Download Tìm hiểu sửa đổi quy trình, thủ tục tiến hành kỳ họp Quốc hội miễn phí





Đã nhiều khoá Quốc hội, nhất là từ khoá IX lại đây, ủy viên UBTVQH kiêm nhiệm luôn Chủ tịch Hội đồng Dân tộc hay Chủ nhiệm ủy ban (gọi chung là Chủ nhiệm ủy ban). Theo quy trình bầu cử, thì Quốc hội bầu ủy viên UBTVQH trước, sau đó mới bầu Chủ nhiệm ủy ban. Như vậy, có thể xảy ra trường hợp một nhân sự nào đó trúng cử ủy viên UBTVQH nhưng đến khi bầu Chủ nhiệm lại không trúng cử. Ngược lại, giả sử một ứng cử viên tự ứng cử và trúng cử Chủ nhiệm một ủy ban nào đó thì có phải bầu bổ sung ngay người này vào UBTVQH không? (riêng chức danh Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật khoá X có hai ứng cử viên, một người do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu, một người tự ứng cử). Như vậy, khi bầu các Chủ nhiệm ủy ban, nếu có đại biểu được giới thiệu thêm hay tự ứng cử và được Quốc hội chấp thuận để bầu và đại biểu đó trúng cử thì có phải bầu bổ sung đại biểu đó vào UBTVQH không? Một vấn đề khác nữa được đặt ra là chức danh Chủ nhiệm ủy ban có nhất thiết phải do ủy viên UBTVQH kiêm nhiệm không? Luật không quy định việc này vì đây là hai chức danh khác nhau trong bộ máy nhà nước, có danh xưng và có mức lương khác nhau. Theo chế độ tiền lương năm 1993 thì ủy viên UBTVQH có hệ số lương là 8,4 (cao hơn hệ số lương của Bộ trưởng), còn Chủ nhiệm các ủy ban có hệ số lương là 8,2 (bằng hệ số lương của Bộ trưởng). Theo chế độ tiền lương năm 2004 thì ủy viên UBTVQH có hai bậc lương, bậc 1 có hệ số là 9, 8 và bậc 2 có hệ số là 10,4 (cả 2 bậc đều cao hơn hệ số lương của Bộ trưởng). Còn Chủ nhiệm ủy ban cũng có 2 bậc, bậc 1 có hệ số là 9, 7 và bậc 2 có hệ số là 10,3 (cả 2 bậc đều bằng 2 bậc tương ứng của Bộ trưởng). Hai chức danh (ủy viên UBTVQH và Chủ nhiệm ủy ban) có vị trí độc lập tương đối, có nhiệm vụ riêng được Luật tổ chức Quốc hội quy định cụ thể, rõ ràng. UBTVQH có 11 nhiệm vụ (Điều 7 Luật tổ chức Quốc hội) mà các ủy viên UBTVQH cùng tập thể thường vụ có trách nhiệm thực hiện; còn Chủ tịch Hội đồng Dân tộc có 6 nhiệm vụ (khoản 2, Điều 24) và Chủ nhiệm các ủy ban có 5 nhiệm vụ (khoản 2, Điều 25). Trước đây, do khối lượng công việc chưa nhiều, Quốc hội cho kiêm nhiệm; nay khối lượng công việc quá lớn thì cần cân nhắc có nhất thiết cứ phải kiêm nhiệm không. Ngoài ra, cũng lưu ý là việc kiêm nhiệm cũng chưa được pháp luật hiện hành quy định.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Sửa đổi quy trình, thủ tục tiến hành kỳ họp Quốc hội
Hiện có bốn văn bản chính quy định về quy trình, thủ tục tiến hành Kỳ họp Quốc hội (nói cách khác là việc tiến hành các công việc của Quốc hội tại kỳ họp). Đó là Hiến pháp; Luật tổ chức Quốc hội; Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội; Nội quy kỳ họp Quốc hội. Trong đó, Nội quy kỳ họp Quốc hội là văn bản quy định cụ thể, chi tiết, đầy đủ nhất về quy trình, thủ tục tiến hành kỳ họp. Ngoài ra, còn có một số quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội…Trên cơ sở các quy định về quy trình, thủ tục tiến hành kỳ họp Quốc hội của các văn bản này và qua hoạt động thực tiễn trong những năm qua, bài viết phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện một số quy trình, thủ tục quan trọng nhất tại kỳ họp Quốc hội, đó là: việc quyết định tổ chức bộ máy, nhân sự cấp cao của Nhà nước, thông qua dự án luật và hoạt động chất vấn.
1. Quy trình, thủ tục quyết định tổ chức bộ máy nhà nước, bầu và phê chuẩn các chức danh cấp cao trong bộ máy nhà nước.
Đây là công việc chủ yếu của kỳ họp thứ nhất mỗi khoá Quốc hội. Theo pháp luật hiện hành, Quốc hội lần lượt bầu, quyết định, phê chuẩn các chức danh và bộ máy như sau:
- Bầu Chủ tịch, các phó Chủ tịch, các ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH);
- Bầu Chủ tịch nước;
- Bầu Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bầu Chủ tịch, các phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Dân tộc; bầu Chủ nhiệm, các phó Chủ nhiệm và các ủy viên ủy ban của Quốc hội;
- Quyết định việc thành lập các Bộ, cơ quan ngang Bộ; phê chuẩn việc bổ nhiệm các phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
- Phê chuẩn Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Quốc phòng.
