tt_gg

New Member

Download Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hành chính miễn phí





Kết quả nghiên cứu về trách nhiệm BTNN trong giải phóng mặt bằng nhằm thu hút đầu tư ở địa phương cho thấy, trong hoạt động thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng đây đó đã có một số biểu hiện vi phạm từ phía Nhà nước gây thiệt hại cho người dân như: quyết định thu hồi đất không căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt; quyết định thu hồi đất trái với quy định pháp luật; không gửi quyết định thu hồi đất đến từng hộ giá đình, cá nhân theo quy định pháp luật; xác định không đúng chủ thể được bồi thường; chi trả tiền bồi thường thiếu cho người được bồi thường; áp dụng đơn giá bồi thường không đúng thời điểm; vi phạm thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không đúng quy định pháp luật; cưỡng chế hành chính thu hồi đất trái quy định của pháp luật v.v. Và nếu loại bỏ nhóm hành vi vi phạm này ra khỏi phạm vi BTNN sẽ gây rất nhiều bất lợi cho người dân, đồng thời, những vi phạm kể trên sẽ khó được phát hiện và khắc phục



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật đã quy định: “tuỳ theo tính chất và mức độ của văn bản trái pháp luật, cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật… phải chịu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự hay trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật” (Điều 8).
Như vậy, trong lĩnh vực hành chính, pháp luật hiện hành đã quy định về trách nhiệm BTNN đối với những thiệt hại của cá nhân, tổ chức do cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước gây ra trong hoạt động của mình, bất kể là hoạt động nào, từ việc ban hành văn bản QPPL đến các hoạt động khác thuộc trách nhiệm của Nhà nước.
Tuy nhiên, các quy định này còn nhiều bất cập và thiếu tính khả thi, cụ thể:
Thứ nhất, pháp luật hiện hành đang coi trách nhiệm BTNN thuần tuý là một nội dung của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong BLDS, do đó, chưa xác định được tính đặc thù của trách nhiệm BTNN. Nghị định số 47/CP là văn bản pháp luật duy nhất hiện nay hướng dẫn việc thực hiện BTNN trong lĩnh vực hành chính, song không quy định cụ thể về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường và khẳng định “nguyên tắc xác định thiệt hại, mức bồi thường và mức hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại và việc miễn, giảm, hoãn hoàn trả bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của BLDS”.
Có thể thấy, về nguyên tắc, trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, kể cả một bên chủ thể là công dân hay tổ chức và bên kia là Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, quan hệ giữa Nhà nước và công dân không hoàn toàn giống như quan hệ giữa các chủ thể khác. Nhà nước là chủ thể mang quyền lực đặc biệt, bằng quyền lực, ý chí của mình, Nhà nước có khả năng chi phối mọi cá nhân và tổ chức khác trong xã hội. Do đó, vi phạm từ phía Nhà nước có thể tác động tiêu cực tới nhiều chủ thể khác nhau trong thời gian dài và phạm vi tương đối rộng.
Như vậy, việc coi trách nhiệm BTNN thuần tuý là nội dung của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, không xác định được tính đặc thù và thiếu các quy định cụ thể, chặt chẽ, về cơ bản gây bất lợi cho người bị thiệt hại. Hầu hết các trường hợp, người bị thiệt hại không biết được cụ thể, chính xác ai là người đã gây thiệt hại cho mình, nhất là trường hợp thiệt hại xảy ra là hậu quả của việc thực hiện không kịp thời, không đầy đủ, không đúng trách nhiệm quản lý (chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện luật, pháp lệnh…; việc ra chính sách hay văn bản quy phạm pháp luật trái với văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên; hay việc gây thiệt hại do lỗi của nhiều cán bộ, công chức của các cơ quan khác nhau thực hiện, như: thiệt hại xảy ra do vi phạm các quy định pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục… trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm thu hút đầu tư. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, không cơ quan nào chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.
