Download Vấn đề Tư pháp hình sự và yêu cầu tăng cường kiểm sát hoạt động tư pháp hình sự miễn phí





Quyền lực nhà nước dù được tổ chức theo nguyên tắc nào, phân công hay phân quyền, đều luôn phải chịu sự giám sát chặt chẽ và toàn diện, nhằm bảo đảm không xảy ra sự lạm quyền.
Quyền lực là hiện tượng khách quan trong quan hệ xã hội và nó có xu hướng dễ bị lạm dụng. Vì vậy, cùng với sự thừa nhận quyền lực nhà nước thì phải thiết lập sự giám sát đối với quyền lực nhà nước. Giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước là vấn đề có tính tất yếu khách quan. ở đâu có quyền lực nhà nước thì ở đó cần có giám sát (4). Hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước (quyền tư pháp), do vậy, hoạt động này cũng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ chế khác nhau (trong đó có cơ chế tự kiểm tra từ bên trong của mỗi hệ thống và cơ chế giám sát từ bên ngoài hệ thống).
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Tư pháp hình sự và yêu cầu tăng cường kiểm sát hoạt động tư pháp hình sự
TS Trần Ngọc Tuệ – Bộ Quốc phòng
1. Quan niệm về hoạt động tư pháp hình sự
Cho đến nay, trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn đời sống chính trị – pháp luật ở Việt Nam về cơ bản đã đạt được sự thống nhất chung khi quan niệm hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động thực hiện quyền tư pháp. Tuy nhiên, khi quan niệm về phạm vi quyền tư pháp và hoạt động tư pháp hình sự, chủ thể tiến hành hoạt động tư pháp hình sự, lại đang tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Khái quát lại có 4 loại ý kiến sau đây:
Loại ý kiến thứ nhất quan niệm về quyền tư pháp theo nghĩa hẹp. Những người ủng hộ ý kiến này lập luận rằng quyền tư pháp là lĩnh vực quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật. Do vậy, chủ thể thực hiện quyền tư pháp chỉ là Tòa án và hoạt động tư pháp hình sự chỉ là hoạt động xét xử.
Loại ý kiến thứ hai quan niệm về quyền tư pháp và hoạt động tư pháp hình sự theo một nghĩa rộng rãi nhất. Những người ủng hộ ý kiến này cho rằng, tư pháp là xét xử. Để giải quyết các tranh chấp pháp luật, các vi phạm pháp luật thì ngoài Tòa án là cơ quan được giao chức năng thay mặt Nhà nước ra phán quyết, còn có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức khác. Các cơ quan, tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho phán quyết của Tòa án được chính xác, khách quan. Vì vậy, việc thực hiện quyền tư pháp, tức là quyền thay mặt Nhà nước phán quyết về xung đột pháp lý, vi phạm pháp luật là của Tòa án, nhưng để đi đến phán quyết đó lại không chỉ là nhiệm vụ của riêng Tòa án. Do vậy, hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia vào việc giải quyết vụ án hình sự. Hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động của các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan thi hành án, các cơ quan được giao thực hiện một số nhiệm vụ tố tụng, các cơ quan bổ trợ tư pháp (giám định tư pháp, công chứng tư pháp, luật sư).
Loại ý kiến thứ ba cho rằng, hoạt động tư pháp hình sự là hình thức thực hiện những thẩm quyền tương ứng do luật định của hệ thống Tòa án mà thông qua đó, các chức năng của nhánh quyền lực thứ ba trong Nhà nước pháp quyền biến thành hiện thực. Có bốn hình thức hoạt động tư pháp hình sự tương ứng với bốn chức năng của quyền tư pháp. Hình thức hoạt động tư pháp thứ nhất là thực hiện thẩm quyền giải thích các quy phạm pháp luật (mà trước hết là giải thích Hiến pháp). Hình thức hoạt động tư pháp thứ hai là thực hiện thẩm quyền xét xử bằng hoạt động tố tụng tư pháp (tài phán). Hình thức hoạt động tư pháp thứ ba là thực hiện thẩm quyền giám sát của Tòa án đối với tính hợp pháp và có căn cứ của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước có tính chất tố tụng, tức là thực hiện sự kiểm tra của Tòa án trong việc áp dụng các chế tài về tố tụng hình sự và hình sự của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Hình thức hoạt động tư pháp thứ tư là thực hiện thẩm quyền xác nhận chính thức các sự kiện (hành vi) có ý nghĩa pháp lý trong các lĩnh vực của đời sống xã hội hay hạn chế quyền chủ thể tương ứng của các công dân trong quá trình giải quyết các mối quan hệ xã hội.
