lop05kt

New Member

Download Thời hạn khiếu nại trong hoạt động thương mại: Pháp luật, thực tiễn tài phán và các quan điểm miễn phí





Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định khiếu nại về chất lượng hàng hóa (hệ thống thiết bị lạnh) của bị đơn đã quá thời gian luật định là sáu tháng, tính từ ngày đưa thiết bị vào hoạt động, nên không xem xét. Trong khi đó, tòa giám đốc thẩm xét thấy bị đơn đã khiếu nại trong thời hạn luật định (ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành theo thỏa thuận là 12 tháng kể từ ngày nghiệm thu bàn giao) nên việc tòa án sơ thẩm và phúc thẩm “không xem xét và giải quyết tranh chấp về chất lượng máy theo yêu cầu của bị đơn là không đúng quy định của pháp luật, tước của bị đơn quyền được yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình – đây là quyền cơ bản được quy định tại Điều 4 BLTTDS”; và đã quyết định hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ày giao hàng. Với quy định về thời hạn khiếu nại như vậy, Luật này đã buộc bên bị vi phạm phải tiến hành khiếu nại trong thời hạn khiếu nại, nếu không sẽ bị mất quyền khởi kiện, cho dù thời hiệu khởi kiện chưa kết thúc (11). Như vậy, thông qua quy định về thời hạn khiếu nại, LTM 1997 vẫn giữ nguyên mục tiêu đặc thù của pháp luật thương mại là buộc các bên tranh chấp phát sinh phải sớm thực hiện việc giải quyết tranh chấp của họ, để các tranh chấp đó không tiếp tục gây trở ngại đến các quan hệ thương mại khác.
4. Trọng tài, tòa án Việt Nam cũng đã từng phán quyết về thời hạn khiếu nại theo quy định tại Điều 241 LTM 1997. Tiêu biểu là ba phán quyết sau đây:
4.1. Trong vụ kiện “Tranh chấp trong hợp đồng mua bán thiết bị”, ngày 17/01/2003 nguyên đơn là người bán Nhật Bản đã khởi kiện bị đơn là người mua Việt Nam trước Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC), theo đó, nguyên đơn yêu cầu Trọng tài buộc bị đơn thanh toán tiền mua một lô hàng thiết bị theo hợp đồng mua bán ký ngày 05/6/2002 với số tiền là 5.107.193 Yên Nhật (12). Thời hạn thanh toán theo hợp đồng là 60 ngày sau khi bị đơn nhận được B /L. Do đó, nguyên đơn cho rằng, thời hạn cuối cùng mà bị đơn phải thanh toán tiền hàng là ngày 06/10/2002. Tuy nhiên, bị đơn đã không thanh toán, mà khiếu nại nguyên đơn đòi trả lại hàng. Nguyên đơn không chấp nhận khiếu nại, nên bị đơn đã khởi kiện nguyên đơn trước trọng tài vào ngày 31/12/2002 yêu cầu được trả lại hàng.
Trong vụ kiện theo đơn khởi kiện của nguyên đơn ngày 17/01/2003, bị đơn đã yêu cầu trọng tài bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn với lập luận: Nguyên đơn đã không khiếu nại trong thời hạn quy định của LTM 1997, cụ thể thời hạn khiếu nại đã kết thúc trước khi nguyên đơn khởi kiện là 11 ngày. Do vậy, căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 241 Luật này, nguyên đơn đã mất quyền khởi kiện.
Ngược lại, nguyên đơn cho rằng, tại thời điểm trọng tài nhận đơn kiện của bị đơn ngày 31/12/2002, “đồng hồ” tính thời hạn khiếu nại đối với các bên trong vụ tranh chấp này sẽ dừng lại, điều này cũng đồng nghĩa với việc phía nguyên đơn không còn bị chi phối bởi thời hạn khiếu nại và không bị mất quyền khởi kiện như Điều 241 LTM 1997 quy định. Mặt khác, nguyên đơn còn cho rằng, nguyên đơn có quyền yêu cầu bị đơn thanh toán trong bất kỳ thời gian nào mà không cần thiết phải trải qua giai đoạn khiếu nại. Thời hạn khiếu nại 3 tháng kể từ khi bên vi phạm nghĩa vụ đối với các hành vi thương mại khác quy định tại điểm c khoản 2 Điều 241 LTM 1997 không bao gồm nghĩa vụ thanh toán, bởi vì nghĩa vụ thanh toán không phải là một trong các hành vi thương mại đươc quy định tại Điều 45 LTM 1997. Mặc dù vậy, nguyên đơn khẳng định là đã thực hiện khiếu nại yêu cầu bị đơn thanh toán thông qua bản fax gửi bị đơn vào ngày 19/11/2002.
Tuy nhiên, trong vụ kiện này, nguyên đơn đã không chứng minh được đã gửi bị đơn bản fax khiếu nại việc thanh toán vào ngày 19/11/2002 hay bị đơn đã nhận được bản fax như vậy. Mặt khác, nguyên đơn cũng đã không khiếu nại yêu cầu bị đơn thanh toán trong thời hạn khiếu nại 3 tháng kể từ ngày bị đơn phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 241 LTM 1997 (13). Bởi vậy, trọng tài đã bác đơn kiện của nguyên đơn do bị đơn đã mất quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 241 LTM 1997.
Như vậy, vấn đề then chốt trong vụ kiện này là việc nguyên đơn có thực hiện quyền khiếu nại trong thời hạn luật định (do không có thỏa thuận khác của các bên về thời hạn khiếu nại) hay không? Và trọng tài đã phán quyết bác đơn kiện của nguyên đơn do nguyên đơn không chứng minh được đã thực hiện quyền khiếu nại trong thời hạn luật định và vì vậy đã mất quyền khởi kiện trước khi khởi kiện, mặc dù thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