Thứ hai, thủ tục giải quyết bồi thường, bồi hoàn còn quá rườm rà, phức tạp, chưa bảo đảm tính khách quan. Nghị định số 47/CP quy định việc thành lập Hội đồng để giải quyết bồi thường, nhưng Chủ tịch Hội đồng bồi thường lại là thay mặt lãnh đạo của cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Hội đồng giải quyết yêu cầu bồi thường trên cơ sở đơn yêu cầu của người bị thiệt hại (không bắt buộc người bị thiệt hại có mặt để giải trình) và giải trình của người gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, Hội đồng bồi thường không quyết định được việc giải quyết bồi thường mà chỉ có quyền kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường về việc bồi thường. Trách nhiệm tôn trọng, thực hiện kiến nghị của Hội đồng không được quy định đối với Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Mặt khác, khi yêu cầu bồi thường, người yêu cầu bồi thường có trách nhiệm chứng minh các yêu cầu của mình bằng cách xuất trình các tài liệu chứng minh về các thiệt hại mà mình phải gánh chịu, trường hợp không chứng minh được, ngay cả khi giấy tờ, tài liệu đã bị mất do bị cơ quan nhà nước tịch thu, tiêu huỷ hay làm thất lạc, thì thiệt hại cũng không được bồi thường. Như vậy, phần bất lợi, bị động bao giờ cũng thuộc về người bị thiệt hại, đặc biệt trong trường hợp người gây ra thiệt hại lại là thủ trưởng cơ quan thực hiện bồi thường.
Thứ ba, các quy định về trách nhiệm BTNN còn tản mạn, nhiều văn bản ở tầm hiệu lực thấp, chưa tương xứng với tính chất, đặc điểm của trách nhiệm BTNN cũng như chưa tương thích với pháp luật quốc tế, do đó, chưa xác lập được cơ chế bồi thường có hiệu quả cho người bị thiệt hại, tính khả thi còn thấp. Trên thực tế, rất ít cơ quan, tổ chức phải đứng ra bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, cần thấy rằng, sự bất cập, hạn chế của thể chế không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn tới tình trạng pháp luật về BTNN trong lĩnh vực hành chính chưa đi vào cuộc sống, mà còn có các nguyên nhân khác, đó là:
- Chúng ta chưa có truyền thống về pháp quyền dân chủ. Theo quan niệm truyền thống, Nhà nước luôn luôn đúng và có quyền áp đặt, chi phối các chủ thể khác dẫn tới tình trạng tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trong quan hệ đối với công dân;
- Bên cạnh sự bất cập, hạn chế của pháp luật về BTNN, chúng ta còn thiếu các quy định pháp luật đồng bộ, minh bạch về kỷ luật hành chính, kỷ luật công vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng như trách nhiệm, thẩm quyền của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ;
- Sự yếu kém kéo dài, chậm được khắc phục của nền hành chính; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu;
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm BTNN chưa được chú trọng, do đó, trách nhiệm BTNN mặc dù đã được pháp luật quy định, song hầu như vẫn còn xa lạ không chỉ với người dân mà ngay cả đối với cán bộ, công chức.
Vì vậy, xây dựng Luật BTNN cần khắc phục được những bất cập, yếu kém này để Luật BTNN có tính khả thi chứ không chỉ là “vật trang trí“ trong hành trang hội nhập.
2. Những kiến nghị về quy định của Dự thảo
2.1. Phạm vi trách nhiệm BTNN trong lĩnh vực hành chính
Cơ quan soạn thảo cho rằng: “trong điều kiện hiện nay, để bảo đảm tính khả thi của Luật này thì phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cần được xác định phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội; khả năng của ngân sách nhà nước; năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước“ (Tờ trình số 161/TTr-CP ngày 13/10/2008 của Chính phủ trình Quốc hội Dự án Luật BTNN). Theo đó, việc BTNN trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thu hẹp trong 11 trường hợp được quy định tại Điều 16 của ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Phân tích tình thực hiện chi phí kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn máy tính Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Thanh Luận văn Kinh tế 0
I [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Xây dựng phân hệ thông tin tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Hưng Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Phân tích thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Minh T Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Đánh giá rủi ro kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Báo cáo Thực tập tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tài chính và Kiểm toán Việt Nam (ACVIETNAM) Luận văn Kinh tế 0
I [Free] Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ Điện Quang Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Giải pháp tích hợp các hệ thống quản lý: chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội theo ti Luận văn Kinh tế 0
W [Free] Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty trách nhiệm hữu hạn V Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top