Loại ý kiến thứ tư cho rằng, hoạt động tư pháp hình sự là tập hợp những việc làm cụ thể do cơ quan tư pháp thực hiện trong tố tụng hình sự liên quan trực tiếp đến việc giải quyết các vụ án và hướng tới mục đích giải quyết các vụ án một cách đúng đắn, khách quan. Do vậy, hoạt động tư pháp hình sự bao gồm hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, hoạt động công tố của Viện kiểm sát, hoạt động xét xử của Tòa án và hoạt động thi hành án của cơ quan thi hành án.
Chúng tui cho rằng, mỗi loại ý kiến nêu trên đều chứa đựng những nội dung hợp lý khi quan niệm về phạm vi quyền tư pháp và hoạt động tư pháp hình sự, chủ thể tiến hành hoạt động tư pháp hình sự. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự thời gian qua, có thể thấy loại ý kiến thứ tư có nhiều yếu tố hợp lý hơn cả. Vấn đề mấu chốt được thừa nhận chung về hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động gắn với việc giải quyết vụ án hình sự. Hoạt động tư pháp hình sự là một dạng hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước (ở đây là quyền tư pháp), do vậy, hoạt động tư pháp hình sự phải được thực hiện bởi những cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng tư pháp. Xét xử là khâu trung tâm của hoạt động tư pháp. Kết quả của hoạt động xét xử là việc Tòa án ra bản án kết luận về bản chất pháp lý của vụ việc và các biện pháp chế tài áp dụng. Tuy nhiên, Tòa án cũng không thể tự mình làm phát sinh chức năng tố tụng của Tòa án – chức năng xét xử. Để chức năng xét xử vận hành được và các thủ tục tố tụng tư pháp tại Tòa án được tiến hành thì phải có các hoạt động tố tụng tư pháp được tiến hành trước đó, ví dụ hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, hoạt động truy tố của Viện kiểm sát… Hoạt động của các cơ quan công chứng, giám định, bào chữa trong quá trình giải quyết vụ án không thuộc phạm vi của hoạt động tư pháp hình sự mà thực chất chỉ là hoạt động bổ trợ cho hoạt động tư pháp, góp phần giúp cho việc giải quyết vụ án hình sự được đúng đắn, khách quan.
Trên cơ sở những phân tích nêu trên có thể thấy hoạt động tư pháp hình sự có một số đặc điểm sau:
- Hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động thực hiện quyền tư pháp. Do vậy, hoạt động tư pháp hình sự mang tính quyền lực nhà nước.
- Hoạt động tư pháp hình sự phải được thực hiện bởi các cơ quan tư pháp, là những việc làm cụ thể của các cơ quan tư pháp gắn với quá trình giải quyết các vụ án hình sự.
- Hoạt động tư pháp hình sự phải tuân thủ các nguyên tắc đặc thù và quy trình, thủ tục tố tụng chặt chẽ quy định trong các văn bản pháp luật về tố tụng hình sự.
- Hoạt động tư pháp hình sự phải hướng đến mục tiêu giải quyết vụ án chính xác, khách quan, bảo vệ công lý, công bằng xã hội.
Tham khảo kinh nghiệm các nước cho thấy, mỗi quốc gia cũng có cũng quan niệm không giống nhau về quyền tư pháp, hoạt động tư pháp và chủ thể thực thi quyền tư pháp. Sự khác nhau này được lý giải từ sự khác nhau về bản chất, mục đích, đặc điểm quyền lực nhà nước ở mỗi quốc gia, sự khác nhau của các yếu tố lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi nước… Theo quy định tại khoản 1 Điều III của Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ thì “Quyền lực tư pháp của Hoa Kỳ sẽ được trao cho Tòa án nhân dân tối cao và những Tòa án cấp dưới mà Quốc hội có thể thiết lập trong một số trường hợp”. Điều 76 của Hiến...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Luận văn Kinh tế 0
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Các vấn đề về phương pháp luận trong phân tích và thiết kế hệ thống tông tin quản lý Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Một số vấn đề về công tác tổ chức và quản lý tiền lương ở Công ty Sông Đà 11 Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng Cô Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Vấn đề xuất khẩu của Hà Nội trong thời kỳ đổi mới - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Một số vấn đề cơ bản về lý thuyết hệ thống và quản lý hệ thống kinh tế Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số vấn đề về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top