4.2. Trong vụ án “Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa” được phán quyết bởi Bản án sơ thẩm số 245/2005/KDTM-ST ngày 29/8/2005 của TAND TP. Hồ Chí Minh và Bản án phúc thẩm số 91/2005/KDTM-PT ngày 29/11/2005 của TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh; được xét lại bởi Quyết định giám đốc thẩm số 07/2007/KDTM-GĐT ngày 07/8/2007 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, vấn đề thời hạn khiếu nại cũng có một vai trò quan trọng trong quyết định giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm và sơ thẩm (14).
Trong vụ án này, bên cạnh lý do nội dung dẫn đến quyết định hủy bản án phúc thẩm và sơ thẩm, Hội đồng thẩm phán TANCTC còn viện dẫn “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” của các tòa án này. Theo đó, lẽ ra tòa án cấp sơ thẩm phải trả lại đơn kiện cho đương sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 168 BLTTDS, nhưng lại thụ lý vụ án và quyết định chấp nhận yêu cầu thanh toán tiền hàng của nguyên đơn. Trong khi đó trong hồ sơ vụ án không có tài liệu nào thể hiện kể từ ngày lập hóa đơn bán hàng cuối cùng là ngày 29/11/2001, theo đó, bị đơn phải thanh toán tiền hàng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập hóa đơn, đến khi khởi kiện (05/5/2005) nguyên đơn đã có khiếu nại hay đòi hỏi bị đơn thanh toán. Như vậy, nguyên đơn đã mất quyền khởi kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 241 và khoản 1 Điều 241 LTM 1997 từ ngày 01/4/2002; đồng thời thời hiệu khởi kiện của vụ án cũng đã hết.
4.3. Trong vụ án “Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa” được phán quyết bởi Bản án sơ thẩm số 94/KTST ngày 10/5/2005 của TAND TP. Hồ Chí Minh và Bản án phúc thẩm số 86/2005/KTPT ngày 14/11/2005 của Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh và được xét lại bởi Quyết định giám đốc thẩm số 07/2006/KDTM-GĐT ngày 06/7/2006, vấn đề khiếu nại cũng đóng một vai trò then chốt đối với cả ba tòa án này.
Tuy nhiên, trong vụ án này, vấn đề thời hạn khiếu nại lại được xem xét từ góc độ của bị đơn. Vấn đề được tòa án các cấp xem xét là liệu bị đơn có khiếu nại về chất lượng hàng hóa được bán trong thời hạn khiếu nại hay không?
Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định khiếu nại về chất lượng hàng hóa (hệ thống thiết bị lạnh) của bị đơn đã quá thời gian luật định là sáu tháng, tính từ ngày đưa thiết bị vào hoạt động, nên không xem xét. Trong khi đó, tòa giám đốc thẩm xét thấy bị đơn đã khiếu nại trong thời hạn luật định (ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành theo thỏa thuận là 12 tháng kể từ ngày nghiệm thu bàn giao) nên việc tòa án sơ thẩm và phúc thẩm “không xem xét và giải quyết tranh chấp về chất lượng máy theo yêu cầu của bị đơn là không đúng quy định của pháp luật, tước của bị đơn quyền được yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình – đây là quyền cơ bản được quy định tại Điều 4 BLTTDS”; và đã quyết định hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm.
5. Từ các phán quyết của trọng tài và tòa án trên đây, có thể rút ra mấy nhận định như sau:
Thứ nhất, vai trò của thời hạn khiếu nại trong quan hệ hợp đồng thương mại đã được nhận biết, tuy nhiên, không chỉ nhiều chủ thể tham gia quan h...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C [Free] Mô hình lựa chọn kỳ hạn tính lợi suất và thời kỳ ước lượng khi ước lượng rủi ro - Ứng dụng tr Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Vận dụng phương pháp dãy số thời gian và dự đoán thống kê ngắn hạn để phân tích và dự đoán dâ Luận văn Kinh tế 0
N ThunderSoft Flash Gallery Creator 1.8.3 (download free có thời hạn , nhanh tay ko thì hết hạn) Thủ thuật tin học 0
O [Free] Tiểu luận Phân tích và bình luận các loại (thời hạn) của hợp đồng lao động và giải quyết tình Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Tiểu luận Một số vấn đề lý luận về mua bán nhà ở trong trường hợp sở hữu có thời hạn Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Tiểu luận Phân tích và bình luận các loại ( thời hạn) của hợp đồng lao động Tài liệu chưa phân loại 0
M Mediafire : chính thức giới hạn thời gian lưu trữ file với free ac InterNet 29
C cho e hỏi tạo tài khoản mediafile free thì đc lưu bao nhiêu GB, và thời hạn lưu file là bao lâu. InterNet 6
R [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất nhà Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Vận dụng dãy số thời gian để phân tích lượng thép bán ra của công ty thép SIMCO trong giai đo Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top