nhi04x3d

New Member

Download Vấn đề người bị hại trong tố tụng hình sự miễn phí





Như đã biết, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người bị hại, đó có thể là những thiệt hại vô cùng lớn mà người bị hại phải gánh chịu, vì vậy Nhà nước cần có biện pháp cụ thể để bảo vệ người bị hại, khôi phục lại trạng thái ban đầu hay kịp thời khắc phục thiệt hại do tội phạm gây ra đối với họ. Bên cạnh đó, người bị hại là người biết được các tình tiết của vụ án nên họ cũng phải có nghĩa vụ công dân trong việc giúp các cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Do vậy, khi tham gia tố tụng, người bị hại có một số quyền và phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định.
Hiện nay, quyền và nghĩa vụ của người bị hại được quy định tại Điều 51 BLTTHS. Theo quan sát của chúng tôi, pháp luật TTHS về quyền và lợi ích của người bị hại qua quá trình tồn tại và phát triển ngày càng được bổ sung, sửa đổi đầy đủ và hoàn thiện hơn. Chẳng hạn phạm vi kháng cáo của người bị hại không chỉ giới hạn trong phạm vi tăng nặng hình phạt mà còn cho phép người bị hại kháng cáo theo hướng giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo; hay chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật TTHS năm 1988 và chế định này ngày càng được mở rộng Nội dung các quyền và nghĩa vụ của người bị hại về cơ bản là phù hợp và được các cơ quan có thẩm quyền nghiêm chỉnh chấp hành, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Tuy nhiên qua quá trình áp dụng cũng đã bộc lộ một số bất cập trong các quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

