quangloc1953

New Member

Download Cơ sở pháp lý và ý nghĩa của quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn miễn phí





Theo khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: “Trong trường hợp vợ có thai hay đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”, quy định này đã có sự rõ ràng hơn so với Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
Xét từ câu chữ của điều luật thì, thứ nhất, chúng ta có thể hiểu rằng điều luật không được áp dụng trong trường hợp người xin ly hôn là người vợ. Tuy nhiên bởi vì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn, có vẻ như việc ly hôn do cả vợ và chồng cùng yêu cầu cũng không thể được Tòa án thụ lý chừng nào người vợ còn đang mang thai hay đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi. Tương tự thì Tòa án cũng rất khó có thể tiếp nhận đơn yêu cầu của người chồng có chữ ký chấp nhận của người vợ trong hoàn cảnh đó. Nhưng trái lại, có thể đơn vẫn được tiếp nhận nếu người đứng đơn là người vợ và đơn được nộp với sự chấp nhận của người chồng. Điều này trong hai bộ luật cũ được nói một cách cụ thể hơn: “Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ”, tuy nhiên việc nói cụ thể như thế này dường như là không cần thiết, vì thế trong Luật hôn nhân và gia đình 2000, các nhà làm luật đã cắt đi phần này. Trong trường hợp này, nếu người vợ đang mang thai hay đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, xét thấy mâu thuẫn giữa vợ chồng là rất sâu sắc, tình cảm yêu thương đã hết, nếu duy trì quan hệ hôn nhân sẽ không có lợi cho sức khỏe của mình, của thai nhi hay của con mới sinh thì người vợ có thể gửi đơn yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục chung.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân. Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường, là mặt trái của hôn nhân nhưng lại là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự không thể hàn gắn. Trong trường hợp đó, ly hôn là một việc cần thiết cho cả vợ - chồng và cho xã hội; vì nó giải quyết cho tất cả mọi người: vợ, chồng, các con cũng như các thành viên khác của gia đình có thể thoát khỏi xung đột, mâu thuẫn bế tắc trong cuộc sống chung. Thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ, đảm bảo quyền tự do hôn nhân bao gồm quyền tự do kết hôn của nam, nữ và quyền tự do ly hôn của vợ chồng. Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, quyền yêu cầu ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật là quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của vợ, chồng; chỉ có vợ, chồng hay cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn.
Tuy nhiên, Nhà nước bảo hộ hôn nhân, bảo đảm quyền tự do ly hôn của vợ chồng không có nghĩa là giải quyết ly hôn tùy tiện, theo ý chí, nguyện vọng của vợ chồng muốn sao làm vậy, mà bằng pháp luật, Nhà nước kiểm soát việc giải quyết ly hôn, và trong một số trường hợp cần thiết Nhà nước còn hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của công dân – cụ thể là người chồng. Bởi vì, trong quan hệ hôn nhân, không phải chỉ có lợi ích riêng tư của vợ, chồng mà còn có lợi ích của những thành viên khác trong gia đình như con cái…
Chính vì vậy, trong bài tập nhóm tháng 2 này, nhóm chúng em đã nghiên cứu về đề tài: “Cơ sở pháp lý và ý nghĩa của quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn” nhằm hiểu rõ hơn về việc kiểm soát này của Nhà nước.
Cơ sở pháp lý của việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.
Một số khái niệm liên quan.
Theo khoản 8 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hay quyết định theo yêu cầu của vợ hay chồng hay cả hai vợ chồng”. Ðây là biện pháp cuối cùng mà luật cho phép thực hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng hoảng mà không thể được khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác. Nguyên nhân của sự khủng hoảng khá đa dạng: bất đồng ý kiến kéo dài, đối nghịch về quan niệm sống, thần tượng sụp đổ, ngoại tình... Nhưng tất cả các trường hợp ly hôn đều có chung một đặc điểm: vợ hay chồng hay cả hai không muốn tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân và muốn được tự do.
Trong đó Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định:
“1. Vợ, chồng hay cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.
2. Trong trường hợp vợ có thai hay đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.”
Như vậy, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn là quyền của vợ, chồng hay của cả hai vợ chồng. Quyền này gắn liền với nhân thân của vợ, chồng và không thể chuyển giao. Luật hôn nhân gia đình của Nhà nước không đặt ra các điều kiện ngăn cấm quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng. Tuy nhiên xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ có thai, của con sơ sinh, cũng là bảo vệ lợi ích nói chung của xã hội mà khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân gia đình quy định “Trong trường hợp vợ có thai hay đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”; khoa học pháp lý gọi đây là trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng.