Việc bầu, quyết định, phê chuẩn các chức danh và bộ máy được tiến hành theo quy trình luật định. Dưới đây là ba trong sáu cuộc nói trên.
1.1 Bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên UBTVQH
Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên UBTVQH theo thủ tục, quy trình sau:
- UBTVQH khoá trước trình Quốc hội xem xét quyết định số phó Chủ tịch Quốc hội, số ủy viên UBTVQH.
 - Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn ĐBQH. UBTVQH khoá trước báo cáo với Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn.
 - Quốc hội thảo luận và quyết định số Phó Chủ tịch, số ủy viên UBTVQH.
- Quốc hội tiến hành bầu:
+ UBTVQH khoá trước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các phó Chủ tịch và các ủy viên UBTVQH trong số các đại biểu Quốc hội.
Ngoài danh sách trên, nếu đại biểu Quốc hội còn giới thiệu thêm hay tự ứng cử thì UBTVQH khoá trước trình Quốc hội quyết định.
+ Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn. UBTVQH khoá trước báo cáo kết quả thảo luận. Quốc hội thảo luận tại hội trường, thông qua danh sách để bầu các chức danh trên.
+ Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
Quốc hội tiến hành bầu bằng cách bỏ phiếu kín. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.
+ Chủ tịch Quốc hội khoá mới thay mặt UBTVQH phát biểu nhậm chức.
1.2 Quốc hội bầu Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các ủy viên Hội đồng dân tộc; bầu Chủ nhiệm, các Phó chủ nhiệm và ủy viên của mỗi ủy ban của Quốc hội; số thành viên của Đoàn thư ký kỳ họp.
Quốc hội tiến hành bầu các chức danh nêu trên theo thủ tục, quy trình sau:
- Chủ tịch Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định số Phó chủ tịch, số lượng các ủy viên Hội đồng Dân tộc; số phó Chủ nhiệm và ủy viên ủy ban của Quốc hội và số thành viên Đoàn thư ký kỳ họp.
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn. Chủ tịch Quốc hội báo cáo trước Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn.
- Quốc hội thảo luận, quyết định số lượng ứng cử viên cho các chức danh cấp phó và số lượng ủy viên ủy ban, ủy viên Hội đồng Dân tộc và Đoàn thư ký.
- Quốc hội tiến hành bầu:
+ Chủ tịch Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu các chức danh và Trưởng Đoàn thư ký.
Ngoài danh sách do Chủ tịch giới thiệu, nếu đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hay tự ứng cử thì UBTVQH trình Quốc hội quyết định.
+ Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn. Chủ tịch Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận trước Quốc hội. Quốc hội thảo luận tại hội trường, thông qua danh sách để Quốc hội bầu các chức danh nói trên.
+ Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
+ Quốc hội tiến hành bầu bằng cách bỏ phiếu kín. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.
Như vậy là cả hai quy trình bầu cử trên đây đều có hai công đoạn. Công đoạn một là xác định số lượng các chức danh có từ hai người trở lên; công đoạn hai là hoàn chỉnh số lượng, nhân sự cụ thể và bầu.
1.3 Quốc hội quyết định số Phó Thủ tướng, việc thành lập các Bộ, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ.
Quốc hội tiến hành công việc này theo thủ tục, quy trình sau:
- Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội các nội dung trên. Đại diện ủy ban Pháp luật trình bày báo cáo thẩm tra. Hội đồng Dân tộc và các ủy ban khác có thể có báo cáo thêm.
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn. UBTVQH báo cáo kết quả thảo luận trước Quốc hội.
- Thủ tướng Chính phủ báo cáo với Quốc hội về việc tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.
- Quốc hội thảo luận, quyết định số lượng phó Thủ tướng; thông qua nghị quyết về việc thành lập các Bộ, các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ.
- Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ:
+ Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ theo danh sách đề cử chức vụ từng người.
+ Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn. UBTVQH báo cáo kết quả thảo luận trước Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ báo cáo với Quốc hội về việc tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.
+ Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
+ Quốc hội tiến hành phê chuẩn bằng cách bỏ phiếu kín. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.
+ Quốc hội thảo luận, thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ để gửi đến Chủ tịch nước bổ nhiệm.
+ Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ phát biểu nhậm chức.
Quy trình này khác với hai quy trình trên là Quốc hội phải ra nghị quyết về việc thành lập các cơ quan Chính phủ rồi mới phê chuẩn nhân sự. Các chức danh sau khi được Quốc hội phê chuẩn thì chưa có hiệu lực ngay, mà phải có sự bổ nhiệm của Chủ tịch nước.
Một số vấn đề cần được xem xét để sửa đổi cho hợp lý hơn
- Về các quy trình bầu cử nhân sự cấp cao của các cơ quan Quốc hội:
Đã nhiều khoá Quốc hội, nhất là từ khoá IX lại đây, ủy viên UBTVQH kiêm nhiệm luôn Chủ tịch Hội đồng Dân tộc hay Chủ nhiệm
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top