uyết định công nhận là người bị hại”. Còn khoản 1 Điều 43 Bộ luật TTHS của Tiệp khắc trước đây quy định: “Người bị hại là người bị tội phạm gây thiệt hại về sức khỏe hay tài sản, tinh thần hay những thiệt hại khác”. Bộ luật TTHS Rumani cũng có quy định tương tự. Điều đó cho thấy pháp luật các nước có sự thống nhất trong định nghĩa người bị hại: Người bị hại là con người cụ thể; thiệt hại gây ra đó là tinh thần, thể chất, tài sản hay những thiệt hại khác; những thiệt hại đó do tội phạm gây ra. Tuy nhiên những quy định trên chưa làm rõ những vấn đề quan trọng như: thiệt hại do tội phạm gây ra có bao hàm những thiệt hại gián tiếp? Thiệt hại đó có mối liên hệ nhân quả với hành vi phạm tội? Thiệt hại đó có phải do bất kỳ tội phạm nào gây ra? Và có xem là người bị hại không trong trường hợp hành vi phạm tội chưa gây thiệt hại gì cho người đó? Về vấn đề này có ý kiến cho rằng: trong trường hợp phạm tội chưa đạt, tức là chưa gây thiệt hại gì thì không thể công nhận một cá nhân, tổ chức là người bị hại.[2] Trong khi đó ý kiến khác lại cho rằng không chỉ khi tội phạm đã hoàn thành, mà cả trong trường hợp phạm tội chưa đạt, khi chưa gây ra thiệt hại gì do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của kẻ phạm tội, người có nguy cơ bị xâm hại cũng được gọi là người bị hại.[3]
Về vấn đề này chúng tui cho rằng cần căn cứ vào các loại cấu thành tội phạm cũng như tính chất của sự thiệt hại để xác định người bị hại. Trong khoa học luật hình sự, tội phạm có hai loại cấu thành cơ bản, đó là tội phạm có cấu thành vật chất và tội phạm có cấu thành hình thức.
Đối với các loại tội phạm có cấu thành vật chất bắt buộc phải có hậu quả xảy ra và hậu quả đó thường là thiệt hại về thể chất và vật chất. Trong trường hợp này sự thiệt hại gây ra cho người bị hại phải là những thiệt hại cụ thể, thiệt hại đó phải có tính hiện tại và xác định; sự thiệt hại không thể không cụ thể, chưa xác định, hay có tính chất mơ hồ, chưa hay sắp xảy ra. Sự thiệt hại đó phải là thiệt hại trực tiếp do chính tội phạm gây ra, thiệt hại đó phải có mối liên hệ nhân quả với hành vi phạm tội. Điều cơ bản khi xác định thiệt hại của người bị hại đó là sự thiệt hại do một tội phạm được Luật hình sự quy định, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của người bị thiệt hại, các quyền đó được pháp luật bảo vệ. Đồng thời, sự thiệt hại mà người bị hại phải gánh chịu không phải có nguồn gốc từ hành vi không phù hợp pháp luật của người bị thiệt hại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không chấp nhận quan điểm cho rằng thiệt hại do tội phạm gây ra cũng có thể là thiệt hại gián tiếp, thiệt hại đó có thể không có mối liên hệ nhân quả với hành vi phạm tội.
Đối với các tội có cấu thành hình thức thì thiệt hại gây ra cho người bị hại thường là thiệt hại về tinh thần, vì vậy thiệt hại đó có thể không cụ thể, khó có thể định lượng được. Vì vậy chúng tui đồng tình với ý kiến cho rằng không chỉ trong trường hợp tội phạm đã hoàn thành, mà cả trong trường hợp phạm tội chưa đạt, khi chưa gây ra thiệt hại gì do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của kẻ phạm tội, người có nguy cơ bị xâm hại cũng được gọi là người bị hại, người bị hại phải được coi là bất kỳ người nào khi mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ là khách thể của tội phạm cho dù tội phạm đó chưa hoàn thành do những nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn của họ.
Để hiểu rõ hơn khái niệm người bị hại, cần phân biệt với một số khái niệm đồng nghĩa hay giáp ranh như: người bị hại với nạn nhân, người bị hại với đối tượng tác động của tội phạm. Theo chúng tui đây là những khái niệm gần nhau nhưng không đồng nhất với nhau.
Thứ nhất: Nạn nhân có phải là người bị hại không? Trả lời câu hỏi này có quan điểm cho rằng người bị hại chính là nạn nhân của tội phạm. Theo chúng tui điều đó đúng nhưng chưa đủ. Nội dung khái niệm người bị hại có nội hàm hẹp hơn so với khái niệm nạn nhân của tội phạm. Như đã biết, hành vi phạm tội luôn gây ra hay đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Để gây ra những thiệt hại cho những quan hệ này, hành vi phạm tội đã tác động gây thiệt hại cho một số cá nhân, tổ chức. Trong khi đó “Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại, gây ra những thiệt hại về thể chất, về tinh thần, tài sản hay các quyền, lợi ích hợp pháp khác”.[4] Như vậy, nạn nhân của tội phạm ngoài cá nhân còn có thể là tổ chức, pháp nhân; thiệt hại của nạn nhân không chỉ về thể chất, về tinh thần, về tài sản mà còn có thể bao hàm những thiệt hại về các quyền và các lợi ích hợp pháp khác, thiệt hại đó có thể bao gồm cả những thiệt hại gián tiếp; hơn nữa nạn nhân chỉ khi tham gia quan hệ pháp luật TTHS mới được xem là người bị hại.
Thứ hai: Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận khách thể của tội phạm bị hành vi phạm tội tác động đến, gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại. Đối tượng tác động của tội phạm không chỉ là con người mà còn bao gồm các đối tượng vật chất khác và các hoạt động bình thường của chủ thể. Trong khi đó con người – nạn nhân bị tội phạm xâm phạm về thể chất, tinh thần và các quyền tự do dân chủ, họ chính là một trong số các đối tượng tác động của tội phạm. Như vậy có thể khẳng định rằng khái niệm người bị hại, nạn nhân, đối tượng tác động của tội phạm mặc dù có những điểm tương đồng, chồng lấn… nhưng về bản chất, đặc trưng của chúng là hoàn toàn khác nhau.
Vấn đề cần được đặt ra để luận bàn đó là: Trong trường hợp tổ chức hay pháp nhân bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại thì họ có phải là người bị hại không? Vấn đề này theo quan sát của chúng tui đã được đưa ra tranh luận ở các diễn đàn khác nhau và đã có nhiều ý kiến khác nhau khi đề cập đến vấn đề này. Khái quát lại có hai loại ý kiến sau đây:
- Loại ý kiến thứ nhất cho rằng người bị hại chỉ có thể là thể nhân, một con người cụ thể; tổ chức hay pháp nhân không thể là người bị hại. Bởi lẽ khái niệm “người” ở đây là đề cập đến con người cụ thể. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần… do hành vi phạm tội gây ra, mà thể chất và tinh thần thì chỉ có và gắn liền với con người, một thể nhân cụ thể, thiệt hại này không thể xảy ra đối với pháp nhân hay tổ chức. Đi xa hơn, ý kiến này còn cho rằng thiệt hại do tội phạm gây ra có thể gây ra những mất mát, đau đớn về tinh thần, thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cho người thân của người bị hại nhưng cũng không thể xem người thân đó là người bị hại. Tham khảo quy định trong Bộ luật TTHS của các quốc gia như đã viện dẫn trên cho thấy các quốc gia này đều quan niệm người bị hại trong vụ án hình sự ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Luận văn Kinh tế 0
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Các vấn đề về phương pháp luận trong phân tích và thiết kế hệ thống tông tin quản lý Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Một số vấn đề về công tác tổ chức và quản lý tiền lương ở Công ty Sông Đà 11 Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng Cô Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Vấn đề xuất khẩu của Hà Nội trong thời kỳ đổi mới - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Một số vấn đề cơ bản về lý thuyết hệ thống và quản lý hệ thống kinh tế Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số vấn đề về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top