Điều này xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em đã được nhắc đến trong khoản 6 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ”. cần hiểu rằng, trong quan hệ vợ chồng, việc sinh đẻ không phải đơn thuần là việc riêng của người vợ, đó là việc chung, là trách nhiệm chung của cả hai vợ chồng. Mặt khác, sinh đẻ là chức năng xã hội của gia đình. Vì vậy, phải thấy được trách nhiệm chung đó để giải quyết vấn đề ly hôn cho thật hợp tình, hợp lý, bảo đảm quyền lợi của phụ nữ và của con cái, bảo vệ lợi ích của gia đình và xã hội.
Quy định pháp luật trong các thời kì trước về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.
Trên thực tế thì trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn không phải xuất hiện lần đầu tiên trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, mà trước đó trong hệ thống pháp luật dân sự và hôn nhân, gia đình ở nước ta dưới chế độ cũ (trước năm 1945 và trước năm 1975 ở miền Nam). Ví dụ như trong Bộ dân luật giản yếu (1883) áp dụng ở Nam Kỳ quy định: “Vợ chồng không được thuận tình ly hôn nếu: quan hệ vợ chồng xác lập chưa được 2 năm hay đã quá 20 năm; người chồng dưới 25 tuổi; người vợ dưới 21 tuổi hay đã quá 45 tuổi. Ngoài ta những người thân thuộc có quyền ưng thuận giá thú cũng cần ưng thuận sự ly hôn này”. Điều 121 Bộ dân luật Bắc kỳ (1931) và Điều 120 Bộ dân luật Trung kỳ (1936) quy định: “Sau 2 năm giá thú thì vợ - chồng mới có thể xin thuận tình ly hôn”. Trong Điều 170 Bộ dân luật năm 1972 dưới thời chế độ Ngụy quyền thì lại quy định: “Vợ chồng có thể xin thuận tình ly hôn nếu hôn thú được lập trên hai năm và không quá 20 năm”. Như vậy các quy định về giải quyết hôn nhân trong chế độ cũ đều dựa vào căn cứ như thời gian kết hôn, độ tuổi của vợ hay chồng mà không dựa trên tình trạng thực tế của quan hệ hôn nhân. Các quy định này không thể hiện được tư tưởng tiến bộ trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
Trên thực tế chỉ từ Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đến nay thì các quy định về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn mới thể hiện được ý nghĩa tiến bộ của nó là bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
Cụ thể là trong Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959: “Trong trường hợp người vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh đẻ được một năm. Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ”; và Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986: “Trong trường hợp vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm. Điều hạn chế này không áp dụng đối với việc xin ly hôn của người vợ”.
Như vậy, trong hai bộ luật, tuy các nhà làm luật có sử dụng một số câu chữ đôi chút thay đổi, nhưng nhìn chung tinh thần của hai điều luật là như nhau, không khác nhau là mấy. Tuy nhiên, trong quy định của hai bộ luật cũ này, có những điểm không rõ ràng của điều luật dẫn đến những cách hiểu khác nhau khi vận dụng. Ví dụ: trường hợp người vợ sau khi sinh con mà đứa con không may bị chết sớm (đứa con bị chết trước khi đủ 12 tháng tuổi) thì người chồng vẫn bị hạn chế quyền xin ly hôn…
Vì thế trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có sự thay đổi trong quy định này.
Quy định pháp luật hiện nay về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.
Theo khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 th
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N [Free] Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới Đồng Văn tỉnh Hà Nam Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Cơ sở lý luận về vai trò kinh tế và quản lý kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 2
E [Free] Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ quản lý cơ sở ngành xây d Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đến năm Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Cơ sở lý luận về sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông nghiệp trong quá trình công nghiệp h Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư bản, Cơ sở lý luận, thục trạng. Môn đại cương 0
N [Free] Phân tích hoạt động của phòng Đào tạo cơ sở 2 và chuyên viên phòng Đào tạo. Tài liệu chưa phân loại 0
F [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản vào phát triển cơ sở h Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Cơ sở pháp lý của hoạt động Kế toán và Kiểm toán ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng tại các Khu Công Nghiệp trên địa bàn Hà Nội hiện Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top