Shiri_Huang

New Member

Download Những nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho Luật đất đai năm 2003 miễn phí





. Pháp luật đất đai hiện hành vẫn chưa tạo được sự bình đẳng về quyền giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài như quy tắc của sân chơi WTO. Tổ chức kinh tế trong nước được Nhà nước giao đất có thời hạn nộp tiền sử dụng đất hay được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm (trường hợp thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở thì tổ chức kinh tế trong nước được sử dụng đất vô thời hạn; trường hợp thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để cho thuê thì tổ chức kinh tế trong nước được lựa chọn hình thức hay giao đất nộp tiền sử dụng đất hay cho thuê đất có thời hạn nộp tiền thuê đất hàng năm). Tổ chức kinh tế trong nước được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Cần sửa đổi, bổ sung gì cho Luật đất đai năm 2003?
Mở đầu
Luật Đất đai đầu tiên của Việt Nam được ban hành vào năm 1987. Thực chất của Luật này là luật hóa chính sách Nhà nước giao đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định và xây dựng nền móng đầu tiên của hệ thống địa chính Việt Nam. Chính sách đất đai vẫn tiếp tục được vận hành trên nguyên tắc Nhà nước bao cấp về đất đai, đất đai không có giá, không được giao dịch trên thị trường, việc chuyển quyền sử dụng đất đều phải có quyết định hành chính của cơ quan nhà nước.
Luật Đất đai lần thứ hai được Quốc hội thông qua vào năm 1993, trong đó nội dung đổi mới quan trọng nhất bao gồm: đất đai có giá và giá đất do Nhà nước quy định; hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có 5 quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp đối với đất đai. Do tư duy của nhà quản lý mong muốn giá đất thấp để thuận lợi cho đầu tư phát triển nên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường quy định giá đất rất thấp, chỉ bằng 10%-30% giá đất chuyển nhượng trên thị trường (chuyển nhượng theo tài sản gắn liền với đất). Theo Luật Đất đai năm 1993, việc chuyển đổi đất đai để thực hiện các dự án đầu tư vẫn được tiếp tục áp dụng chỉ một cơ chế chuyển đổi đất đai bắt buộc, tức là Nhà nước ban hành quyết định hành chính để thu hồi đất của người đang sử dụng đất và giao đất cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư, nhà đầu tư nộp tiền sử dụng đất hay tiền thuê đất cho Nhà nước và trả tiền bồi thường đối với đất bị thu hồi, tiền tái định cư cho người bị thu hồi đất ở theo giá đất do Nhà nước quy định.
Trong hai năm đầu thi hành Luật Đất đai năm 1993, các nhà đầu tư có một hình thức sử dụng đất là thuê đất của nhà nước có thời hạn theo thời hạn của dự án đầu tư. Đến năm 1996, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trong đó tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để xây dựng kinh doanh nhà ở và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp để bán hay cho thuê mặt bằng sản xuất gắn với hạ tầng chung.
Từ sau năm 1996, ủy ban nhân dân các tỉnh đã nhận thấy rõ vai trò của các dự án đầu tư phát triển kinh tế, coi đó là cách thức duy nhất để tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, các địa phương đã tìm mọi biện pháp để ưu đãi đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư về địa phương mình, trong đó ưu đãi về đất đai là biện pháp thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Năm 1998, Quốc hội thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, trong đó tập trung chủ yếu về mở rộng quyền cho các nhà đầu tư dự án, nhưng không thay đổi về cơ chế chuyển đổi đất đai bắt buộc. Các nhà đầu tư trong nước được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong ba trường hợp: một là thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở; hai là thực hiện dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp để bán hay cho thuê mặt bằng sản xuất gắn với hạ tầng chung; ba là thực hiện dự án sử dụng quỹ đất để xây dựng hạ tầng, hay còn gọi là dự án “đổi đất lấy hạ tầng”. Hơn nữa, các nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở và dự án “đổi đất lấy hạ tầng” còn được sử dụng đất lâu dài, tức là không có thời hạn như đất ở của hộ gia đình, cá nhân. Thực ra, đây là một sự đổi mới hơi “quá đà”, vì đầu tư thực hiện dự án gì cũng đều phải có thời hạn. ở nhiều nước tư bản phát triển, người ta công nhận sở hữu tư nhân về đất ở cũng có thời hạn, không được vô hạn.
