhiệm cơ bản trong xác lập và tiến hành quan hệ lao động tại doanh nghiệp theo liệt kê chưa đầy đủ sau:
- Cộng tác với người sử dụng lao động (NSDLĐ) bàn bạc các vấn đề về quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động (Điều 8).
- Trao đổi, nhất trí với NSDLĐ để lập danh sách người lao động cho thôi việc khi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu công nghệ (Điều 17).
- Trao đổi, nhất trí với người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 38).
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện Bộ luật Lao động 
Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ được Quốc hội khoá XII cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 (năm 2010). Đây là dự án có ý nghĩa rất lớn trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh thị trường lao động, việc làm, quan hệ lao động, điều kiện tiêu chuẩn lao động của nước ta. Để góp phần vào việc hoàn thiện Bộ luật Lao động, bài viết đề cập đến sự cần thiết sửa đổi và một số vấn đề quan trọng đặt ra cho việc sửa đổi Bộ luật Lao động.
1. Sự cần thiết phải sửa đổi Bộ luật Lao động hiện hành
Trong hệ thống pháp luật lao động của nước ta, sau Hiến pháp, Bộ luật Lao động giữ vị trí rất quan trọng điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ lao động có tính kinh tế - xã hội sâu rộng, tác động đến toàn bộ xã hội, tất cả các thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp, các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và mọi người lao động. Nội dung của Bộ luật Lao động đã: (i) quy định những vấn đề cốt yếu của lao động và quan hệ lao động như: việc làm, dạy nghề, hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, tiền lương, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động trách nhiệm vật chất, công đoàn, tổ chức thay mặt người sử dụng lao động, tranh chấp lao động và cơ chế giải quyết tranh chấp lao động, đình công; (ii) quy định về điều kiện, tiêu chuẩn lao động như: tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn - vệ sinh lao động; (iii) quy định quyền, lợi ích, vai trò, trách nhiệm của các chủ thể chính trong quan hệ lao động là người lao động và tổ chức thay mặt người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức thay mặt người sử dụng lao động; và (iiii) quy định vai trò, trách nhiệm của bộ máy nhà nước về công tác quản lý nhà nước về lao động.
Sau 14 năm thi hành, Bộ luật Lao động1 đã cơ bản đi vào thực tiễn cuộc sống, phát huy vai trò to lớn trong việc giải phóng sức sản xuất; tạo lập hành lang, chuẩn mực pháp lý cho các chủ thể thiết lập và tiến hành quan hệ lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động; thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Dưới sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn, các quan hệ lao động và quan hệ xã hội khác có liên quan mật thiết ở Việt Nam đã phát triển theo hướng thị trường hơn, linh hoạt hơn và hội nhập hơn: từ quan hệ lao động mà người lao động phụ thuộc trực tiếp vào người sử dụng lao động duy nhất là Nhà nước trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đến quan hệ lao động được xác lập và tiến hành thông qua thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa2.
Tuy nhiên, sau 14 năm thực hiện, Bộ luật Lao động cũng đã bộc lộ những hạn chế bất cập sau:
- Bộ luật Lao động được ban hành cách đây 15 năm, trong thời kỳ nền kinh tế nước ta vừa mới chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - những vấn đề chủ yếu của kinh tế thị trường nói chung, của thị trường lao động và quan hệ lao động nói riêng mới chỉ ở giai đoạn khởi động, chưa bộc lộ và tiến hành theo đúng những quy luật khách quan của nó.
Đến nay, tình hình kinh tế xã hội, các quan hệ lao động và thị trường lao động đã phát triển ở tầm mức mới, thực tiễn thiết lập và vận hành quan hệ lao động, quan hệ xã hội có liên quan ở Việt Nam hiện nay đã, đang nảy sinh những nhu cầu bức thiết3 đòi hỏi hành lang pháp lý về lao động và quan hệ lao động phải có sự điều chỉnh cho phù hợp.
- Bộ luật Lao động đã qua 3 lần sửa đổi bổ sung, nhưng đó cũng chỉ là các lần sửa đổi mang tính chất tình thế, đáp ứng một hay một số yêu cầu thực tế phát sinh mà chưa có điều kiện rà soát, chỉnh sửa nội dung một cách toàn diện và cơ bản để phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực tiễn thiết lập, vận hành quan hệ lao động trong cơ chế kinh tế thị trường. Dù đã qua 3 lần sửa đổi, bổ sung nhưng Bộ luật Lao động vẫn tồn tại nhiều điều khoản chưa thi hành được4 hay tồn tại những quy định chưa cụ thể5, phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành6. Nhưng việc ban hành văn bản hướng dẫn lại thường không kịp thời, và xuất hiện tình trạng quy định ở văn bản hướng dẫn chưa đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán, thậm chí mâu thuẫn với quy định của Bộ luật7. Điều đó làm hạ thấp vai trò, ý nghĩa của Bộ luật, giảm hiệu lực của Bộ luật và gây lúng túng trong thực tiễn áp dụng.
- Hiện tại, một số nội dung của Bộ luật Lao động như dạy nghề, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã được tách ra thành những đạo luật riêng. Do đó, Bộ luật Lao động cần được kết cấu lại để đảm bảo mối tương quan với các luật chuyên ngành vừa mới ban hành để tránh trùng lắp, chồng chéo.
Mặt khác, việc sửa đổi không toàn diện đã làm cho Bộ luật Lao động hiện hành chứa đựng nhiều điều có cùng số thứ tự, các điều chưa được đặt tên... nên đã gây lúng túng cho việc áp dụng.
- Kể từ khi Bộ luật Lao động ban hành (năm 1994) đến nay, đã có rất nhiều đạo luật khác có nội dung liên quan mật thiết với Bộ luật Lao động được ban hành hay sửa đổi (như Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Tố tụng dân sự năm 2004, Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Thương mại năm 2005...), đặc biệt là Luật Công đoàn - luật liên quan trực tiếp tới Bộ luật Lao động - đang trong quá trình sửa đổi. Do đó, Bộ luật Lao động cũng cần được sửa đổi cho phù hợp với các luật khác liên quan.
- Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Bộ luật Lao động cũng cần sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm tương thích với các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)8, pháp luật lao động của các nước trong ASEAN và thông lệ quốc tế về lao động, quan hệ lao động.
2. Một số nội dung quan trọng đặt ra cho việc soạn thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)
2.1. Thỏa ước lao động tập thể ngành và đình công ngành
Trên thế giới, Thỏa ước lao động tập thể ngành được nhiều quốc gia áp dụng vì nó mang lại sự ổn định và phát triển của một ngành nghề sản xuất kinh doanh của quốc gia, bảo đảm quan hệ lao động hài hoà trong doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành; khi thương lượng để ký kết thoả ước ngành mà không thành thì cho phép đình công ngành.
Ở Việt Nam, Bộ luật Lao động hiện hành đã quy định về Thoả ước lao động tập thể ngành (Điều 54), nhưng cho đến nay vẫn chưa ký kết được một bản Thoả ước lao động tập thể ng
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top