Luật Đất đai năm 2003 đã tạo được sự đổi mới khá toàn diện của hệ thống pháp luật đất đai Việt Nam. Thứ nhất, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được cụ thể hóa, có các quy định chi tiết về quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai trên nguyên tắc quyền sử dụng đất do Nhà nước giao có thu tiền được coi như tài sản của người sử dụng đất. Thứ hai, có quy định cụ thể về việc giải quyết các tồn tại lịch sử về đất đai, trong đó khẳng định việc Nhà nước sẽ trả lại đất mà Nhà nước đã mượn của dân trong thời gian trước đây. Thứ ba, giá đất do Nhà nước quy định phải phù hợp với giá đất trên thị trường trong điều kiện bình thường, tức là hệ thống tài chính đất đai mới được xác lập trên nguyên tắc “một giá đất”. Thứ tư, các tổ chức kinh tế có tài sản là quyền sử dụng đất được phép thực hiện các giao dịch về đất đai trên thị trường. Thứ năm, tạo sự bình đẳng hơn về quyền và nghĩa vụ đối với đất đai giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Thứ sáu, cơ chế chuyển đổi đất đai bắt buộc theo quy định của pháp luật đất đai trước đó được hạn chế lại, chỉ áp dụng cho các trường hợp sử dụng đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và một số dự án đầu tư phát triển kinh tế quan trọng (như đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu dân cư đô thị và nông thôn, các dự án có vốn đầu tư thuộc nhóm lớn nhất), các trường hợp khác phải thực hiện cơ chế chuyển đổi đất đai tự nguyện trên cơ sở nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay thuê đất hay nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất với người đang sử dụng đất. Thứ bảy, có quy định cụ thể về việc tính bồi thường về đất, điều kiện nơi tái định cư đối với các trường hợp được áp dụng cơ chế chuyển đổi đất đai bắt buộc. Thứ tám, thiết lập một hệ thống trình tự, thủ tục hành chính đối với đăng ký đất đai trên nguyên tắc cụ thể, đơn giản, ít chi phí, công khai, minh bạch. Thứ chín, tăng cường vai trò giám sát của dân đối với quản lý và sử dụng đất đai. Thứ mười, hoàn chỉnh cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của dân về đất đai trên nguyên tắc nâng cao trách nhiệm của các cấp địa phương và chủ yếu chuyển sang hệ thống tòa án giải quyết.
Những yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung đối với Luật Đất đai năm 2003
Đến nay, Luật Đất đai năm 2003 đã triển khai được 5 năm. Không có luật nào có thể đúng với mọi thời gian, nhất là Luật Đất đai khi đất đai luôn biến động theo nhu cầu sử dụng cho phát triển bền vững. Trong thời gian qua, các nhà quản lý cũng thấy sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung; các nhà đầu tư cũng đề xuất phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung; những người bị thiệt hại từ cơ chế nhà nước thu hồi đất cũng có bức xúc về một số nội dung. Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung có thể có nhiều, nhưng những nội dung cơ bản được tổng kết lại dưới đây.
1. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của nước ta chưa phù hợp với lý luận khoa học, trên thực tế chưa đủ sức để đi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Nội dung, nhiệm vụ, đặc điểm, những hướng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Những nội dung đã thực tập tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Gia Lâm- Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Phân tích nội dung qui luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược l Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Những nội dung cơ bản về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Tài liệu chưa phân loại 2
H [Free] Tiểu luận Nội dung cơ bản của pháp luật quốc tịch hiện hành – Những điểm kế thừa và phát triể Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân tích những nội dung cơ bản của luật quốc tịch năm 2008 Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Tiểu luận Những nội dung cơ bản của Luật quốc tịch năm 2008 Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Những nội dung cơ bản của pháp luật về dịch vụ logictics ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Tiểu luận Nội dung và ý nghĩa nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những tiến hành tố tụng và ngườ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top